VŨ THƯ HIÊN - Viên ngọc quý báu giữa đời

12 Tháng Chín 202212:30 CH(Xem: 2176)
VŨ THƯ HIÊN - Viên ngọc quý báu giữa đời
Tôi là kẻ sống dai. Cho nên những gì tôi viết về bè bạn thuần là những kỷ niệm về họ, phần nhiều là những người đã khuất. Tôi viết trước hết là để cho mình, như một lời nhắc. Rằng trong sự hình thành cái thằng tôi hôm nay, người nào cũng có phần trong đó.

Nhớ đến Nguyên Ngọc là tôi nhớ đến mấy truyện ngắn Chị Nèn, Mùa Xuân Hoa Trắng. Không phải Đất Nước Đứng Lên. Không phải Rừng Xà Nu.

Tinh chất của ngôn ngữ Việt không nằm trong những tác phẩm dính dấp với chính trị. Các nhà phê bình thì lại hay xoáy vào cái thứ vô duyên ấy để đánh giá tác phẩm. Sai lầm của họ là ở chỗ này. Tôi nghĩ thế và tin mình nghĩ không sai.

Lập trường chính trị ở nhà văn có cuộc sống ngắn ngủi của loài vờ. Vào một ngày mưa xuống nắng lên những con vờ vỡ tổ. Chúng áo ào bay loạn xạ trong không trung để rồi đột ngột khép cánh lại, rơi xuống chết tốt. Xác chúng lềnh bềnh trên mặt sông.

Lập trường là cái nay đúng, mai sai. Tốt nhất là tránh xa nó ra để giữ lấy cái trong trẻo của trái tim người.

Nhớ đến Nguyên Ngọc là tôi nhớ đến văn tà mùa xuân của anh: “Cỏ non nhọn và sắc, tưởng chừng những chú nai tơ lạc vào đấy chân cũng rớm máu”. Tôi không nhớ đúng chữ, nhưng ý thì không sai.

Ngôn ngữ là hồn cốt của tác phẩm. Văn chỉ có đẹp và không đẹp, hay và không hay. Văn của Nguyên Ngọc có cả hai: đẹp và hay.

Tôi không nhớ mình đánh bạn với Nguyên Ngọc khi nào. Hình như cùng một thời với Nguyễn Khải thì phải. Chúng tôi chơi với nhau như người cùng trà lứa, do hợp tính hợp tình, chứ không do một tiêu chí nào đó, văn chương hay vị trí xã hội. Hai người kia khi ấy đã là hai trái núi. Bên cạnh họ, tôi là con chuột.
Trong một đêm nằm chung phòng trong khách sạn Leningrad ở Moskva, Nguyên Ngọc nói về Đất Nước Đứng Lên:

- Nó là một tableau. Không có văn chương. Đọc làm gì.

Ý anh nói cuốn ấy chỉ là phác thảo một cảnh tượng.

- Thế thì viết làm gì – tôi nói.

Nguyên Ngọc nín lặng.

Thời chúng tôi còn trẻ, cái anh có để mà khoe, nói cách khác là cái anh cần phải trưng ra để được sống yên là lập trường chính trị của anh. Nó bị đặt dưới kính lúp của những người cầm cân nảy mực toàn xã hội. Sự lựa chọn chỉ có một – hoặc anh theo họ, hoặc anh bị tống ra rìa.

Thế mà, đùng một cái, như sấm giữa trời quang, Nguyên Ngọc tuyên bố bỏ cái đảng mà anh gắn bó gần như cả đời. Nhiều người ngơ ngác. Tôi thì không.
Với Nguyên Ngọc mà tôi biết điều đó ắt phải xảy ra, không trước thì sau. Tôi chỉ nghĩ: nó xảy ra khí chậm.

Trong cái xã hội chia hai: đảng và không đảng, có đảng là sang, là oai, ngoài đảng là hèn, là kém, sự bỏ đảng, cái tài sản tinh thần mà người có nó khư khư ôm chặt, đòi hỏi một dũng khí. Dũng khí ấy vốn có ở Nguyên Ngọc, nó chỉ tiềm ẩn, chưa đến lúc bùng phát mà thôi.

Trên đường đời nhiều ngả rẽ đi lạc là chuyện thường. Nó xảy ra với bất kỳ ai. Lạc thì quay lại, có thế thôi. Nguyên Ngọc lạc vào đảng cộng sản. Biết mình lạc, anh đi ra.

Tôi không bao giờ vào cái đảng ấy. Không phải vì tôi ghét các thứ chủ nghĩa. Trong sự yêu ghét tôi không chọn bên. Ai yêu cứ việc yêu. Ai ghét cứ việc ghét. Nhưng khi đảng cộng sản xưng hùng xưng bá cai trị đất nước, thì tôi ghét nó.

Trong mọi câu nói của Lê Duẩn, tín đồ nhiệt huyết của bạo lực, bạo lực cách mạng cũng như bạo lực không cần cách mạng, có một câu tôi thích: “Chân lý chỉ là hiện tượng lịch sử, nay nó đúng, mai nó sai”.

Tôi không phải thần tử của thuyết cái quan định luận. Chẳng cần phải đóng nắp áo quan ta mới có thể nói lời cuối về một người. Ta hoàn toàn có thể nhận định về họ khi họ còn sống. Họ có thể đúng, có thể sai. Họ có lúc đúng, có lúc sai. Ai chả thế. Ta không phải và không nên vội nhận vai trò phán xét.

Tôi có đọc một vài bài báo mạng phê phán Nguyên Ngọc. Lập luận xác đáng, không cãi được. Đáng tiếc là người ta chỉ nói về lập trường chính trị, về thái độ của Nguyên Ngọc với việc này việc khác. Nhưng đó không phải là Nguyên Ngọc. Trong Nguyên Ngọc có vài Nguyên Ngọc. Ở chỗ này chỗ khác, khi này khi khác.

Nhìn bức ảnh chót của Nguyên Ngọc bắt gặp trên mạng xã hội, tôi buồn. Tôi không thấy trong bức ảnh ấy Nguyên Ngọc mà tôi từng biết.

Tuổi già chẳng tha ai. Chúng tôi, bạn cùng thế hệ với Nguyên Ngọc, đều đã già. Người xưa nói về tuổi chín mươi là tuổi cưỡi hạc về trời. Một hình ảnh thật đẹp. Nhưng chẳng ai cưỡi cái của khỉ gì khi rời bỏ trần thế. Chúng tôi chẳng còn sức để tự mình bò vào quan tài nữa kìa.

Tôi nhớ cuộc gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi ở một gian nào đó trong ngôi nhà quen thuộc của Văn nghệ Quân đội ở đường Lý Nam Đế. Sau cuộc gặp gỡ ấy tôi không gặp Nguyên Ngọc lần nào nữa.

Hôm ấy chúng tôi trò chuyện lan man về đủ thứ - về văn chương, về những tác giả đáng đọc, ở trong nước, ở ngoài nước. Chẳng hiểu sao mọi chuyện linh tinh lang tang ấy rốt cuộc lại dẫn tới một đề tài hết sức bất ngờ - trạng thái cận tử.

Nguyên Ngọc dường như có nghiên cứu về hiện tượng này – bằng đọc sách hoặc nghe kể.

- Khi linh hồn rời bỏ thể xác, ông ạ - anh nói bằng giọng khẳng định - nó sẽ trở thành nhẹ bỗng khi bay vào một đường ống khổng lồ trong tiếng nhạc êm dịu để rồi thoát ra một vùng đất tuyệt đep, nơi mọi màu sắc đều tươi sáng – trời rất xanh, mây rất trắng, và những bông hoa đều ánh lên sắc màu tinh khiết.

Tên cúng cơm của Nguyên Ngọc là Nguyễn Ngọc Báu. Các cụ khéo thật. Nguyên Ngọc đúng là một vật báu mà các cụ tặng cho quê hương Việt Nam.

Mừng Nguyên Ngọc bước vào tuổi chín mươi.

Cầu Trời cho anh có sức khoẻ dẻo dai để luôn có mặt bên chúng ta. Viết thêm nữa cũng được. Không viết cũng chẳng sao.

Miễn vẫn có thể nghe được giọng láu táu quen thuộc của anh:

- Tin nhảm ấy mà. Mình đang chuẩn bị cho một chuyến thăm lại Tây Nguyên đây.

Kèm theo là một tràng cười giòn giã. Như của một đứa trẻ.

Thế là vui rồi.

Thế là đủ vui rồi.

Velbert (Germany) 9.2022
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 20236:25 CH(Xem: 1191)
Cái phép tìm về lịch sử dân tộc bằng đầu lưỡi, ai bảo nó không thấm thía bằng những phép khác?
22 Tháng Tám 20232:38 CH(Xem: 1298)
xin cô hãy quay về với những kênh rạch nhiều tôm cá, những cánh đồng lúa chín vàng tươi, những chòm xóm rộn ràng tiếng nói cười của dì Tư, má Năm…
15 Tháng Tám 20235:25 CH(Xem: 1217)
Có lần bàn đến những đề tài về cá tính miền Nam, Sơn Nam “khẳng định” (chữ của Sơn Nam): “Không có ‘người Việt miền Nam’ mà chỉ có người Việt Nam.”
05 Tháng Tám 20236:14 CH(Xem: 1490)
Trong Việt ngữ, chúng ta dùng nhiều chữ không phải là thừa; vì mỗi chữ chỉ thị một văn loại khác nhau, có chút đặc điểm riêng.
02 Tháng Tám 20239:46 SA(Xem: 1247)
Báo chí miền Nam viết nhiều, nói nhiều về Dương Nghiễm Mậu và đều dành cho ông những tình cảm đặc biệt và một vị trí xứng đáng trong dòng văn học miền Nam trong giai đoạn từ năm 1954
31 Tháng Bảy 20238:06 SA(Xem: 1662)
Tuy đến với thi ca sớm, nhưng Tô Thùy Yên viết không nhiều.
12 Tháng Bảy 20234:20 CH(Xem: 1385)
Trước 1975 Lê Vĩnh Ngọc là họa sĩ vẽ bìa và minh họa cho tuần báo Tuổi Ngọc,
04 Tháng Bảy 20239:17 SA(Xem: 1593)
Những năm gần đây, tôi ít thấy thơ lục bát xuất hiện trên báo chí hoặc các trang mạng văn chương.
27 Tháng Sáu 20231:18 CH(Xem: 5170)
Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên
27 Tháng Sáu 20239:14 SA(Xem: 5165)
Nếu bị đày ra một hoang đảo và chỉ được phép đem theo một tập thơ duy nhất để đọc trong lúc nhàn rỗi
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8838)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17103)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19042)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9212)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7932)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8858)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19830)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18082)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24546)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,