DẠ THẢO PHƯƠNG - Lê Công Thành và tôi

05 Tháng Hai 20254:13 CH(Xem: 1051)
DẠ THẢO PHƯƠNG - Lê Công Thành và tôi
"Đ.Ị.T M.Ẹ TƯỢNG ĐÀI!"

Để hiểu ngọn nguồn câu chửi này xin mời các bạn đọc bài dưới đây của Nhà thơ Dạ Thảo Phương.

"LÊ CÔNG THÀNH VÀ TÔI

Cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi với tư cách nhà báo chính thức của báo Lao Động là với Lê Công Thành, một “đại thụ” của điêu khắc Việt Nam. Đây là cuộc phỏng vấn “kỳ lạ” nhất trong đời làm báo của tôi.

Khi đó, sếp trực tiếp của tôi- nhà văn Trần Trung Chính, trưởng ban Lao động Cuối tuần- giao tôi làm một chuyên đề về tượng đài Việt Nam trong quy hoạch đô thị. Đây là chuyên mục quan trọng, có số trang lớn nhất của tờ Lao Động Cuối Tuần.

Anh Chính cho tôi số điện thoại của nhà điêu khắc Lê Công Thành, và nói: “Ông này “vĩ đại” đấy, nhưng dị nhân đấy, rất khó gặp. Em cố hỏi càng nhiều càng tốt, làm bài phỏng vấn lớn cho chuyên đề, và có thể để dành viết thêm bài vở sau này”.

Tôi gọi điện, thầm nghĩ các phương án thuyết phục nếu bị từ chối gặp.

Chuông vừa reo đã được nhấc máy, người ở đầu dây kia chính là Lê Công Thành, thật kỳ lạ, cứ như thể ông đang chờ điện thoại của tôi vậy.

Tôi tự giới thiệu, ông nói luôn:

- Mời cô đến nhà tôi. Địa chỉ của tôi ở…. Cô đến lúc nào cũng được.

Tôi báo cáo sếp đã hẹn được phỏng vấn rất dễ dàng, anh nhướn mày, dường như ngạc nhiên trước may mắn của tôi.
***

HỌ HÀNG GÌ!

Tôi bấm chuông, một người phụ nữ ra mở cửa, nói Lê Công Thành đang đợi tôi. Ông ngồi bên chiếc bàn nước giản dị trong phòng khách, dáng điệu chỉnh tề, thư thái. Ông mặc một bộ quần áo trắng, kiểu cách Đông phương, trông cốt cách thanh nhã như một tiên lão ở ẩn. Dáng người gầy gò nhưng rắn rỏi, ánh mắt im lặng, sự im lặng dữ dội.

Tôi hơi phân vân nên chào ông bằng gì. Ông sinh năm 1932 (có tài liệu ghi năm 1931). Tôi gọi bằng “ông” cũng được, nhưng đi làm việc mà xưng “ông”- “cháu” với hoạ sĩ thì cũng kỳ cục. Tôi quyết định chào ông bằng bác.

- Cháu chào bác ạ. Cháu là Dạ Thảo Phương, ở báo Lao Động…

Lê Công Thành thủng thẳng:

- Chào cô. Cô chào lại đi.

Bất ngờ đến lịm người, tôi hơi luống cuống.

- Dạ,… cháu chào… cháu chào ông ạ.

- Ông cháu gì! Mời cô chào lại.

Tôi nghĩ nhanh. “Ông”, “bác” đều “hỏng” rồi. “Anh” chắc chắn là không. Có lẽ chỉ còn “chú”.

Lê Công Thành như đọc được suy nghĩ của tôi:

- Tôi với cô họ hàng gì mà “anh”- “em”, “ông”/ “bác”/ “chú”- “cháu”?! Cô là nhà báo, mà sai ngay từ khâu xưng hô, vậy làm việc sao được.

- Dạ, cách xưng hô này là theo văn hoá giao tiếp thông thường của Việt Nam, chỉ là dùng bây giờ, khi trò chuyện ngoài đời. Còn khi viết bài đăng báo, cháu luôn gọi nhân vật mình phỏng vấn là “ông” hoặc “anh”, tự xưng “tôi” ạ.

- Lại “cháu”! Tôi có họ hàng gì với cô đâu. Cô xưng hô lại, còn nếu cô không biết xưng hô thế nào cho đúng thì chúng ta không làm việc được.

- Vâng, thưa ông, tôi hiểu rồi.

Ông có vẻ hài lòng, rót trà mời tôi, chậm rãi, trang trọng.

Tôi xin phép ghi âm.

Ông đồng ý.
***

TƯỢNG ĐÀI

- Thưa ông, như tôi đã trao đổi với ông qua điện thoại, báo Lao Động đang làm một chuyên đề về hiện trạng tượng đài ở Việt Nam, và muốn xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này.

Ông trả lời tôi, giọng nhẹ nhàng, lịch sự:

- Đ.ị.t m.ẹ tượng đài.

Tôi bất giác nhăn mặt. Tôi không thích sự tục tĩu. Càng không nghĩ một người trông cốt cách nho nhã như ông, khó tính về từng từ xưng hô như ông lại nói một câu phản cảm như vậy. Đã đi làm mấy năm, tôi dần quen và chấp nhận việc một số văn nghệ sĩ có thói quen đệm tục trong trò chuyện, nhưng trong phỏng vấn thế này thì quá lắm. Tôi cố tình lấy giọng thật nghiêm trang, lịch sự, như một cách vạch rõ giới hạn:

- Thưa ông… Ý ông là…?

- Ý tôi là: Đ.ị.t m.ẹ tượng đài.

- Thưa ông, đây là cuộc phỏng vấn ghi âm và sẽ được dùng cho một bài báo in trên tờ Lao Động.

- Cô dùng vào việc gì là quyền của cô. Còn cô hỏi ý kiến tôi về tượng đài, thì ý kiến của tôi là vậy.

Giọng nói ông, lúc trước tôi còn cho là nhẹ nhàng, lịch sự, giờ thấy đó là khinh khỉnh. Nhớ ra, ông vẫn bị gọi là “dị nhân”, tôi quyết không bỏ về.

- Ông có thể giải thích rõ hơn về ý kiến này? Có phải ý của ông là, tượng đài hiện nay đang…

- Ý kiến của tôi chỉ vậy thôi: Đ.ị.t m.ẹ tượng đài.

- Tôi không thể ghi như thế lên mặt báo được.

- Đó là việc của cô.

Tôi ngồi đần, tưởng tượng đến gương mặt của ông sếp khó tính khi cô phóng viên mới toe báo cáo cuộc phỏng vấn đầu tiên đã bị phá sản rực rỡ. Không, tôi không thể quay về tay không. Có lẽ, ông sẽ có thái độ “hợp tác” khi cảm thấy thoải mái hơn với tôi chăng?

Tôi tắt máy ghi âm, từ tốn nhấp một ngụm trà. Trà của ông rất ngon. Tôi nói:

- Trà của ông rất ngon.

- Cô biết uống trà?

- Không, tôi không dám nhận như vậy ạ. Nhưng khi còn nhỏ, tôi từng phụ bà nội tôi ướp trà.

- Cô ướp trà gì?

Tôi kể vắn tắt kỷ niệm ướp trà hồi bé. Ông nhìn tôi, mỉm cười mơ hồ, nhưng vẻ thiện cảm hiện rõ trên gương mặt. Tôi mừng.

- Cô Phương biết tại sao tôi mời cô đến nhà hôm nay không? Vài năm nay, tôi không tiếp xúc với báo chí. Tôi cũng không trò chuyện với người trong giới.

Khi ra khỏi nhà, tôi chỉ nói chuyện với những người lao động chân tay, các chị lao công, các cô gái điếm… Họ rất đáng trọng. Cô là người đầu tiên tôi trò chuyện sau thời gian dài. Giọng cô. Khi nghe giọng cô, tôi cảm thấy như được mách bảo ngay là phải gặp cô.

- Dạ, tôi biết rằng mình rất may mắn được ông đồng ý gặp hôm nay. Cảm ơn ông dành cho báo Lao Động một cơ hội phỏng vấn.

- Cô ở báo Lao Động?

- Vâng, tôi đã giới thiệu ngay trong điện thoại.

Ông đăm đăm nhìn tôi, vẻ kì lạ, như cố nhớ một điều gì đó. Rồi không hiểu sao, ông thở dài.

- Ông có sẵn lòng quay lại cuộc phỏng vấn của chúng ta không? Lý do tôi đến gặp ông hôm nay là muốn phỏng vấn ông.

- Có chứ. Cô hỏi tôi cái gì cũng được.

Giọng ông mềm mại, thân tình. Tôi tiếp tục mừng.

- Thưa ông, ông có nhận xét như thế nào về tình trạng tượng đài hiện nay ở Việt Nam?

- Đ.ị.t m.ẹ tượng đài.

Tôi ngẩn người.

- Có vẻ, ông không hài lòng về chất lượng nghệ thuật nói chung của tượng đài? Hay ông không hài lòng về những gì xảy ra trong khi người ta thực hiện các dự án? Tượng đài thường là những công trình có giá trị kinh tế lớn, được thiết kế để tồn tại lâu dài ở nơi công cộng, là những điểm nhấn thị giác trong quy hoạch thành phố. Chất lượng nghệ thuật của tượng đài ảnh hưởng quan trọng và lâu dài đến bầu khí quyển thẩm mỹ của xã hội. Ông có cho rằng,…

- Tôi cho rằng: Đ.ị.t m.ẹ tượng đài.

- Bên cạnh ý kiến này, ông có…

- Bên cạnh nó không có gì nữa. Cô hỏi tôi bao nhiêu nữa, thay đổi cách hỏi như thế nào nữa, ý kiến tôi cũng chỉ vậy.

Đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi ở báo Lao Động, cho chuyên mục quan trọng hàng đầu của tờ Lao Động Cuối Tuần. Tôi không thể về tay không. Vì vậy, tôi lại tắt ghi âm, uống trà.

Lê Công Thành hỏi:

- Gương mặt cô rất lạ. Giọng nói cũng lạ. Đã ai xem tướng cho cô chưa?

- Tôi nghĩ mình không có gì đặc biệt.

- Khi nào có dịp, tôi có thể nói cho cô.

Tôi mỉm cười, không trả lời ông. Ông im lặng uống trà, rồi hỏi:

- Cô họ Dạ? Tôi chưa thấy ai họ Dạ.

- Đây là bút danh, cũng là tên thường gọi của tôi ạ.

- Tôi có thể hỏi cụ nhà đặt tên khai sinh của cô là gì không?

- Tên khai sinh của tôi là Phan Thị Thanh Thuý. Nhưng tôi hầu như không dùng đến tên này.

- Chữ “Thuý” ý gì?

- Chữ “Thuý” trong “thuý thuý đồng” ạ.

Lê Công Thành có vẻ thích thú. Chúng tôi nói thêm một chút về thơ Nguyễn Trãi (Sau này tôi mới biết, ông từng sáng tác một bức tượng Nguyễn Trãi). Cuộc trò chuyện chuyển sang văn chương và triết học. Nói đúng hơn là ông nói, tôi nghe. Ông nói chuyện nhẩn nha, ít từ, nhiều khoảng lặng. Ông cho biết, đang viết sách, ghi lại những ngẫm ngợi của ông trong mấy năm “ở ẩn”, theo tôi hiểu thì đó là những ghi chép về triết học, mỹ học. “Tôi chưa cho ai xem, nhưng sẽ gửi cô xem”.

Thấy ông có vẻ có thiện cảm hơn, tôi lại lật đật mừng, lại lật đật đề nghị phỏng vấn tiếp, lại lật đật bật máy ghi âm. Rồi lại tiu nghỉu.

Tôi chuyện vãn thêm chút cho đúng phép lịch sự, rồi xin phép về.

Lê Công Thành tiễn tôi ra tận cửa, cử chỉ lịch thiệp, gần như là dịu dàng, như thể ông không liên quan gì đến cuộc phỏng vấn tuyệt vọng của tôi.

Về đến toà soạn, tôi ai oán thuật lại cuộc phỏng vấn cho sếp. Có lẽ đã biết tính Lê Công Thành, sếp không ngạc nhiên khi thấy cuộc phỏng vấn thất bại. Anh nhìn tôi như thể tôi rất ngu, không biết mình vừa được gặp ai.

Tôi dỡ ghi âm, khổ sở trăm bề mới chắp nối được một vài câu ông “lỡ” nói mà không phải là câu “đ.ị.t m.ẹ tượng đài”, làm được một ý kiến bé như bao diêm. Sếp trang trọng đóng khung “bao diêm”, treo vào chuyên đề.
***

BỎ LỠ

Báo in, tôi gọi điện cho Lê Công Thành, nói sẽ gửi báo biếu về nhà cho ông. Ông bảo: “Xin cô cứ để ở toà soạn, tôi sẽ đến lấy và mang sách tới biếu cô”.

Ông tới thật. Mang theo một tập bản thảo in photocopy, đóng bìa xanh, và mời tôi lại tới nhà trò chuyện. Ông còn ghé toà soạn tìm gặp tôi một vài lần nữa, chỉ nói một hai câu, bao giờ cũng nhỏ nhẹ, người không biết có thể nhầm là rụt rè. Ông nhắc lại, tôi là người đầu tiên mà ông trò chuyện sau thời gian dài chỉ nói chuyện với những người lao động phổ thông. Tôi cũng chỉ nghe như vậy, cảm ơn ông, nhưng chưa bao giờ liên lạc lại. Với tôi, ông là một trong rất nhiều chuyên gia tôi gặp chỉ vì công việc. Sau thời gian kinh hoàng ở báo Văn Nghệ, tôi thầm kẻ một lằn ranh lạnh xung quanh thế giới công việc. Mà về khía cạnh công việc, ông là một trải nghiệm thất bại của tôi.

Tập bản thảo của ông, khi đó tôi có đọc qua, nhưng chỉ với đôi mắt thực dụng của một biên tập viên, một người trẻ cạn cợt, và nghĩ là không dùng gì được cho công việc. Đến giờ tôi vẫn không hiểu ông đã thực sự viết gì.

Bất ngờ với chính mình, kỷ niệm về cuộc phỏng vấn với ông cứ ở lại mãi trong trí nhớ của tôi, không chịu rời đi, và ngày càng trở nên sâu sắc.

Càng sống, tôi mới càng thấm thía, đó là một trong những cuộc gặp gỡ quý giá trong đời.

Giá trị lớn nhất của nghề báo, với cá nhân tôi, là có không ít cơ hội gặp các chuyên gia kinh nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tôi, đó là những dịp để học hỏi, dần dần vỡ ra sự dốt nát của mình.

Khi phỏng vấn Lê Công Thành, tôi nghĩ chuyên đề về tượng đài cho số báo đó là việc quan trọng. Ông đã làm tôi thất vọng. Tôi từng tiếc đã dành nhiều thời gian đến vậy cho một cuộc phỏng vấn mà kết quả thu lại được chỉ là một mẩu ý kiến bé bằng bao diêm.

Nhưng sau này, tôi mới hiểu, cuộc phỏng vấn ấy đã trao cho tôi những bài học quan trọng hơn nhiều một chuyên đề đăng báo. Lê Công Thành, như một “Sensei”, bằng cái cách chẳng giống ai, đã gợi mở để tôi suy ngẫm, đặt câu hỏi và nhận ra những lối mòn giáo điều.

Ông thay đổi quan điểm của tôi về cách xưng hô- mà sâu xa hơn chính là cách quan hệ- trong giao tiếp xã hội, đặc biệt là trong môi trường chuyên môn.

Cần phải có sự bình đẳng, bất kể tuổi tác, giới tính, vị trí xã hội. Đó mới chính là biểu hiện của sự chuyên nghiệp và tự trọng, tôn trọng lẫn nhau.

Câu trả lời phỏng vấn của ông, khi đó tôi cho là phản cảm, tục tĩu. Nhưng rất nhiều năm sau này, khi đủ tự do nội tại để vượt qua những thành kiến trong ngôn ngữ, tôi mới thấy nó là một phát biểu cô đọng, khúc chiết, đầy đủ. Như Lê Công Thành nói, bên cạnh nó không cần có gì nữa hết. Đặt nó bên cạnh cuộc đời và trải nghiệm nghề nghiệp của ông, câu nói ấy dồn nén như một câu thơ.

Tiếc là khi đó, tôi còn quá trẻ người non dạ, suy nghĩ còn có những nông, hẹp, sáo mòn, nên chưa hiểu được những điều này và đã bỏ qua một cơ hội gặp gỡ may mắn hiếm có của mình.

Lê Công Thành đã trò chuyện với tôi bằng giọng nói của một con người tự do. Còn tôi lại nghe ông với đôi tai đóng khung của một nhà báo công chức, một con người chưa trưởng thành, đầy sợ hãi và thương tổn thầm kín.

Ý kiến bạn đọc
06 Tháng Hai 20258:24 CH
Khách
Tôi đọc bài này, và liên tưởng... Ở trong kho tàng tục ngữ, ca dao của người Việt Nam… Ông bà, tổ tiên truyền lại cho con cháu đời sau một câu:

"Trăm năm bia đá thì mòn”
“nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ"

Rõ là bia đá có 100 năm. Còn bia miệng có tới 1000 năm. Hơn nhau chỉ một con số không! Tuy nhiên, với 1000 năm là rất lâu. Một đời người có thể sống hơn trăm tuổi đã là hiếm. Chọn cái 1000 năm không chọn, lại chọn cái 100 năm?
Cho dù biết rằng, với thời gian hơn 1000 năm thì “bia miệng” cũng… tận số!?

Ông Lê Công Thành, Nhà điêu khắc của Việt Nam, nói quá đúng!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 202511:40 SA(Xem: 22)
Xem hình bưu thiếp xưa, thấy có những kiểu bán hàng rong nhiều thập kỷ trước ở Sài Gòn nay đã vắng bóng.
05 Tháng Ba 202511:23 SA(Xem: 453)
Có thể nói, chiến tranh tuy tàn khốc, nhưng đã sản sinh ra một loạt các nhà văn, nhà thơ tài năng xuất thân từ những người lính:
15 Tháng Hai 20252:42 CH(Xem: 537)
Mỗi nhà văn có một lối viết riêng, mỗi nhà văn chọn một góc nhìn nên tác phẩm về chiến tranh sau chiến tranh thật đa dạng, làm nên một mảng lớn trên diện mạo văn học đương đại.
31 Tháng Mười Hai 20248:38 SA(Xem: 1122)
Nguyễn Trọng Khôi say mê đi qua những nẻo đường của nền nghệ thuật hiện đại.
25 Tháng Mười Hai 202412:00 SA(Xem: 10358)
Loạt tranh Phục Sinh là một thí dụ thật hùng hồn cho sự quyết chí vượt qua những khó khăn về thể lực, trầm uất trong bệnh hoạn
17 Tháng Mười Hai 20244:03 CH(Xem: 1032)
Hai chữ giang hồ không mấy xa lạ trong đời sống của mỗi người đều thường đề cập trong thơ, văn, điện ảnh…
30 Tháng Mười Một 20249:07 SA(Xem: 1140)
ta không lo công nghệ số sẽ bào mòn cảm xúc của con người; ta chỉ nên lo con người không biết khai thác thế mạnh của công nghệ số để làm giàu cho kiến văn, suy tưởng và cảm xúc của chính mình.
19 Tháng Mười Một 20243:45 CH(Xem: 1066)
Thủy Phủ sẽ tràn đầy lòng yêu thương và vang tiếng cười khi con người hiểu biết thế nào là tâm lành và tâm thiện!
22 Tháng Mười 202411:32 SA(Xem: 1378)
Tôi thấy lớp nhà văn, nhà phê bình độ tuổi trên dưới 40 hiện nay rất đáng nể, tôi tin là họ sẽ làm nên chuyện.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 30970)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 12765)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20577)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9826)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 23314)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 156)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 15890)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6068)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3013)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3296)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20555)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9510)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10841)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9664)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13184)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32661)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21988)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27406)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24777)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23634)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21766)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19427)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20762)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18203)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17156)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26813)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34044)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36071)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,