VƯƠNG TRÍ NHÀN - Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975

15 Tháng Năm 20258:46 SA(Xem: 439)
VƯƠNG TRÍ NHÀN - Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975
Bài viết này in lần đầu trên báo Văn Nghệ (tôi không nhớ số nhớ năm) và đã đưa lại trên blog cá nhân tôi ngày 30 thg 4, 2009, rồi trên FB này ngày 20-2-2021, bản dưới đây trích lại theo nguồn 2021 nên tôi mạn phép đưa kèm một số bình luận ở dưới
TÔI NGHĨ LÚC NÀY MÀ CÓ ĐỒNG NGHIỆP NÀO ĐỨNG RA MỜI CÁC NHÀ VĂN ĐÃ VIẾT TỪ HỒI CHIẾN TRANH
CẢ CÁC BẠN LỚN LÊN Ở MIỀN BẮC NHƯNG VIẾT VỀ SAU
KỂ LẠI NHỮNG TIẾP XÚC VÀ NHỮNG HỌC HỎI
ĐỐI VỚI VĂN HỌC MIỀN NAM
RỒI TẬP HỢP LẠI
THÌ CHÚNG TA SẼ CÓ MỘT CUỐN SÁCH THÚ VỊ
------

Hồi tôi còn học trung học phổ thông, tức là đầu những năm sáu mươi, trong sách giáo khoa văn học trích giảng, vẫn có những phần nhắc lại một cách sơ lược rằng các thành thị miền nam có một nền văn học của mình – dù rằng nhắc để phê phán.

Năm 1959, Chế Lan Viên có bài đọc Hoa Đăng của Vũ Hoàng Chương, bài viết kèm theo nhiều trích dẫn.

Trước đó trên báo Văn nghệ còn thấy in một lá thư, trong đó nhà văn Nguyễn Tuân thay mặt Hội văn nghệ mời các nhà văn miền Nam cùng dự Hội nghị các nhà văn châu Á tổ chức ở Ấn Độ cuối năm 1956.

Lá thư có cái giọng thực sự chân thành và trân trọng “Thân gửi các bạn nhà thơ nhà văn miền Nam… Chúng tôi lấy làm sung sướng chuyển vào các bạn lời mời của Ban trù bị Hội nghị… Hội Văn nghệ Việt Nam trong khi cử ba bạn nhà văn nhà thơ miền Bắc sang dự Hội nghị cũng rất thiết tha mong mỏi được gặp các bạn để trao đổi những kinh nghiệm sáng tác của chúng ta.”

Sau vụ Nhân văn, những thông tin rộng rãi kiểu đó không còn nữa. Bước vào chiến tranh, lại càng tuyệt hẳn.

Tuy nhiên trong những năm ấy, nhiều tờ báo nhiều cuốn sách bên kia giới tuyến vẫn có mặt, sách báo ở Sài Gòn ở các thành thị miền Nam vẫn len lỏi trở đi trở lại trong câu chuyện của giới viết văn ở Hà Nội.

Sự tiếp xúc xảy ra âm thầm lưa thưa lót đót, khi được khi chăng, nhưng không bao giờ chấm dứt.

Và khởi đi từ những năm chống Mỹ, nó sẽ có lúc bồng bột cuộn lên mạnh mẽ (mà cũng là xô bồ - tung tóe - nhếch nhác hơn, đầy trắc trở hơn) trong những năm hậu chiến và kéo mãi đến ngày nay.

Tại sao những người viết văn năm ấy đang còn trẻ là bọn chúng tôi lại chú ý đến mảng văn học đó?

Nếu có người hỏi như vậy, chính tôi cũng sẽ lúng túng và nói bừa rằng thích thì làm vậy.

Rồi người ta có thể kể người này có biết gì đâu, chẳng qua học đòi; người kia lúc nào cũng kín kín hở hở khoe rằng mình đã đọc để làm dáng...
Tất cả những cái đó có cả.

Thế nhưng ngồi nghĩ lại ở đây còn có một cái gì sâu xa hơn mà dần dần trong thời gian nó mới bộc lộ.

Có thể, vâng, tôi lờ mờ cảm thấy không chừng những con người đó và những cuốn sách đó sở dĩ có sức thu hút với bọn tôi là vì những lẽ vừa xa xôi vừa thiết thực.

Trong sự chờn vờn có có không không lẫn lộn, “nó” giống như một thách thức mà khi nghĩ tới, thúc đẩy chúng tôi làm tốt hơn công việc trước mắt.
Bằng cách đưa ra những trang viết khác hẳn chúng tôi đang viết, “nó “gợi ý về những việc có thể làm, nhớ lấy rồi ra lúc khác sẽ làm.

Ấy là không kể -- điều này thì chắc chắn chứ không còn nghi ngờ gì nữa --, “nó“ mở ra cho chúng tôi một chân trời mới về kiến thức văn học và thức dậy những ham hố phiêu lưu.

Đại loại đó là sự tò mò của tuổi trẻ hoặc cái khao khát được sờ vào những trái cấm.

Mà …tuổi trẻ bao giờ chẳng thế, trách chúng tôi thì “trách cả nhân loại “!

--
Hồi ấy trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, có cả một chương trình dành cho người nghe ở các đô thị, trước tiên là trí thức văn nghệ sĩ Sài gòn. Nhiều nhà văn tên tuổi như Tô Hoài Xuân Diệu và các cây bút loại như Nguyễn Thành Long thường được mời viết cho chương trình này.

Muốn người ta viết thì phải có cái cho người ta đọc.

Tự nhiên là có nhu cầu phải tìm sách và có sự truyền tay sách vở. Trong bọn chúng tôi có anh Trúc Thông làm ở chương trình đô thị của đài. Gần như cả giới văn chương trẻ Hà Nội biết điều đó. Cứ nghĩ rằng nếu lân la tìm đến ngôi nhà 16 Hồng Phúc sẽ được ngó ngàng vài số tạp chí từ trong kia mang ra, lòng đã run rẩy và có phải đi xa mấy để đọc cũng chẳng ai thấy ngại.

--
Mấy năm gần đây một vài bạn trẻ thích nhắc đến thơ Thanh Tâm Tuyền.

Nhưng chính hồi ấy, chúng tôi biết đến nhiều hơn là một Thanh Tâm Tuyền ở văn xuôi.

Một lần nào đó đi họp với các cụ nhà văn tiền chiến, tôi chợt phát hiện ra Nguyễn Tuân đang giấu trong túi áo rồi thỉnh thoảng lại mở ra đọc cuốn Cát lầy của Thanh Tâm Tuyền. Vâng chính là nhà văn ấy, đang đọc cuốn sách ấy.

Tôi về kháo với anh em cơ quan. Tự nhiên là chúng tôi cũng bị lôi cuốn bảo nhau mò mẫm đi tìm.

Đến cả Nguyễn Khải cũng tìm.

Cát lầy, theo Nguyễn Khải, ăn ở sự ma quái của mình.

Cũng như sau này Nguyễn Minh Châu nói rằng thích Thần tháp rùa của Vũ Khắc Khoan vì ở đó có yếu tố tượng trưng.

Cả hai nhà văn Hà Nội của tôi viết theo lối thực, nhưng ở chỗ riêng tư, các anh bao giờ cũng nhấn mạnh rằng một thứ văn xuôi thăng hoa mới là điều đáng ao ước, và tôi cũng học theo các anh mà nói vậy.

Ai mà chẳng muốn khác đi một chút so với những gì mình đang có!

--
Sau Thanh Tâm Tuyền, thấy rộ lên trường hợp Nguyễn Thị Hoàng. Có lúc nghĩ lại thấy hình như truyện chẳng có gì, chỉ ăn ở cái lạ là mối tình của một cô giáo với một học trò, nó quá ư là “công”, là ngược với thói quen đạo đức còn nặng chất phong kiến của dân Hà thành.

Nhưng nên nhớ hồi ấy, cả Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng không ai được đọc. Thì cái chất mùi mẫn kia lại đâm có sức quyến rũ.

Và trong sự chăm chú đọc, người ta nhận ra ở nó cả những yếu tố còn lờ mờ, nhưng đã có ở chính mình.

Sổ tay tôi còn ghi nhiều cuộc trò chuyện với Nguyễn Minh Châu, trong đó có những nhận xét của anh Châu về Vòng tay học trò.

Về nghệ thuật, anh Châu bảo “văn chương nó viết nhuyễn thật. Không phải là uốn éo đâu mà với nội dung ấy thì phải viết kiểu ấy, nó mới nói hết được cái phức tạp của con người bây giờ “ (xem Trò chuyện với Nguyễn Minh Châu, tạp chí Nhà văn số 4-2008).

Ai đó nghĩ Nguyễn Minh Châu chuyên viết chiến tranh sao lại có thời giờ lưu ý phần nhân bản trong trang viết.

Nhưng đúng anh Châu là thế, nên anh mới cắt nghĩa Vòng tay học trò theo kiểu liên hệ tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng với Dấu chân người lính của mình “Có một đoạn, Nguyễn Thị Hoàng tả cô Trâm này với tay Minh ra gieo đỗ, nói về sức sống trong lòng đất. Tôi thấy mình cũng gặp nó ở chỗ ấy, trong một đoạn tôi viết Xiêm đi lấy thóc và tự hỏi tại sao không lấy gạo mà lại lấy thóc?...”.

Vậy là việc đọc Vòng tay học trò với Nguyễn Minh Châu, là một hành động nghề nghiệp nghiêm chỉnh.

Anh ngầm bảo rằng những tác phẩm của phía bên kia kích thích anh, như một lời mời gọi thú vị: “Đọc những tay này, tự nhiên mình dậy lên một thứ thâm thù: Mình cũng phải viết được cái gì để làm cho nó khiếp về mình mới được.“

Cũng không nhớ hết là nguồn sách ở đâu ra chỉ biết là những cái tên như Nguyễn Thị Hoàng và Nguyễn Thị Thụy Vũ, Mai Thảo và Duyên Anh, Doãn Quốc Sĩ và Thế Uyên… đã đến với chúng tôi rất sớm.

Sau này đọc lại thấy sự hiểu biết của mình cũng lỗ mỗ chả bao nhiêu, nhưng lại chả cái gì là không thấp thoáng có mặt. Và có cả những cái tên những quyển sách mà có thể số đông chẳng có mấy ý nghĩa, nhưng với một số người nào đó lại có duyên nợ riêng.

Thật là trớ trêu, nhưng quả thật với tư cách một người mới làm quen với nghề này, cái mà tôi nhớ hơn cả từ văn chương Sài Gòn năm ấy lại là những tác phẩm viết về thân phận của người cầm bút.

Lần ấy, đọc Một ngày trong đời của Chiêu Hoàng truyện ngắn của Trùng Dương Nguyễn Thị Thái (in trên bán nguyệt san Văn 4-1973) tôi chỉ nghĩ người đàn bà viết văn ở đây sao gần mình.

Cũng đau đớn mà làm nghề, vừa viết để thỏa mãn cái tôi muốn tự khẳng định, lại vừa lo kiếm sống.

Những vui buồn ngổn ngang lấp đầy cuộc sống hàng ngày sao mà cũng na ná như tâm trạng của chúng tôi.

Một lần khác, tôi tìm thấy hình ảnh của những người quen mình và chính mình trong bóng dáng những người viết văn miền nam, đó là một đoạn văn của Mai Thảo viết về Vũ Khắc Khoan, in trên tạp chí Vấn đề, 1969

"Vũ Khắc Khoan. Một mái tóc đã chiều của một tâm hồn còn sớm. Những buổi chiều Sài Gòn buồn bã. Những buổi chiều Đà Lạt mù sương. Mỗi ngày qua thêm một sợi bạc. Âm thầm đe doạ, lặng lẽ tràn đầy. Ly rượu nửa khuya là ly thứ mấy. Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu. Muốn một thời đại hoàng kim. Thèm một tấm lòng bè bạn. Mỗi cơn say là một cảm khái ngà ngà. Vũ Khắc Khoan. Của một tự hỏi, tự hoài nghi và tự bâng khuâng lắm lắm về cái bình sinh mà mình chưa đạt. Ta đã dùng chi đời ta chưa? Ai đã dùng chi đời ta chưa? Ngó ra cái chung, cái đại cuộc cái toàn thể, nhìn trở vào cái riêng tây, rừng ấy mung lung, núi ấy chập chờn, nghe từng phiến đá tâm linh rụng dần những giấc mơ không thành tựu. Và tôi, một trong ít những người bạn của Vũ Khắc Khoan, tôi muốn nhìn ngắm anh như một cần thiết. Trong cuộc sống hàng ngày thôi, có rất nhiều những giờ phút buồn bã của chúng tôi có Vũ, người ta nhớ thêm được những điều đáng nhớ, quên mau được những điều đáng quên, và cuộc đời xem được là nhẹ hơn hoặc coi được là nặng hơn cái trọng lượng tầm thường và phí lý của nó."

---
Ngày 5-5-1975, vào Sài Gòn, sau khi đi thăm hiệu sách Khai trí, tôi nhờ một sinh viên dẫn đến tòa soạn Bách Khoa, gặp chủ nhiệm Lê Ngộ Châu rồi nhờ ông Châu nhắn gặp nhà văn Nguyễn Mộng Giác.

Có mấy lý do

thứ nhất theo tôi đọc được, anh Giác cũng là dân cũng học qua sư phạm như tôi và cách viết cũng nhiều chất trường ốc;

và thứ hai, anh Giác năm ấy so với những Vũ Hạnh, Võ Phiến … cũng là cánh trẻ.

Qua Nguyễn Mộng Giác, tôi làm quen với Hoàng Ngọc Tuấn và có lần đến thăm cả Nguyễn Hiến Lê.

Cái chính là chúng tôi cảm thấy cùng thân phận.

Tôi hay nói với Nguyễn Mộng Giác: Chúng tôi mà ở trong ấy, thì cũng thành các anh. Mà các anh ở đây cũng thành chúng tôi. Hoàn cảnh quyết định hết!
Không riêng gì tôi! Nghiêm chỉnh và sâu sắc, những kỷ niệm loại này, hẳn có ở nhiều bạn khác.

Và cả những kỷ niệm về hiểu lầm nhau, nghĩ sai về nhau, đánh đòn hội chợ chuyện này, thù sâu oán nặng chuyện kia, thật cũng là cái phù vân nhảm nhí của cuộc sống đâu mà chẳng có.

Tình trạng rón vào từng cục chẳng ai chịu ai là phổ biến của làng văn Việt Nam, cả giữa các nhà văn trong ấy, lẫn chúng tôi ngoài này. Thì trách nhau mãi sao tiện.

--
Nhưng thôi, hãy kể ít chuyện cũ đã.

Khoảng 1971-73 gì đó, có lần anh Nguyễn Thành Long khoe với tôi là nhân muốn trò chuyện với Thế Uyên, phải lặn lội về tận làng Bằng ở Hà Đông lấy tài liệu để viết một bài về Thạch Lam. Đoạn cuối truyện ngắn Cô hàng xén có câu “Tâm dấn bước. Cái vòng đen của rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện ra trước mặt, tối tăm và dày đặc“.

Hè 1972, có mặt ở Quảng Trị lúc thành phố chưa bị ném bom hủy diệt tôi mang về nhiều bài báo xé ra từ các số bán nguyệt san Văn, trong đó có bài Tự truyện viết sớm của E. Evtouchenko.

Chính là hồi đó, loại tài liệu này cũng là của hiếm.

Sẵn bản dịch của Vũ Đình Lưu, các bạn như Lưu Quang Vũ, Nghiêm Đa Văn, Lâm Quang Ngọc, … truyền tay nhau để đọc.

Tôi kể lại hai chuyện này để thấy sự chia sẻ của chúng tôi với văn học đô thị miền Nam - ngoài các lý do sâu sắc mà chúng ta phải tiếp tục khám phá -- chí ít còn ở hai điểm.

Thứ nhất sự chi chút gia tài văn học quá khứ.

Không có các anh trong ấy bao năm gìn giữ, Hàn Mặc Tử chẳng hạn, rồi Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương… không thể trọn vẹn như ngày nay.

Thứ hai, sự tiếp nhận văn học nước ngoài từ các lý thuyết văn học tới các tác giả cụ thể. Các tạp chí ở Sài Gòn đã làm công việc này một cách tự nhiên và cuộc hội nhập với thế giới mà các bạn trẻ đầu thế kỷ XXI này đang làm là tiếp tục đi theo cái mạch đó.

--
Một số bình luận
-
Nguyễn Cảnh Thuỵ
Nhìn lại văn chương miền Nam thời VNCH mới thấy nó đa dạng, tiếp cận được cả các trường phái hiện đại của phương Tây, nó quan tâm đến mọi lĩnh vực của đời sống và tiếng nói đa chiều...
So với văn chương "Đàng Ngoài"- chỉ có một phong cách tả thực và một tư tưởng chính thống, thì nhìn ở góc độ văn hóa, rõ ràng văn chương "Đàng Trong" phong phú, hiện đại và thành tựu hơn. Nó chỉ có thể có được nhờ ở một xã hội cởi mở hơn về tự do học thuật, tự do xuất bản.

Bàn Đỗ
Văn học có tự do là có phát triển và sự lưu giữ như là một nhu cầu cân thiết của những người nghiên cứu. Cám ơn anh.

Trieu Nguyen Minh
Cũng như thế, cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, một số giáo chức chúng tôi ở miền Nam lại say sưa tìm đọc các bài viết của nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm. Chỉ có điều chúng tôi đọc và bình luận công khai vì chúng được in lại và phát hành rộng rãi cho những ai muốn tìm hiểu.

Tran Thien Tung
Để biết thì phải đọc. Đọc có thể hiểu nhau, tìm nhau.
"Tìm nhau trong hoa nở" của Phạm Duy, xin được đổi thành: "Tìm nhau như hoa nở".

Han Cao
Văn học nghệ thuật miền Nam đa dạng phong phú, có nhóm này nhóm nọ khác nhau tư duy đường hướng nhưng cùng nhau " đua nở" không bên nào chèn ép bên nào đến chết, kể cả chính quyền cũng tuân thủ Hiến Pháp không thủ tiêu những nhóm chống đối, vẫn để họ tự do phát triển, đương nhiên cũng có trường hợp ngăn chận nhưng không ác độc.
Tôi rất đồng ý với ông Nhan Vuong Tri về điều nếu ở bên này hay bên kia đều phải "gặp thời thế thế thời phải thế " cho tất cả mọi người dân không riêng ai. Nhưng sau 30/4/75 lớn tiếng " òa hợp hòa giải dân tộc" mà không hiểu " thế thời?"
Người văn nghệ miền Nam hấp thu tinh hoa thế giới họ rất hiểu điều ông NVT nói và họ rất trân quý những người văn nghệ miền Bắc có nhân bản lắm chứ. Nhưng không, họ bị coi là địch là kẻ thù cho đến nay những tác phẩm của họ vẫn chết trên quê hương của họ, nếu có ít ỏi được in thì cũng bị đục khoét cắt xén sửa đổi cho đúng định hướng hoặc đổi tên tác giả...
Đất nước đã liền giải sơn hà (nhưng đã không còn nguyên vẹn ) mà lòng người nam bắc lại nổi lên âm thầm nứt ra lằn ranh khó hàn kết.
46 năm, gần nửa thế kỷ, đất nước gôm về một mối nhưng văn thi ca Việt Nam đã viết được những gì đáng nói không ? Hay thỉnh thoảng có một vài bài thơ hay viết ra từ cái chết của dân miền Nam trong những ngày tháng 4-75 tiêu biểu như của Trần Mạnh Hảo ... Nguyễn NgọcTư về nỗi điêu linh của dân ...
Bài viết của ông NVT hay, các bạn ông nhận định về văn nghệ xã hội miền Nam hồi đấy đúng, nhưng các ông chưa làm được như họ. Tại sao ? Tự đáp và tự lo, tự làm để hậu thế còn có được đọc những tác phẩm hay và đồ sộ của các ông một thời đất nước thống nhất nhưng mất đất biển đảo.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Năm 202511:23 SA(Xem: 585)
Thơ giúp tôi giãi bày tâm tư, gửi gắm ước mơ, phản ảnh góc nhìn đa chiều với cuộc sống muôn màu.
25 Tháng Tư 20253:54 CH(Xem: 567)
tác giả của “Cánh đồng bất tận” – tiếc khi nhiều người không thích chị đổi mới lối viết,
05 Tháng Tư 20256:12 CH(Xem: 1052)
Là một nhà thơ đa tài, mạnh mẽ, can đảm đi đến tận cùng con chữ, bởi vậy ngòi bút Minh Đức Hoài Trinh đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc, người nghe.
25 Tháng Ba 202511:40 SA(Xem: 1252)
Xem hình bưu thiếp xưa, thấy có những kiểu bán hàng rong nhiều thập kỷ trước ở Sài Gòn nay đã vắng bóng.
05 Tháng Ba 202511:23 SA(Xem: 1198)
Có thể nói, chiến tranh tuy tàn khốc, nhưng đã sản sinh ra một loạt các nhà văn, nhà thơ tài năng xuất thân từ những người lính:
15 Tháng Hai 20252:42 CH(Xem: 1351)
Mỗi nhà văn có một lối viết riêng, mỗi nhà văn chọn một góc nhìn nên tác phẩm về chiến tranh sau chiến tranh thật đa dạng, làm nên một mảng lớn trên diện mạo văn học đương đại.
05 Tháng Hai 20254:13 CH(Xem: 1649)
Lê Công Thành đã trò chuyện với tôi bằng giọng nói của một con người tự do.
31 Tháng Mười Hai 20248:38 SA(Xem: 2149)
Nguyễn Trọng Khôi say mê đi qua những nẻo đường của nền nghệ thuật hiện đại.
25 Tháng Mười Hai 202412:00 SA(Xem: 11077)
Loạt tranh Phục Sinh là một thí dụ thật hùng hồn cho sự quyết chí vượt qua những khó khăn về thể lực, trầm uất trong bệnh hoạn
17 Tháng Mười Hai 20244:03 CH(Xem: 1664)
Hai chữ giang hồ không mấy xa lạ trong đời sống của mỗi người đều thường đề cập trong thơ, văn, điện ảnh…
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 35251)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32087)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13852)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21252)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10671)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 742)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16559)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6602)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3597)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3954)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20937)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9878)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11315)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9913)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13708)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33118)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22295)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27838)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25214)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24166)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22239)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19762)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21064)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18462)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17356)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27387)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34525)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36296)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,