NHÀ THƠ TRẦN DẠ TỪ, Lộ trình dẫn đến điểm mốc “lịch sử ngàn người viết.”

24 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 15863)
NHÀ THƠ TRẦN DẠ TỪ, Lộ trình dẫn đến điểm mốc “lịch sử ngàn người viết.”

 

trandatudtl-1-2011--100-content-content


LNĐ: Trích dẫn dưới đây chỉ là một phần rút ra từ những nói chuyện giữa cá nhân chúng tôi, với nhà thơ Trần Dạ Từ - - Linh hồn của cuộc thi “Viết về nước Mỹ.” Một cuộc thi mang tính tư nhân, nhưng hiện diện liên tục trên 10 năm qua, với trên 3,000 tác giả tham dự và, nhiều chục ngàn trang sách đã được in ra.

 

Với cá nhân chúng tôi, cuộc thi cũng như giải thưởng “Viết về nước Mỹ,” tồn tại đến ngày hôm nay, giống như một trong những “kỳ tích” của tập thể Việt tỵ nạn.

 

Tất cả những cuộc nói chuyện với họ Trần, như chúng tôi vừa nói, đều nằm trong chương trình “Du Tử Lê và Bằng Hữu” của hệ thống truyền hình SBTN. Phần trích dẫn này, được thu ngày 23 tháng 3 năm 2011 tại một studio của SBTN, ở thành phố Garden Grove, miền nam California. Và, đã được phát hình sau đấy.

 

Trân trọng kính mời bạn đọc, thân hữu, theo dõi cuộc nói chuyện của chúng,

Du Tử Lê. 

 

 

Du Tử Lê (DTL): Thưa anh trong cái nhìn của nhiều người, việc anh có sáng kiến thành hình cuộc

thi “Viết Về Nước Mỹ”, ở chừng mực nào đó, xin anh cho biết lý do sâu xa của việc cụ thể hóa sự việc ấy? Và nó đã trải qua những khó khăn nào tính đến ngày hôm nay?

 

Trần Dạ Từ (TDT): Xin cám ơn thi sĩ, cám ơn anh bạn, xin nói rõ với anh, “Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ” là công trình chung của nhiều anh em, không phải của mình tôi. Cho đến bây giờ thì cái giải thưởng đó sắp sửa đến ngày 30 tháng 4, nó bước sang năm thứ 12.

 

Tôi nhớ, hình như nó bắt đầu từ một buổi chiều nào đó, lần đầu tiên khi tôi đến nước Mỹ. Chúng tôi ở và đi trên con đường phố của nước Mỹ với người bạn chung của chúng ta, đó là cố thi sĩ Nguyên Sa. Anh Nguyên Sa có đưa cho tôi một tờ báo mà anh Nguyên Sa làm. Đó là tờ báo Đời, trong đó anh bắt đầu những trang về biến cố ngày 30 tháng 4. Anh Nguyên Sa bảo với tôi:

 

“Tôi muốn kêu gọi mọi người viết lịch sử dân dã của bọn mình, ‘lịch sử của một ngàn người cùng viết’. Lịch sử xưa nay là lịch sử của bọn vua chúa, của bọn sử quan, củ bọn thắng trận, viết nhăng viết cuội. Nhưng thời của anh em mình đây thì vua nào nữa, chúa nào nữa? Quan cách nào nữa bây giờ? Thế bộ anh em chúng ta không có lịch sử à? Thế bộ cộng đồng của chúng ta, mấy triệu người trôi nổi này không còn chuyện gì để ghi lại à? Tôi ước mong làm được cái đó…”

 

Anh Nguyên Sa còn trách:

 

“Phải chi mà mày cùng đến đây, cùng anh em thì chắc mình đã làm được cái việc nầy khá hơn rồi…”Tôi cứ nhớ cái câu của người bạn và, nhà thơ mà tôi coi như là người bạn, người anh, người thầy…Anh ấy nói, rồi anh ấy đi, anh Mai Thảo cũng đi!

 

Thưa anh năm 2000, vào ngày 30 tháng 4 chúng tôi thực hiện lời của người bạn mình nói, một cách lặng lẽ. Nhưng cũng không dám công bố điều mà mình muốn. Chỉ công bố một giải thưởng để mời mọi người cùng viết.

 

Nhưng rất may, lời mời chung kia, được tin cậy. Nó được sự hưởng ứng. Số bài vở hưởng ứng ngay trong năm đầu tiên lên đến hàng ngàn bài. Giải thưởng được tổ chức bởi tờ nhật báo Việt Báo. Việt Báo ra một năm là 365 số, không có một ngày nào nghỉ, và liên tục từ năm 2000, cho đến bây giờ. Mỗi ngày đều có một bài mới do mọi người cùng viết. Và bài đang được phổ biến trên online; cũng như trong báo ra ngày hôm nay thì hình như đó là bài thứ ba ngàn hai trăm mười mấy rồi. Chúng tôi nghĩ gọi đó là giải thưởng, hay là cuộc thi hình như không đúng. Mặc dù nó cũng có giải thưởng. Mỗi một năm chi phí dành cho giải thưởng đó là 35 ngàn Mỹ Kim, và nó duy trì như vậy là được 11 năm.

 

Với nhịp độ đều đặn, mỗi năm xuất bản một cuốn, chúng tôi không thể edit tất cả mọi bài vở nhận được, nên đành phải duy trì số trang cố định là 640 trang sách, cho mỗi cuốn. Và hôm nay, số đầu sách đã ấn hình là 12 cuốn tất cả.


DTL: Thưa anh, nếu được, xin anh cho một con số, nếu không chính xác thì ước lượng thôi, số bài dự thi Việt Báo đã nhận được và, số lượng tác giả tham dự?


TDT: Thưa anh cho đến bây giờ tổng số bài, sau khi sơ tuyển để có thể đăng báo được là khoảng 3 ngàn hai trăm mấy chục bài. Mỗi một cuốn sách in ra có khoảng từ 300 đến 350 bài. Vì mỗi cuốn sách giới hận ở con số 640 trang, nên chúng tôi chỉ có thể đủ chỗ cho khoảng 70 tác giả. Nếu chúng tôi có đủ phương tiện làm công việc biên tập, ấn loát thì số trang, và số sách do hàng ngàn người góp công vào, sẽ không chỉ là 12 cuốn, với 9,000 trang sách… Mà trên nguyên tắc nó có thể gấp 4 lần, tức 36,000 trang như thế.

Tuy nhiên, trên Việt Báo online chúng tôi có lưu trữ khá đầy đủ. Độc giả khắp nơi có thể vào đọc bất cứ lúc nào. Trên online, hiện chúng tôi đang lưu trữ bài cho từng năm và vẫn được bạn đọc khắp nơi tiếp tục đọc lại.

Xin thưa với anh rằng, nhiều bài có số lượt người đọc lên đến 90 ngàn lượt. Lại nữa, số bài đó cũng được nhiều website tiếp tay và nhiều báo khác đăng lại.


DTL: Vấn đề bản quyền thì thế nào thưa anh?


TDT: Về phương diện bản quyền bài viết thì bản quyền thuộc về tác giả. Việt Báo chỉ giữ vai trò phổ biến sâu rộng mà thôi..


DTL: Thưa anh, tôi vẫn muốn chúng ta trở lại từ đầu. Đoạn khởi đầu của cuộc thi hay đúng hơn, nỗ lực thực hiện một cuốn sử có tính cách nhân gian…Lịch sử ngàn người viết. Nhất là khi anh mới cho biết, mỗi lần tổ chức Việt Báo tốn kém khoảng 35 ngàn Đô la. Số tiền qúa lớn! Chúng ta lấy ở đâu ra số tiền đó? Từ tờ Việt Báo?


TDT: Thưa anh, hoàn toàn từ tờ báo. Cho đến bây giờ mỗi buổi tổ chức như thế, in một cuốn sách như thế, chúng tôi đều nhận được sự tiếp tay của những nhà bảo trợ nhỏ. Hay từ những thân chủ quảng cáo. Nhưng, tôi thấy cần phải nói rõ ràng, những nhà hảo tâm này chỉ bảo trợ cho phần sinh hoạt của Việt Báo; chứ họ không hề bảo trợ cho tiền giải thưởng. Mà Việt Báo cũng chưa hề có ý định đi tìm nguồn bảo trợ khác. Vì chúng tôi muốn giữ việc làm của chúng tôi, như là một việc làm của tư nhân.


DTL: Vâng, tôi vẫn thấy cần xin anh con số, dễ khán giả dễ hình dung sự tín nhiệm hay giá trị của cuộc thi ở mức đội nào. Tôi muốn nói, tới hôm nay chúng ta đã có tất cả bao nhiêu tác giả tham dự, thưa anh?


TDT: Thưa anh, nếu chỉ tính số tác giả có bài được chọn để đang tải trên báo giấy, cũng như còn lưu trữ trên online, thì chúng ta có chừng độ hơn hai ngàn tác giả.


DTL: Sở dĩ chúng tôi muốn hỏi lại nhà thơ Trần Dạ Từ, vì mười năm trước, năm thứ nhất của cuộc thi và giải thưởng “Viết về nước Mỹ” tôi đã thấy đó là một cuộc vận động quần chúng thành công ngay tự bước đầu với con số hàng ngàn tác giả, hàng ngàn bài viết…Hôm nay, nhìn lại chặng đường khó khăn đã qua, xin anh cho biết cảm nhận riêng của cá nhân anh, người phát động?


TDT: Thưa anh, tôi nghĩ đây là cái đóng góp chung, tấm lòng chung của mọi người. Tôi còn nhớ một trong những bài mà chúng tôi nhận được là bài của một cụ bà 91 tuổi. Trong một lá thư kèm theo, cụ bà nói rằng:

“Tôi năm nay 91 tuổi rồi, nhưng vì đây là công việc chung. Tôi ước mong mọi người, thế hệ thứ nhất của chúng ta viết lại những kinh nghiệm, những gì mà chúng ta trải qua để cho thế hệ sau này, con em chúng ta hiểu được phần nào hoàn cảnh, lịch sử của đất nước. Vì thế tôi cố ráng viết.”

Có lẽ tôi cũng nên nói thêm rằng, cụ bà đã nhận được giải thưởng từ cuộc thi viết chung của chúng ta . Và năm nay cụ bà cũng vừa tổ chức mừng thọ 100 tuổi. Đó là cụ bà Trùng Quang. Cụ là một thi sĩ cũng như một nhà giáo.

 

DTL: Anh nhắc đến một tác giả lớn tuổi nhất, tôi xin gửi được lời chúc mừng cụ. Và nhân đây cũng xin hỏi anh, tác giả trẻ nhất tham dự cuộc thi là người bao nhiêu tuổi?


TDT: Thưa anh, trong số những tác giả trẻ ở tuổi vị thành niên, có em mới chỉ 15, 16 tuổi. Đó là một em bé gái. Chỉ hơn một tuần sau khi theo gia đình đến Mỹ, em đã góp bài đó. Em kể lại cuộc hành trình theo ba mẹ em đến Mỹ.

 

DTL: Rồi bài đó có được tuyển chọn để in thành sách không?

 

TDT: Thưa anh có.

 

DTL: Ngoài anh, thưa anh Trần Dạ Từ, có còn ai cùng làm công việc đọc bài như anh?

 

TDT: Có chứ anh. Cá nhân tôi, ngoài vai trò, phần vụ của một người đọc, như một độc gả, chúng tôi còn có nhiều anh chị em khác. Một người không thể nào làm xuể, anh à.

 

LDT: Bây giờ xin được nghe anh nói về giải thưởng?

 

TDT: Về giải thưởng thì, hàng năm, chúng tôi có một giải nhất, gọi là “Giải Chung Kết.” Riêng giải này trị giá 10 ngàn Mỹ kim. Ngoài ra, chúng tôi còn có một số giải đặc biệt khác. Trị giá của những giải còn lại này năm trong ngân khoản 25 ngàn Mỹ kim còn lại.

 

DTL: Không kể những tác giả hiện cư ngụ ở nước Mỹ, và các quốc gia tự do khác, thưa anh có tác giả nào ở Việt Nam gửi bài tham dự?

 

TDT: Không những có mà còn có nhiều nữa! Trong số những bài chúng tôi nhận được từ những người viết ở Việt Nam, có một tác giả rất đặc biệt. Ông từng làm thông dịch viên cho Mỹ trong những cuộc thẩm vấn tù binh…

 

Nhưng câu chuyện mà chúng tôi xúc động nhất từ những bạn trong nước viết gửi ra, có hai chuyện. Chuyện thứ nhất là thư của một bà mới đến Los Angles, dạng du lịch. Bà sẽ trở về Việt Nam, nên cho tôi xin được dấu tên. Nội dung lá thư của bà viết rằng, ngay khi còn ở trong nước bà đã được đọc những chuyện của người Việt tỵ nạn ở khắp năm châu. Vì thế ngay khi vừa đắt chân đến nước Mỹ bà đã thức suốt một đêm, để kể lại câu chuyện của bà. Bà nói:

 

“Nếu tôi không kể thì tôi chịu không được. Nội dung câu chuyện là thế này: Đó là chuyện vượt biên, vào năm trước 80, phong trào thuyền nhân đi ồ ạt, và đợt ra đi đông nhất là đợt nhà nước tổ chức dưới hình thức bán chính thức để cho những kiều dân người Hoa rời khỏi Việt Nam. Thực tế chuyện này là nhà nước bán giấy thông hành cho người muốn ra đi…”

 

Thưa anh, tôi còn nhớ câu chuyện mà tác giả này kể lại, tôi cho là khó ai có thể tưởng tượng được, nếu không ở trong cuộc.

 

Đó là chuyện có một chuyến tàu tên là Panama, đậu tại Rạch Giá. Chính công an là những người đưa người vượt biên lên tàu. Gia đình bà kể trên, sau khi bán hết nhà cửa, gom góp của cải để đi trong chuyến tàu ấy. Hôm sau tàu kéo còi! Mọi người tưởng tàu rời bến. Nhưng sự thật thì con tàu đó lại lại không bao giờ rời bến cả! Những người trên tàu bị bỏ mặc! Tàu còn cái gì thì ăn cái nấy! Nếu có người hỏi, khi nào tàu chạy? Thì được trả lời “chờ lệnh!” Cứ thế, tình trạng bi đát này kéo dài đến mấy tháng! Người nào chết thì bị vứt xuống biển.

 

Đó là chuyện một người trong nước viết. Và chuyện này được trao giải thưởng.


DTL: Cám ơn nhà thơ Trần Dạ Từ đã vẽ lại lộ trình đi đến điểm mốc “lịch sử ngàn người viết” mà cuộc thi hay giải thưởng “Viết về nước Mỹ” là những chặng dừng chân, nhìn lại.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Sáu 20234:20 CH(Xem: 1139)
Anh giải thích: 'Nghệ thuật hội họa của tôi là đường nét, là màu sắc do chúng tự sinh ra trong tự do chứ không bị tạo thành trong gò bó, không bị sao chép theo những khuôn mẫu đã có, đã thấy...
04 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 1917)
Anh Cung, tiếng cuốc trong thơ anh chắc cũng đau đáu cái nỗi đau con quốc quốc của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng chỗ tụ lửa trong tâm hồn anh, tôi đồ, vẫn là Ngày Mai anh viết hoa.
28 Tháng Năm 202312:14 CH(Xem: 2241)
Tác giả “Ly Rượu Mừng”, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, là một đột phá trong nền âm nhạc Việt.
10 Tháng Tư 20234:11 CH(Xem: 1836)
Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ lớn, người cách tân táo bạo Thơ Việt, khơi mở Thơ TỰ DO.
24 Tháng Ba 20235:18 CH(Xem: 1794)
Tôi gặp nhà văn Minh Quân lần đầu tại nhà nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm 1973.
04 Tháng Ba 202310:00 SA(Xem: 1747)
Chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác.
27 Tháng Hai 202310:33 SA(Xem: 1620)
Thi sĩ Nguyên Sa đã nói “Làm thơ hay dễ lắm. Thơ hay như một đường gươm bén. Làm thơ dở mệt lắm, giống như đi cày!” Khi gặp anh, tôi nói rất tâm đắc câu nói về chuyện làm thơ hay của anh. Nguyên Sa nói thêm, thật ra không có thơ dở. “Cái gọi là thơ dở không phải là thơ!”
24 Tháng Giêng 20233:21 CH(Xem: 2217)
Nhà văn hóa Nguyễn Vỹ đã gắn bó, hoạt động năng nổ, đầy tâm huyết nên có con đường mang tên Nguyễn Vỹ!
06 Tháng Giêng 20239:23 SA(Xem: 1685)
Năm 1943, Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can và Tô Hoài rủ nhau làm một chuyến giang hồ từ Hà Nội vào Sài Gòn.
30 Tháng Mười Hai 20222:00 CH(Xem: 2028)
Nói về chuyện mê đồ cổ thì chắc không ai bằng Vương Hồng Sển
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12249)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18974)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9164)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8321)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 600)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 972)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1156)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13984)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7886)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8806)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8495)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11053)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30705)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20812)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19779)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16110)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24494)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31944)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34931)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,