ĐĂNG KHÁNH - Thơ Phổ Nhạc

16 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 15449)
ĐĂNG KHÁNH - Thơ Phổ Nhạc

 

ngbich-dtl-dangkhanh-2011-content-content

 

Phổ nhạc một bài thơ chắc chắn không phải là một việc làm đơn giản!

(Nếu chúng ta không muốn có một "Bài Vè" hay không muốn "làm khổ" cái bài thơ tuyệt vời ấy!

 

Tại sao người ta phổ nhạc những bài thơ?

 

Đại để có thể kể vài lý do sau đây:

 

1. Bài thơ quá hay làm choáng váng người nhạc sĩ.

2. Bài thơ mới đọc qua đã thấy như đang nghe một bản nhạc (mà người ta thường nói rằng bài thơ này chứa nhiều nhạc tính).

3. Nhạc sĩ "hơi nghèo" chữ nghĩa để làm lời ca cho bản nhạc và chủ đề mình muốn viết.

4. Tình bạn giữa người làm thơ và người làm nhạc.

5. Được đặt hàng để làm thơ phổ nhạc.

 

Khi nghe một bản nhạc phổ từ một bài thơ,có ba trạng huống có thể xẩy ra:

 

. Bài nhạc làm cho bài thơ hay hẳn ra.

. Bài nhạc làm hỏng một bài thơ tuyệt vời.

. Nghe thấy hay hay,hoặc tàm tạm chi đó....một cách đại khái.

 

Làm một bài thơ hay đã khó,.làm một bản nhạc hay cũng đã khó,.phổ nhạc một bài thơ "cho hay" lại là một việc làm khó hơn!

 

Âm nhạc nằm trong văn hoá của một dân tộc,nghệ thuật nào cũng có những qui luật của nó.

 

Người ta thường tưởng nhầm rằng: Nghệ thuật phải để phát triển tự nhiên, tránh gò bó, không gượng ép,không nên chịu quá nhiều luật lệ .v.v.

 

Nói như thế mới chỉ đúng có một nửa.

 

. Mà một nửa của nghê thuật không làm nên nghệ thuật!

. Claude Monet,Auguste Renoir trước khi bỏ Romantic đi vào impressionism ,các nhà thơ Stephane Mallarme,Edgar Allen Poe,trước khi đi vào symbolism,các nhà soạn nhạc Claude Debussy,Maurice Ravel....trước khi đi vào impressionism đều đã đi qua và hiểu rõ nghệ thuật của các môn phái từ Renaissance qua cổ điển đến lãng mạn v.v.

. Và thú vị hơn cả trong pho kiếm hiệpTiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung tiên sinh ,khi Lệnh Hồ Xung lãnh hội xong Độc Cô Cửu Kiếm ở sau hậu động núi Hoa Sơn và trở thành võ lâm đệ nhất cao thủ với "vô chiêu thắng hữu chiêu". Thật ra có phải là cứ để tự nhiên,không gượng ép mà giác ngộ được đâu,mà vì Lệnh Hồ công tử đã học hết tất cả mọi kiếm chiêu của mọi môn phái trên chốn giang hồ do cơ duyên vô tình trong hậu động. Có như vậy mới có chuyện "vô chiêu thắng hữu chiêu" được chứ.

 

Nghệ thuật nào cũng thế không thể chỉ là chuyện bẩm sinh,trên trời rơi xuống mà là cả môt quá trình học hỏi tập luyện và phát triển trên khả năng thiên phú ấy.Được như thế chúng ta sẽ có được những "Nghệ Thuật" viết hoa cho tương lai.

 

Hôm nay nhân dịp trả lời vài câu hỏi của Thi sĩ Du Tử Lê về việc thơ phổ nhạc của Đăng Khánh.

 

Tôi phổ nhạc bài thơ năm chũ của chính mình viết năm 1964 bài Tiễn Em và hoàn thành nhạc phẩm đầu tay Tiễn Em Chiều Mưa năm 1966 tại Saigon.

 

Mãi đến năm 1992 ở bên Hoa Kỳ mới có cơ duyên "chạm" vào một tiếng thơ vô cùng "lộng lẫy" đó là "Thơ Tình Du Tử Lê".Tiếng sét thi ca ấy của một đêm hội ngộ năm nào tại nhà một người bạn chung của chúng tôi là nhà báo Trọng Kim--Trương Trọng Trác tại Houston đã đưa đến một hôn phối thi ca mà thể hiện là nhạc phẩm phổ từ bài thơ thất ngôn 10 khổ 40 câu 280 chữ mang tên: Khúc K. Riêng Chàng mà tôi đã đặt tên cho ca khúc là : K.Khuc của Lê (Le's Serenade) để trân trọng vinh danh người Thiếu Lâm thi sĩ trong âm nhạc tôi.

 

Sau đó là 3 nhạc phẩm khác được phổ từ thơ của thi sĩ Du Tử Lê:

 

. Nhạc phẩm Em Ngủ Trong Một Mùa Đông phổ từ bài thơ Chẳng Bao Giờ Dậy Nữa (năm 1993)

. Nhạc phẩm Lệ Buồn Nhớ Mi từ bài thơ có tên rất lạ là Mùa Thu và Thơ Mới ở Đường Baker Costa Mesa Cũ. (năm 1996)

. Nhạc phẩm mang tên Hạt Mưa Bay Cuối Đời (năm 1998) đây không phải là một bài nhạc phổ thơ mà là một "bức tranh âm nhạc" phản chiếu lại một tác phẩm văn chương của thi sĩ Du Tử Lê đó là tập "truyện vừa" mang tên Tôi Với Người Chung Một Trái Tim xuất bản tại Houston.

 

Cho đến giây phút này, âm nhạc tôi vẫn còn thuỷ chung với thi ca Du Tử Lê. Và đã có hơn một người hỏi tại sao? Câu trả lời của tôi là sự trân trọng của tôi đối với thi ca, và cái duyên thơ - lạc nó đến lúc nào "Làm Sao Tôi Biết Được ? " và đồng thời tôi biết rằng tôi vẫn còn tạm đủ chữ nghĩa để độc thoại trong âm nhạc của chính mình.

 

Trở lại với câu hỏi của thi sĩ Du Tử Lê về bài Lệ Buồn Nhớ Mi :

 

Nhạc phẩm Lệ Buồn Nhớ Mi phổ từ bài thơ có tên "Mùa Thu Và Thơ Mới ở đường Baker ,Costa Mesa cũ".

 

Đây là một bài lục bát rát "mới lạ" gồm chỉ có 14 câu, chất chứa rất ít âm nhạc mà lại có nhiều mầu sắc và hình ảnh, suy tư sâu sắc thâm trầm.Tên bài thơ cũng là lạ....Trên nguyên tắc đây là một bài thơ khó phổ nhạc, đọc lên không thấy "nhạc" đâu cả mà ý tưởng thì xa vắng và trừu tượng, tìm hiểu suy tư tác giả qua bài thơ không dễ!

 

. Nhưng trên thực tế về mặt sáng tác và phổ nhạc thì bài này có nhiều ưu điểm cho một nhạc phẩm hay.

 

Chúng ta thử đọc lại nguyên bản bài thơ của Du Tử Lê:

 

Dấu trong ký ức âm u

cành xương tháng chín.Mưa mù tháng giêng

hồn cây phong úa truy tầm

dấu chân.Nghìn dặm. Lá mừng thôi nôi

vàng sau lưng. Vàng ghế ngồi

mùa em. Thu tím. Rừng tôi phía nào?

giữa quạnh hiu. Tôi cúi chào

trăm năm đã thẹn. Vực sâu đã gần

biển cùng sóng sớm ly thân

cánh chim thương tích. Buồn khăn áo người

mùi hương cũ. Kỷ niệm vùi

ngón tay sinh tử.Mấy đời ổ qua

mùa thu góc phố Baker

hỏi sông núi cũ sao chưa trở về.

(DTL 10.90)

 

Bài thơ có đời sống hiu quạnh, mầu sắc tương phản xót xa,những day dứt nhỏ, to, những không gian cuồng nộ và chịu đựng. Tựu chung như "một tiếng thở dài heo hút".

 

Tôi đã chọn chuỗi âm giai buồn vô tận mà tôi vẫn thường yêu thích,đó là cung đô thứ (Cm ) mà theo Hector Berlioz,Lavignac....xưng tụng (Key of Cm) có khả năng diễn tả những trạng thái rất "dramatic,violent.... với hy vọng có thể vẽ nên bằng âm thanh cái "Drama" trong bài thơ của thi sĩ Du Tử Lê.

 

Vì bài thơ này hơi ngắn chỉ có 14 câu mà trung bình một ca khúc thường có 32 khuôn nên chắc chắn không có đủ ca từ cho bản nhạc.Vậy người phổ thơ phải làm gì?

 

Nếu bài thơ thật dài, như bài Khúc K. Riêng Chàng chẳng hạn là một bài thơ thất ngôn gồm 10 khổ thơ, 40 câu tổng cộng 280 chữ! Khi phổ nhạc bài thơ này ,một ca khúc không thể "dùng hết" hoặc "tả hết" được bài thơ. Và các câu thơ có thể được xử dụng "tự do"trong giai điệu (miễn là giữ được càng sát ý của bài thơ càng tốt)

 

Trường hợp bài thơ ngắn như bài "Mùa Thu Và Thơ Mới" nói trên thì bắt buộc nhạc sĩ phải "kiêm" luôn thi sĩ trong một vài khoảnh khắc của cuộc đời! Và chính chỗ này là chỗ "anh em" giết nhau nhiều nhất!

 "Thơ người ta vĩ đại như thế,tôi làm sao bây giờ?"


Nhân đây cũng phải mở một dấu ngoặc là : khác với ngôn ngữ âu châu không có dấu, vì ngôn ngữ việt nam mình có dấu do đó khi phát âm đòi hỏi sự chính xác nên (trong hầu hết các ca khúc) có những chuyển đoạn của ca khúc ,vì phải giữ đúng Form,Phrase,Structure .v.v.nên "hơi thơ" ở đoạn nhạc về sau,hoặc chưa dùng đến không còn thích hợp cho câu nhạc nữa,bắt buộc phải sáng tác thêm ca từ cho một ý nhạc mới để giữ đúng "cung cách" của ca khúc.

 

Vì vậy khi một ca khúc phổ thơ "được sáng tác một lèo, y hệt như bài thơ, không sai một chữ" điều này là một vấn đề cần suy nghĩ lại.

 

Sau đây chúng ta đọc ca từ và nghe lại ca khúc "Lệ Buồn Nhớ Mi" cùng với những suy nghĩ nêu trên:

 

Cành xương tháng chín

 ký ức âm u

 mưa mù tháng giêng

Hồn cây phong úa

đâu nắng hôm xưa

mưa buồn cuối trời

Dấu chân nghìn dặm

vàng sau lưng

vàng đôi môi

mùa em thu tím

giữa quạnh hiu tôi cúi chào

giữa quạnh hiu tôi cúi chào

Trăm năm đã thẹn

biển sóng vực sâu

bầy chim thương tích

buồn khăn áo người

Trăm năm vẫn đợi

môi nhớ tàn phai

bàn chân nhớ đất

lệ buồn nhớ mi

Rừng mưa tháng chín

môi tóc em đâu

nỗi buồn sớm mai

Mùi hương đã chết

dấu tích năm xưa

môi lạnh tiếng cười

nhớ em

hạt bụi

đời hư vô

còn tương tư

hỏi sông núi cũ

giữa mùa thu em nhớ gì?

giữa mùa thu em nhớ gì?

 

(Dangkhanh 1996)

(Những câu chữ thường là sáng tác "bắt buộc" của Đăng Khánh )

 

Hai cái bẫy (traps) lớn nhất trong nghệ thuật phổ nhạc trên một bài thơ là "melody trap và lyric trap".

 

Bài thơ chỉ mới đọc lên đã nghe như mình vừa phổ nhạc xong một ca khúc, thì đó chính là cái giai điệu "cài sẵn" trong bài thơ của thi sĩ, đây là cái bẫy sập thứ nhất.

 

Cái bẫy của ca từ xuất hiện khi câu thơ của thi sĩ "cực kỳ diễm lệ" mà đến đoạn nhạc "bắt buộc" phải "ghép tim " với một câu thơ sáng chế "vội vàng và vớ vẩn" thì cũng là đã làm khổ nhà thơ

 vậy.!

 

Có một điều thích thú khi tôi tìm ca từ cho giai điệu của 4 câu:

 

Trăm năm vẫn đợi

môi nhớ tàn phai

---------------------- ?

---------------------- ?

 

(Tôi vừa tự tìm được ca từ ghép vào giai điệu cho 2 câu như trên) bất chợt từ trong caí "ký ức âm u" của tôi loé sáng lên 4 câu thơ vô cùng trác tuyệt của Lê mà tôi thuộc lòng từ một bài thơ khác cũng của thi sĩ đó là 4 câu:

 

Ta đã đợi em từ hạt bụi

Mai về nhớ lấy dấu chân xưa

Bàn chân nhớ đất còn khô nẻ

Môi nhớ tàn phai lệ nhớ mi


Rất bất ngờ giai điệu của câu nhạc của tôi "captures" ngay lập tức hai tứ thơ của đoạn tứ tuyệt trên và hoàn tất đoạn nhạc:

 

Trăm năm vẫn đợi

Môi nhớ tàn phai

Bàn chân nhớ đất

Lệ buồn nhớ mi....

(DK/DTL)

 

Làm nghệ thuật có được những đền bù rất lạ lùng, mà có lẽ tiền bạc không mua được! Như một trong những thú vị của bài "Lệ Buồn Nhớ Mi" trên đây đối với riêng tôi.

Nghĩ cho cùng "đời sống đã khôn cùng , nghệ thuật thì...làm sao ai biết được ! "

 

Nhìn con cá đang bơi lội trong hồ, làm sao ta biết được: cá đang buồn hay cá đang vui!

 

Xin coi đây cũng chỉ là việc "uống ngụm nước trà, nói chuyện cho vui cuộc đời tị nạn".

 

Rất trân trọng

 

Đăng Khánh


Đường An Bình.Houston,TX

"Mưa mù tháng giêng năm 2012"

Chú thích: Để nghe những nhạc phẩm trong bài viết (và các tác phẩm khác của Dang Khanh xin mời vào:

saigonocean.com

dangkhanh.com

dangkhanhmusics.com

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 20235:25 CH(Xem: 1033)
Có lần bàn đến những đề tài về cá tính miền Nam, Sơn Nam “khẳng định” (chữ của Sơn Nam): “Không có ‘người Việt miền Nam’ mà chỉ có người Việt Nam.”
05 Tháng Tám 20236:14 CH(Xem: 1167)
Trong Việt ngữ, chúng ta dùng nhiều chữ không phải là thừa; vì mỗi chữ chỉ thị một văn loại khác nhau, có chút đặc điểm riêng.
02 Tháng Tám 20239:46 SA(Xem: 1053)
Báo chí miền Nam viết nhiều, nói nhiều về Dương Nghiễm Mậu và đều dành cho ông những tình cảm đặc biệt và một vị trí xứng đáng trong dòng văn học miền Nam trong giai đoạn từ năm 1954
31 Tháng Bảy 20238:06 SA(Xem: 1456)
Tuy đến với thi ca sớm, nhưng Tô Thùy Yên viết không nhiều.
12 Tháng Bảy 20234:20 CH(Xem: 1203)
Trước 1975 Lê Vĩnh Ngọc là họa sĩ vẽ bìa và minh họa cho tuần báo Tuổi Ngọc,
04 Tháng Bảy 20239:17 SA(Xem: 1289)
Những năm gần đây, tôi ít thấy thơ lục bát xuất hiện trên báo chí hoặc các trang mạng văn chương.
27 Tháng Sáu 20231:18 CH(Xem: 4711)
Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên
27 Tháng Sáu 20239:14 SA(Xem: 4743)
Nếu bị đày ra một hoang đảo và chỉ được phép đem theo một tập thơ duy nhất để đọc trong lúc nhàn rỗi
22 Tháng Sáu 20238:43 SA(Xem: 1160)
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta lại thiếu chữ nghĩa, thiếu âm thanh, thiếu màu sắc như bây giờ.
10 Tháng Sáu 20234:20 CH(Xem: 1016)
Anh giải thích: 'Nghệ thuật hội họa của tôi là đường nét, là màu sắc do chúng tự sinh ra trong tự do chứ không bị tạo thành trong gò bó, không bị sao chép theo những khuôn mẫu đã có, đã thấy...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18832)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8126)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13901)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25367)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22813)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,