TRẦN MỘNG TÚ - Mười lăm năm Mai Thảo

24 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 11420)
TRẦN MỘNG TÚ - Mười lăm năm Mai Thảo

Sáng nay khi trở dậy, đứng nhìn ra ngoài cửa kính, tôi không thấy gì cả. Không trùng trùng núi tuyết trên cao, không chen chúc phong tùng lưng chừng, không ẩn hiện nhà cửa dưới thấp, không lau lách, không bến bờ; cái hồ quanh co trước nhà cũng mất tăm, mất vết, chỉ có một dòng sông sương như sữa đặc chảy lênh láng vào tận thềm nhà. Tháng Một dương lịch ở miền Tây Bắc Mỹ là mùa đông, tháng của sương mù, sương muối, tháng hàn thử biểu ở 25-30 F vào ban ngày. Tuyết chưa xuống là may rồi, chỉ lạnh thôi. Lạnh se lòng, lạnh làm trí nhớ quay giật lùi, lạnh làm nỗi buồn lăn về phía trước. Tôi mặc áo ấm, sửa soạn đi nhà thờ dự lễ sáng ngày thường. Nào khăn, nào mũ, áo ấm, găng tay, tôi lái xe đi giữa sương mù, đi chầm chậm, đi tới đâu nhìn tới đó. Đầu óc bềnh bồng như sương trước mỗi đoạn xe qua. Vừa lái xe vừa nghĩ đến tối hôm qua nói chuyện với Nguyễn-Xuân Hoàng. Hoàng nói: Tú ơi tháng này là tháng anh Mai Thảo đi đấy. Giật mình nhìn lịch, tháng Một rồi, tháng Một của năm 2013, anh Mai Thảo mất được mười lăm (15) năm.

maithao-tranh_dinhcuong-content-content

​​Mười lăm năm ngắn và buồn như một tiếng thở dài. Tôi nghĩ đến anh, một người để suốt một đời cho đam mê chữ nghĩa. Theo tôi, đam mê văn chương là một đam mê đẹp nhất, vì văn chương là một nghệ thuật người đam mê nó thấy mình như được chúc phúc, được lượng trời rót xuống cho riêng mình, rồi mình mang ra tặng cho những người chung quanh. Đam mê văn chương cũng như đi trong sương mù mùa đông, đẹp và run rẩy. Đi bước nào biết bước đó, mắt mở căng ra cũng không nhìn được xa hơn.Thế giới văn chương như dòng sông sương đặc quánh, phía trước lấp lánh nhưng chẳng hứa hẹn chắc chắn một điều gì. Người làm văn chương cứ thả nổi hồn mình cho gió cuốn đi mất vào trong vũng sương không đáy. Con người nghệ sĩ thật sự, không kỳ vọng một điều gì ở người đời tặng lại cho những sáng tác của mình.
 
thubutmaithao-content
(Thủ bút của Mai Thảo gửi cho Trần Mộng Tú, nhắc bài cho VĂN)​​

Xương thịt Mai Thảo bây giờ, sau mười lăm năm đã thành phân bón cho phần đất anh nằm bên dưới, mặt đất trên mộ anh, cỏ đã xanh hơn, sức vươn lên của cọng cỏ khỏe mạnh hơn, con sóc con thỏ hoang nào đi qua chắc cũng dừng lại, nhấm nháp vài cọng cỏ non xanh đó. Tôi mỗi lần xuống Cali, đều có ghé nghĩa trang thăm anh, chuyện trò đôi câu, đặt tay lên hàng chữ có tên Mai Thảo, xoa xao lên mặt cỏ như xoa lên vầng trán của một người thân đang nằm ngủ.
 
Những cuốn sách của anh, có cuốn trong thư viện, trong hiệu sách ở Việt Nam, ở Úc, ở Pháp, ở Mỹ, ở Canada hay ở bất cứ nơi nào có người Việt cư ngụ, có văn hóa ngôn ngữ Việt được sử dụng.
 
Trong cái gia tài văn chương phong phú của anh (10 tập truyện ngắn, 2 tập tùy bút và 33 truyện dài) Mai Thảo còn làm thơ nữa. Không ai biết anh làm thơ từ bao giờ.

cao_linh_chup_hinh_mai_thao_death_valley_3-1981__ng_duc_cung_-content
Trần Cao Lĩnh chụp hình Mai Thảo (Hình Nguyễn Đức Cung)

Mai Thảo làm thơ. Chao ơi! Thơ.
 
Thơ của anh cũng lừng khừng, từ tốn, ngắn gọn, gióng một, thâm trầm như khi anh nói chuyện với các bạn văn của anh. Mỗi chữ thơ của anh viết xuống có khẩu khí riêng của anh, không lẫn vào với thơ của bất cứ ai.
 
Đây là ba bài thơ gia đình của anh trở lại Việt Nam sau hơn 20 năm (kể từ 1975) đã tìm được ở nhà người thân, nơi anh từng trú ẩn.
 
Hình Tượng

Từ trong cửa tối nhìn ra
Thấy gần: bóng lá, thấy xa: biển trời
Lá lay, bóng cách ngăn đời
Biển im, hình tượng cõi người không ta.

 
Thủy Tinh

Trở mình chăn chiếu mênh mông
Giấc mơ chật hẹp vẫn trong cuộc đời
Mộng ta không xóa nổi người
Đáy đêm còn đọng tiếng cười thủy tinh.

 
Kim

Miếng da bịt mắt thành đêm
Cây kim khâu miệng thành im lặng mồ
Tay chân, giây trói bao giờ
Da, kim, giây ấy bây giờ là ta.

 
Làm sao người đọc có thể nhầm lẫn ngôn ngữ này, khẩu khí này với một nhà thơ khác được. Những bài thơ tìm được này cũng cho ta thấy Mai Thảo đã làm thơ từ lâu, trước khi tập Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền xuất bản ở Mỹ.(1989)
 
Đọc thơ Mai Thảo tôi thấy anh rất cao ngạo. Anh cao ngạo thấy anh chính là mặt trời (nhật) chính là mặt trăng (nguyệt) nhưng lại chua xót cho cái thân nghiệp (Karma) của chính mình , tự nhìn ra “nhật nguyệt đều tăm tối”
Một cái cao ngạo rất đáng cảm thương vì anh cao ngạo với chính mình, với định mệnh, với cái thân nghiệp của riêng mình.
 
Ta thấy ta đêm giữa sáng ngày
Ta ngày giữa tối thẳm đêm dài
Sao không, nhật nguyệt đều tăm tối
Tự thuở chim hồng rét mướt bay.

 
Có phải khi những người làm văn chương rơi vào cô đơn thì họ cô đơn đến cùng cực và có thể tìm cái chết để đi tới cái đích cuối của cô đơn như nhà văn Nhật Kawabata và nhà văn Mỹ Hemmingway chẳng hạn.
 
Mang cái thân của một người đàn ông độc thân, cái tâm của một văn-thi-sĩ. Mai Thảo là một trong nhưng người cô đơn cùng cực đó. Nhưng ông không tự hủy, ông viết văn, làm thơ và rót rượu mỗi ngày, thế thôi.
 
Một Mình


Ngồi tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng người: kia, uống cái gì đây?
Uống ư? một ngụm chiều rơi lệ
Và một bình đêm rót rất đầy

 
“Một ngụm chiều rơi lệ” Còn câu thơ nào nói lên được sự cô đơn hơn thế không?
 
Anh Mai Thảo, mười lăm năm rồi đấy, những người bạn khi anh sống, anh thân quý họ, khi anh mất đi họ chẳng thể nào quên anh được. Đối với Tú (và Nguyễn- Xuân Hoàng nữa), anh Mai Thảo vẫn đâu đó quanh đây; dù đời sống có tất bật, nắng có lóa mắt mùa hạ, sương có che mờ lối mùa đông, vẫn có đôi lúc Tú thảng thốt nhớ đến anh khi bất chợt tìm thấy một chai rượu mạnh để quên lâu ngày trong tủ, hay một buổi sáng nào đó nhìn thấy cỏ bỗng xanh biếc trên ngọn đồi sương.
 
Nhắc đến anh chính là nhắc đến thời gian, đến vó câu qua cửa, nhắc đến một cõi không rồi ai cũng đến. Ta có gặp nhau ở cõi đó hay không? Nào ai biết được.
 
Cõi không là thơ. Không còn gì nữa hết là thơ. Nơi không còn gì nữa hết khởi đầu là thơ. Một xóa bỏ tận cùng. Từ xóa bỏ chính nó. Tôi xóa bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết. Tôi thơ. (Bờ Cõi Khởi Đầu- trong TTHTNMĐ)
 
Ngủ yên đi nhé, thơ.
 
Trần Mộng Tú
Tháng 1/2013

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Sáu 20238:43 SA(Xem: 1444)
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta lại thiếu chữ nghĩa, thiếu âm thanh, thiếu màu sắc như bây giờ.
10 Tháng Sáu 20234:20 CH(Xem: 1215)
Anh giải thích: 'Nghệ thuật hội họa của tôi là đường nét, là màu sắc do chúng tự sinh ra trong tự do chứ không bị tạo thành trong gò bó, không bị sao chép theo những khuôn mẫu đã có, đã thấy...
04 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 2060)
Anh Cung, tiếng cuốc trong thơ anh chắc cũng đau đáu cái nỗi đau con quốc quốc của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng chỗ tụ lửa trong tâm hồn anh, tôi đồ, vẫn là Ngày Mai anh viết hoa.
28 Tháng Năm 202312:14 CH(Xem: 2408)
Tác giả “Ly Rượu Mừng”, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, là một đột phá trong nền âm nhạc Việt.
10 Tháng Tư 20234:11 CH(Xem: 1923)
Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ lớn, người cách tân táo bạo Thơ Việt, khơi mở Thơ TỰ DO.
24 Tháng Ba 20235:18 CH(Xem: 2247)
Tôi gặp nhà văn Minh Quân lần đầu tại nhà nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm 1973.
04 Tháng Ba 202310:00 SA(Xem: 1853)
Chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác.
27 Tháng Hai 202310:33 SA(Xem: 1718)
Thi sĩ Nguyên Sa đã nói “Làm thơ hay dễ lắm. Thơ hay như một đường gươm bén. Làm thơ dở mệt lắm, giống như đi cày!” Khi gặp anh, tôi nói rất tâm đắc câu nói về chuyện làm thơ hay của anh. Nguyên Sa nói thêm, thật ra không có thơ dở. “Cái gọi là thơ dở không phải là thơ!”
24 Tháng Giêng 20233:21 CH(Xem: 2321)
Nhà văn hóa Nguyễn Vỹ đã gắn bó, hoạt động năng nổ, đầy tâm huyết nên có con đường mang tên Nguyễn Vỹ!
06 Tháng Giêng 20239:23 SA(Xem: 1745)
Năm 1943, Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can và Tô Hoài rủ nhau làm một chuyến giang hồ từ Hà Nội vào Sài Gòn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8851)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17188)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12388)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19125)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9295)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 698)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1075)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1242)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22542)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14081)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19226)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7938)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8862)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8536)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11110)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30767)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20843)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25558)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22942)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21783)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19835)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18085)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19295)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16953)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16138)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24551)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32008)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34955)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,