THÁI DOÃN HIỂU - Ba thi hào họ Nguyễn cùng chung một dòng máu: Nguyễn Trãi - Nguyễn Du - Nguyễn Đình Chiểu!

15 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 8850)
THÁI DOÃN HIỂU - Ba thi hào họ Nguyễn cùng chung một dòng máu: Nguyễn Trãi - Nguyễn Du - Nguyễn Đình Chiểu!

Năm 1991, sau khi công bố phát hiện Vương Bột tử nạn nơi nào !? ở báo Văn Nghệ, nhà thơ Hữu Thỉnh lúc đó là Tổng biên tập của báo đến nhà chúng tôi ở Sài Gòn chơi, cùng tác giả nhấm nháp thành tích phát hiện ra mộ tổ của nền thơ Đường bất hủ. Đó là sự kiện làm “sửng sốt cả thế giới”

nguyen_01-content

Mộ Nguyễn Bặc tại xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình

(chữ dùng của tạp chí Liêu Vọng, cơ quan văn hóa đối ngoại của Hội nhà văn Trung Quốc). Nhà thơ Hữu Thỉnh phát giác ra là tôi có bản Ba thi hào họ Nguyễn… và cứ đòi xin nằng nặc. Tôi thưa với Hữu Thỉnh là các luận điểm của tôi còn non, chờ cho một thời gian để nó cứng cáp đã. Nay đã trên 24 năm, vấn đề này đã ổn và chín, tôi xin thông báo với nhà thơ Hữu Thỉnh là tôi công bố đây. Độc Chiêu cuối cùng trong 5 phát hiện quan trọng của tôi đối với văn học Việt Nam và thế giới, mà chúng tôi đang dự định in thành sách:

nguyen_02-content

Nguyễn Trãi 1380-1442

1. Phát hiện nơi tử nạn của Thi hào Trung Quốc Vương Bột đời Đường cách đây 1.300 năm trên biển Cửa Hội sông Lam, Nghệ An. Bài công bố trên báo Văn Nghệ số - !991 của Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Truyện Kiều là tự truyện tâm linh của Nguyễn Du. Đăng trên Tạp chí Sông Hương số 11-2010

3. Làng Vạc - phế đô nước Âu Lạc. Đăng ở VanVN.net của Hội Nhà văn Việt Nam

4. Chu Thần Cao Bá Quát là cha đẻ của Phó vương Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải. Đăng Tạp chí Sông Hương số 4-2013

5. Ba thi hào họ Nguyễn cùng mang một dòng máu Nguyễn Trãi - Nguyễn Du - Nguyễn Đình Chiểu. Đăng Tạp chí sông Hương số 11- 2013

nguyen_03-content

Nguyễn Du 1766-1820

Để khỏi vòng vo Tam quốc mất thì giờ quý vị bạn đọc, và mọi người đỡ sốt ruột, tôi xin thưa ngay: Vị thủy tổ của ba thi hào họ Nguyễn : Nguyễn Trãi - Nguyễn Du - Nguyễn Đình Chiểu là Thái tể triều Đinh, Định Quốc công Nguyễn Bặc.

Vậy, Nguyễn Bặc là ai?

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikiphedia thì Nguyễn Bặc sinh năm 924 –15 tháng 10, 979 âm lịch là công thần khai quốc nhà Đinh, cùng với Đinh Điền giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam. Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Nguyễn Bặc là người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng, Ninh Bình. Từ thuở nhỏ, ông đã cùng kết bạn với Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ.

nguyen_04-content

Nguyễn Đình Chiểu 1822-1888

Khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn tử trận (965), các sứ quân nổi dậy. Anh em Nguyễn Bặc theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp. Theo thần phả, khi đánh dẹp một sứ quân mạnh là Nguyễn Siêu, Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục cùng 2 tướng khác bị tử trận. Vạn Thắng Vương liền sai Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Lê Hoàn mang quân đánh báo thù, kết quả diệt được Nguyễn Siêu (967).

Ngoài trận đánh Nguyễn Siêu, Nguyễn Bặc đóng góp nhiều công lao trong việc đánh dẹp các sứ quân, thống nhất toàn quốc dưới tay vua Đinh.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức là Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc được phong làm Định quốc công, Đinh Điền được phong làm ngoại giáp. Chính sử không nói rõ nhưng các gia phả họ Nguyễn có giải thích thêm rằng: Nguyễn Bặc làm quốc công, coi việc nội giáp, tức là việc nội chính, còn Đinh Điền làm ngoại giáp coi việc bên ngoài.

Theo các gia phổ họ Nguyễn và tài liệu “Lược sử họ Nguyễn tại Việt Nam”, Nguyễn Bặc được coi là bậc tiền thủy tổ họ Nguyễn ở Việt Nam.

Sau khi vương quyền nhà Đinh mà Thái hậu Dương Vân Nga cùng quần thần chuyển giao sang tay họ Lê, Đinh Điền, Nguyễn Bặc khởi binh đánh Lê Hoàn và cả hai vị khai quốc công thần này đều tử trận. Nguyễn Bặc có một người con trai cả là Nguyễn Đê ở lại làm quan cho triều Lê Đại Hành. Cuối đời ông dời cư vào Gia Miêu Thế thứ các đời họ Nguyễn ở Gia Miêu từ thế kỷ X sắp xếp như sau: Nguyễn Bặc : 1-Nguyễn Đê. 2-Nguyễn Viễn. 3- Nguyễn Phụng. 4- Nguyễn Nộn. 5- Nguyễn Thế Tứ. 6- Nguyễn Hoằng Du. 7- Nguyễn Biện. 8- Nguyễn Sử. 9-Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn). 10- Nguyễn Đức Trung.

Muốn nghiên cứu nguồn gốc họ Nguyễn ở Việt Nam, chúng ta hãy tìm đến Gia Miêu ngoại trang, là cái nôi, nơi xuất phát điểm của nhiều dòng họ Nguyễn tỏa đi khắp nước.

Gia Miêu ngoại trang là một trang ấp có từ xa xưa. Trang là làng, ấp nhưng ở tiếp giáp với núi, nằm trong thung lũng nhỏ sông Tống Giang, có Long Khê chảy qua ở phía tây bắc huyện Tống sơn tức huyện Hà Trung, Thanh Hóa bây giờ, phía bắc Gia Miêu có rặnng núi Răng Cưa, nằm ở Bắc Thiên Tôn Sơn, ngọn núi thiêng của dòng họ Nguyễn. Gia Miêu là nơi tập kết an nghỉ của tổ tiên bao đời dòng họ Nguyễn sau khi tung hoành khắp bốn phương, tận trung báo quốc xây dựng và bảo vệ đất nước. Rặng núi Rặng Cưa phía bắc Thiên Tôn Sơn là biên giới tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh Hóa. Phía Tây Gia Miêu cách 5 km là núi Thạch Thành nơi ngày xưa có một đồn binh gọi là Man Bảo (hay Vạn Bảo), nơi tận cùng phía đông mường Thạch Thành mà Nguyễn Biện (đời thứ7) đã xây dựng thành công 12 sơn động cuối đời Trần, làm hậu thuẫn căn cứ địa cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trở thành rất nhiều khai quốc công thần kháng Minh thời Lê Lợi. ! Làng Mường này đến thời Pháp cai trị trở thành 37 làng Mường trực thuộc dòng lang cun Nguyễn Đình ở Quảng Tế. Vùng thung lũng này cao so với các cánh đồng trũng phía đông và nam, nên không bao giờ ngập lụt. Từ khi ngăn đập Bến Quân làm thủy lợi lấy nước suối Rồng thì vùng này phì nhiêu không thể thiếu nước

Gia Miêu là quê gốc của nhiều dòng họ Nguyễn. Từ xa xưa, nhiều người họ Nguyễn đã từ đây chuyển cư đi khắp mọi miền đất nước và thành lập những dòng họ rất lớn ở Bắc, Trung, Nam. Dòng họ ở đây là con cháu Định quốc công Nguyễn Bặc, nhưng từ đầu đời Lê đã tách ra làm ba họ Nguyễn : Họ Nguyễn Đình thờ vị tổ là Bình Ngô khai quốc công thần Nguyễn Lý. Họ Nguyễn Hữu thờ vị tổ là bình Ngô khai quốc Công thần Nguyễn Công Duẩn. Dòng họ Nguyễn Văn thờ Thịnh Quận công Nguyễn Chữ. Vì họ to và họ xa phải tách ra làm ba họ Nguyễn để con cháu có điều kiện kết hôn với nhau. Trong làng còn có họ Mai là họ ngoại của họ Nguyễn. Từ xa xưa, đình làng Gia Miêu chỉ có thờ bốn vị tiên hiền là tổ của bốn vị tổ họ Nguyễn Hữu, Tổ họ Nguyễn Lý, Tổ họ Nguyễn Văn và Tổ họ Mai. Từ trước 1945, ở Gia Miêu chỉ có 4 họ trên. Trong thời Nguyễn, không thể có họ nào khác lọt vào sống ở đây. (1)

Sử sách thường ghi Nguyễn Kim (1468-1545) - cha của chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Hoàng – là danh tướng Việt Nam thời nhà Lê sơ và là người đặt nền móng cho sự thành lập nhà Lê trung hưng

Theo phả hệ họ Nguyễn Gia Miêu cho rằng Nguyễn Kim và Nguyễn Hoằng Dụ là anh em họ. Người sinh ra Nguyễn Kim là Nguyễn Văn Lưu, anh Nguyễn Văn Lang và bác Nguyễn Hoằng Dụ (đời thứ 6).

Sau khi tướng Lê - Trịnh là Nguyễn Kim (2) chết do bị đầu độc bởi hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất, bộ tướng của ông lên thay là Trịnh Kiểm. Để diệt trừ hậu hoạ, Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông. Thấy anh trai bị hại, có ngày vạ lây, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái là vợ Trịnh Kiểm nói khéo cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, sinh ra chúa Nguyễn sau này.

Danh sách tổ tiên chúa Nguyễn nối đời là: Nguyễn Đức Trung · Nguyễn Văn Lang · Nguyễn Hoằng Dụ · Nguyễn Kim · Nguyễn Hoàng · Nguyễn Phúc Nguyên · Nguyễn Phúc Lan · Nguyễn Phúc Tần · Nguyễn Phúc Thái ·Nguyễn Phúc Chu · Nguyễn Phúc Trú · Nguyễn Phúc Khoát · Nguyễn Phúc Luân.

*

Ở Gia Miêu, ông tổ của dòng Nguyễn Đình là Bình Ngô khai quốc công thần Nguyễn Lý. Cháu của Nguyễn Lý là Nguyễn Đình Thuận theo Chúa Tiên Nguyễn Hoàng di cư vào xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên.

Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ lớn nhất của miền Nam nửa cuối thế kỷ XIX xuất thân trong gia đình nhà nho là hậu duệ của 1 trong 3 họ Nguyễn Đình ở Phong Điền.(3) Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Đình, ông tổ của họ theo chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp tại nơi này. Lớn lên, ông Nguyễn Đình Huy cưới vợ ở đây và đã có hai con (một trai và một gái).Mùa hạ, tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân, để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, sinh được 7 con (4 trai, 3 gái), và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng.

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới , phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, trước thuộc Gia Định; nay thuộc tỉnh Long An) làm vợ. Bà Điền là em gái thứ năm của Lê Tăng Quýnh, học trò ông, vì cảm phục và mến thương thầy, đã xin gia đình tác hợp. Con của Nguyễn Đình Chiểu có tất cả là ba trai ba gái. Trong số ấy có nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (con gái thứ tư) và Nguyễn Đình Chiêm (con trai thứ sáu) là người có tiếng trong giới văn chương, nối nghiệp cầm bút của cha.

nguyen_05-content

Mộ Nguyễn Đình Chiểu (giữa), mộ vợ Lê Thị Điền (phải), mộ Sương Nguyệt Anh (trái), đằng sau là đền thờ ở Ba Tri, Bến Tre.

*

Sau khi cha là Nguyễn Bặc tử nạn, trừ người anh cả Nguyễn Đê ở lại làm quan cho Lê Hoàn, còn người con thứ hai của Nguyễn Bặc là Nguyễn Thứ bất cộng đái thiên với triều đình mới nên dời cư về huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Sau non bốn thế kỷ thì sinh ra Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi (1380–19/9/1442), quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang. Ông là con trai của hàn sĩ Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của thân vương Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm 1400, ông từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách đô hộ nhà Minh. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Nguyễn Trãi là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm

nguyen_06-content

Đền thờ Nguyễn Trãi tại Côn Sơn, xã Cộng Hòa – huyện Chí Linh- Hải Dương

1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nòi giống của Nguyễn Trãi còn sót lại từ Anh Vũ – con bà Phạm Thị Mận

vẫn được duy trì phát triển. Năm 1969, khi khoa Văn Đại học Sư Phạm Vinh sơ tán về xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu, Nghệ An, lớp chúng tôi thường mượn nhà thờ họ Nguyễn làm nơi hội thoáng mát. Ông tộc trưởng cho biết chi họ của ông thuộc dòng Nguyễn Trãi, trực tiếp thờ ông tổ Anh Vũ. Trên đường Nguyễn Trãi kéo dài từ quận 1 đến quân 5 tp Hồ Chí Minh hiện có một nhà thờ lớn thờ Nguyễn Phi Khanh khá lâu đời, do con cháu Anh Vũ lập. Tôi có chơi thân với nhà thơ Nguyễn Phi Nguyện. Anh Nguyện thuộc dòng trực hệ Anh Vũ. Như vậy con cháu Nguyễn Trãi vẫn không bị tuyệt chủng.

Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

*

Có một hậu duệ xuất sắc của Nguyễn Bặc thế kỷ XVI là Tướng quân Nguyễn Quyện. Nguyễn Quyện là người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, xứ Sơn Nam, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Ông cùng dòng họ với Nguyễn Trãi. Cha ông là Nguyễn Thiến (có chỗ ghi là Thuyến) đỗ trạng nguyên năm NhâmThìn niên hiệu Đại Chính Nhà Mạc 1532. Dưới triều vua Mạc Phúc Nguyên, Nguyễn Thiến giữ chức Thượng thư bộ Lại, tước Thư Quận công. Tướng Nguyễn Quyện được giao giữ vệ Phù Nam, tước Văn Thái hầu và là con rể Thái tể Lê Bá Ly. Tháng ba năm Tân Hợi, Lê Bá Ly đem 17.000 quân các đạo Tây Nam sang hàng Lê thì Nguyễn Thiến và Nguyễn Quyện cùng đi theo. Nguyễn Thiến được vua Lê cho giữ nguyên chức tước. Tháng 8 năm Đinh Tỵ, niên hiệu Quang Bảo thứ tư triều Mạc 1557, Nguyễn Thiến chết, Nguyễn Quyện cùngg em là Nguyễn Miễn trốn về hàng vua Mạc Phúc Nguyên.

Trong trận chống nhau với vua Lê ở Hồ Trì tháng 9 năm Đinh Tỵ, Nguyễn Quyện đánh tan quân Lê do Vũ Lăng hầu và Phạm Đức Kỳ chỉ huy, lập chiến công rực rỡ.

Tháng 6 năm Diên Thành thứ 9 năm 1574 vua Mạc Mậu Hợp sai tướng Nguyễn Quyện đánh Nghệ An, huyết chiến với tướng Lê Công Tích và Trịnh Mô (tức Nguyễn Cảnh Mô) vài tháng không phân thắng bại, lại rút quân về.

Ngày 6 tháng giêng năm Diên Thành thứ 10 năm 1575, Nguyễn Quyện lại cất quân tiến đánh Nghệ An giết được Lại Quốc công Phan Công Tích ngay giữa trận tiền ở Lèn Hai Vai, Diễn Châu.

Tháng 7 năm Diên Thành thứ 11 năm 1576, Nguyễn Quyện lại đánh vào Nghệ An, truy bắt sống được Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Mô (Trịnh Mô) ở núi Ngọc Sơn Thanh Hóa, giải về kinh sư.

nguyen_07-content

Nhà thờ Nguyễn Du ở Tiên Điền, Hà Tĩnh

Từ đó uy danh của Nguyễn Quyện.càng lẫy lừng. Đương thời coi ông là một danh tướng. Tháng 4 năm Đan Thái Nguyễn Quyện được vua thăng Thượng Đẳng Quốc công.

Mùa xuân ngày 6-1 năm Hồng Ninh thứ 3 năm 1592, khi kinh thành Thăng Long thất thủ, Nguyễn Quyện bị quân Trịnh bắt, được Trịnh Tùng biệt đãi. Ông than rằng “Ông tướng bại trận không thể nói mạnh được. Trời đất bắt Mạc suy thì dẫu anh hùng cũng khó ra sức”.

Sau khi vua Mạc Hồng Ninh (Mạc Mậu Hợp) bị giết, Nguyễn Quyện và các con cháu phải khuất theo nhà Lê, nhưng không phục, tìm cách chống lại. Việc bại lộ, cả nhà cùng bị thảm sát, chỉ có một người con trai của Nguyễn Miễn trốn thoát. Đó là Nam Dương hầu Nguyễn Nghiệm. Ông giong buồn vượt biển chạy trốn vào làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, giấu tên họ, tung tích, chỉ gọi là ông già Nam Dương. Sau này, con cháu tập hợp lại thành chi phái họ Nguyễn Tiên Điền, tức là dòng họ của Đại Thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều bất hủ. Danh nhân văn hóa thế giới.

* Tác giả gửi Quê Choa Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

____________

(1) Viết theo tài liệu Gia phả dòng họ Thái tể triều Đinh, Định Quốc công Nguyễn Bặc. Bộ thế phả do tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1795-1868) biên soạn.
(2) Nguyễn Kim được các vua nhà Nguyễn sau này truy tôn miếu hiệu là Triệu Tổ, thụy hiệu là Di Mưu Thùy Dụ Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Khải Vận Nhân Thánh Tĩnh hoàng đế.
(3) Ban tu thư Tuyển tập Nguyễn Đình Chiểu có về xã Bồ Đề điều tra nhưng không ra manh mối gì cả.

(Nguồn: http://bolapquechoa.blogspot.com/)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 446)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 609)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 634)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 682)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 706)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 798)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 7916)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 862)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
25 Tháng Mười 20231:55 CH(Xem: 684)
Tất cả kéo tôi trở lại là mình với những cảm xúc dịu dàng. Ở đó tôi gặp Nhà Thơ Trịnh Y Thư.
19 Tháng Mười 20231:35 CH(Xem: 1068)
Nhiều ngôi chùa trong thành phố gióng chuông tiễn biệt vị phật tử khác thường.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16699)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11968)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18743)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8938)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8006)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 754)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22281)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13821)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19047)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7735)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8340)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20705)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25299)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22777)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21555)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19609)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17919)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16787)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15985)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24312)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31731)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,