THÁI DOÃN HIỂU - Thần Thi Vương Bột (Kỳ 3)

17 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 5454)
THÁI DOÃN HIỂU - Thần Thi Vương Bột (Kỳ 3)

THẦN THI VƯƠNG BỘT – VANG VỌNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG [kỳ 3]
Bút ký điền dã của THÁI DOÃN HIỂU

[d] VĂN NGHIỆP CỦA THI HÀO VƯƠNG BỘT :

[LỜI DẪN: Thơ Đường hay Đường thi là toàn bộ thơ ca đời Đường được 2.300 nhà thơ người Trung Quốc sáng tác hơn 55.000 bài thơ trong khoảng TK 7 - 10 (618 - 907).

Thơ Đường chia ra làm 4 giai đoạn:
Sơ Đường (618 - 713),
Thịnh Đường (713 - 766),
Trung Đường (766 - 835),
Vãn Đường (835 - 907). 

Thời Sơ Đường, các nhà thơ mệnh danh là "Tứ kiệt" gồm Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương và Vương Bột đã đổi được phần nào phong khí uỷ mị của thơ các triều đại trước.
Tới Trần Tử Ngang thì có phong trào đổi mới thi ca theo tinh thần phong nhã của "Kinh thi" và "phong cốt Hán Nguỵ", chủ trương làm thơ phải có "kí thác", nghĩa là nói lên tâm tình của mình, ghi lại cảm xúc thật sự của mình trước hiện thực đời sống, bỏ hẳn thơ sắc tình đời Lục triều, và thơ ca công tụng đức, thơ ứng chế của một số nhà thơ đầu đời Đường như Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn.
Các nhà thơ sau Trần Tử Ngang làm thơ "kí thác" đều theo 2 khuynh hướng chính là trữ tình, lãng mạn, hoặc hiện thực xã hội. Ba đại biểu lớn là Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. 

Màu sắc phong cách của các nhà thơ đời Đường rất khác nhau, tuỳ người sáng tác theo đạo Nho, đạo Phậthoặc theo Lão Trang. 
Thơ Đường có loại thơ như sau: "biên tái" (Cao Thích, Sầm Tham), thơ "điền viên" (Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên), thơ "tân nhạc phủ" (Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn), thơ "chính nhạc phủ" đời Vãn Đường (Bì Nhật Hưu, Đỗ Tuấn Hạc) và theo khuynh hướng hiện thực (Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị). 

Các nhà thơ sáng tác theo 3 thể chính: thơ luật Đường, thơ Cổ phong và Nhạc Phủ .

Những bài thơ hay nhất của Lý Bạch là thơ nhạc phủ và các bài cổ phong thích hợp với phong cách phóng túng của ông.
Đỗ Phủ thì dùng thể cổ phong khi làm thơ hiện thực và dùng thể luật thi khi làm thơ trữ tình .

Về nội dung cũng như về nghệ thuật, khó tìm được những đặc điểm chung cho bấy nhiêu nhà thơ, sống ở nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau, tư tưởng sở thích cũng khác nhau. Nhưng về ngôn ngữ, thơ Đường tinh luyện, súc tích, chọn lọc, âm điệu hài hoà, đa dạng, phong phú. Các nhà thơ Đường không nói hết ý mình khi làm thơ, đó là một cách làm cho người đọc cùng tham gia với nhà thơ trong việc thưởng thức bài thơ. Đời Đường được xem là thời đại hoàng kim của thơ ca Trung Quốc thời phong kiến. Và người nước ngoài thường chỉ biết ba Đại thi hào đời Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị’, ít khi biết được sơ Đường tứ kiệt – người tiên phong khai sơn phá thạch cho nền thơ trác việt này, đến nay vẫn là đỉnh cao của văn hóa nhân loại mà không một nền thơ nào trên thế giới vượt được nó. 

Một trong bốn nhà thơ kiệt xuất đó là Vương Bột
Trước tác còn lại của Vương Bột là bộ sách 16 quyển Vương Tử An tập (Tác phẩm của Vương Tử An), gồm sách biên khảo văn sử triết - viết từ tài liệu sưu tầm của ông nội Vương Thông (2) và nổi bật nhất là thơ .
Bài văn nổi tiếng của ông là Đằng Vương Các Tự. Các tác phẩm lớn khác của Vương Bột trong bộ Vương Tử An tập có:
Hán Thư Chỉ Hà (10 quyển)
Chu Dịch Phát Huy (5 quyển)
Thứ Luận Ngữ (10 quyển)
Chu Trung Toản Tự (5 quyển)
Thiên Tuế Lịch
Tất cả các tác phẩm trên đều bị thất bản.

Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần. Vương có thói quen là mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn bút nghiên xong rồi nằm đắp chăn ngủ, khi tỉnh dậy, cầm ngay cây bút lên viết một loạt nên vần.
Chúng tôi xin trích dẫn dưới đây khoảng một chục bài thơ của Vương Bột để bạn đọc hình dung sáng rõ tài thơ thần đồng của người:

Đằng Vương các tự

Nam Xương cố quận, Hồng Đô tân phủ.
Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư.
Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ, khống Man Kinh nhi dẫn Âu Việt.
Vật hoa thiên bảo, long quang xạ Ngưu Đẩu chi khư;
Nhân kiệt địa linh, Từ Trĩ hạ Trần Phồn chi tháp.
Hùng châu vụ liệt, tuấn thái tinh trì,
Đài hoàng chẩm Di Hạ chi giao, tân chủ tận đông nam chi mỹ.
Đô đốc Diêm công chi nhã vọng, khể kích dao lâm;
Vũ Văn tân châu chi ý phạm, xiêm duy tạm trú.
Thập tuần hưu hạ, thắng hữu như vân;
Thiên lý phùng nghinh, cao bằng mãn toạ.
Đằng giao khởi phụng, Mạnh học sĩ chi từ tông;
Tử điện thanh sương, Vương tướng quân chi võ khố.
Gia quân tác tể, lộ xuất danh khu;
Đồng tử hà tri, cung phùng thắng tiễn.

Thời duy cửu nguyệt, tự thuộc tam thu.
Lạo thuỷ tận nhi hàn đàm thanh, yên quang ngưng nhi mộ sơn tử.
Nghiễm tham phi ư thượng lộ, phỏng phong cảnh vu sùng a.
Lâm đế tử chi Trường Châu, đắc tiên nhân chi cựu quán.
Tằng đài tủng thuý, thượng xuất trùng tiêu;
Phi các lưu đan, hạ lâm vô địa.
Hạc đinh phù chử, cùng đảo tự chi oanh hồi;
Quế điện lan cung, liệt cương loan chi thể thế.
Phi tú thát, phủ điêu manh,
Sơn nguyên khoáng kỳ doanh thị, xuyên trạch hu kỳ hãi chúc.
Lư diêm phác địa, chung minh đỉnh thực chi gia;
Khả hạm mê tân, thanh tước hoàng long chi trục.
Hồng tiêu vũ tễ, thái triệt vân cù.
Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Ngư chu xướng vãn, hưởng cùng Bành Lễ chi tân;
Nhạn trận kinh hàn, thanh đoạn Hành Dương chi phố.

Dao khâm phủ sướng, dật hứng thuyên phi.
Sảng lại phát nhi thanh phong sinh, tiêm ca ngưng nhi bạch vân át.
Kỳ Viên lục trúc, khí lăng Bành Trạch chi tôn;
Nghiệp thuỷ châu hoa, quang chiếu Lâm Xuyên chi bút.
Tứ mỹ cụ, nhị nan tinh.
Cùng thê miện vu trung thiên, cực ngu du ư hạ nhật.
Thiên cao địa huýnh, giác vũ trụ chi vô cùng;
Hứng tận bi lai, thức doanh hư chi hữu số.
Vọng Trường An vu nhật hạ, chỉ Ngô Hội ư vân gian.
Địa thế cực nhi nam minh thâm, thiên trụ cao nhi bắc thần viễn.
Quan san nan việt, thuỳ bi thất lộ chi nhân ?
Bình thuỷ tương phùng, tận thị tha hương chi khách.
Hoài đế hôn nhi bất kiến, phụng Tuyên thất dĩ hà niên ?

Ta hồ!
Thời vận bất tế, mệnh đồ đa suyễn.
Phùng Đường dị lão, Lý Quảng nan phong.
Khuất Giả Nghị vu Trường Sa, phi vô thánh chủ;
Thoán Lương Hồng vu Hải Khúc, khởi phạp minh thời.
Sở lại quân tử an bần, đạt nhân tri mệnh.
Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm ?
Cùng thả ích kiên, bất truỵ thanh vân chi chí.
Chước Tham tuyền nhi giác sảng, xử hạc triệt dĩ do hoan.
Bắc hải tuy xa, phù dao khả tiếp;
Đông ngung dĩ thệ, tang du phi vãn.
Mạnh Thường cao khiết, không hoài báo quốc chi tâm;
Nguyễn Tịch xướng cuồng, khởi hiệu cùng đồ chi khốc!

Bột tam xích vi mệnh, nhất giới thư sinh.
Vô lộ thỉnh anh, đẳng Chung Quân chi nhược quán;
Hữu hoài đầu bút, mộ Tông Xác chi trường phong.
Xả trâm hốt ư bách linh, phụng thần hôn ư vạn lý.
Phi Tạ gia chi bảo thụ, tiếp Mạnh thị chi phương lân.
Tha nhật xu đình, thao bồi Lý đối;
Kim thần phủng duệ, hỉ thác Long môn.
Dương Ý bất phùng, phủ Lăng vân nhi tự tích;
Chung Kỳ ký ngộ, tấu lưu thuỷ dĩ hà tàm ?

Ô hô!
Thắng địa bất thường, thịnh diên nan tái.
Lan Đình dĩ hĩ, Tử Trạch khâu khư.
Lâm biệt tặng ngôn, hạnh thừa ân ư vĩ tiễn;
Đăng cao tác phú, thị sở vọng ư quần công.
Cảm kiệt bỉ thành, cung sơ đoản dẫn.
Nhất ngôn quân phú, tứ vận câu thành.
Thỉnh sái Phan giang, các khuynh lục hải vân nhĩ.

Đằng Vương cao các lâm giang chử,
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ.
Hoạ đống triêu phi Nam Phố vân,
Châu liêm mộ quyển Tây Sơn vũ.
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
Vật hoán tinh di kỷ độ thu.
Các trung đế tử kim hà tại ?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu.
Bài tựa về gác Đằng Vương
(Đây là) quận cũ Nam Xương; phủ mới Hồng Đô.
Sao chia ngôi Dực, ngôi Chẩn; đất nối núi Hành, núi Lư.
Như cổ áo của ba sông, vòng đai của năm hồ; khuất phục đất Man Kinh, tiếp dẫn miền Âu Việt.
Vẻ rực rỡ của vật chính là đồ quý báu của trời; ánh sáng vằn rồng chiếu lên khu vực sao Đẩu sao Ngưu.
Bậc hào kiệt nơi người do khí linh tú của đất mà có; nhà cao sĩ Từ Trĩ hạ chiếc giường treo của Trần Phồn.
Chốn hùng châu như sương mù giải giăng; nguời anh tuấn như ngôi sao rong ruổi.
Đài, hào nằm gối lên giao giới vùng Di, Hạ; khách, chủ đều là những vẻ đẹp miền đông, nam.
Tiếng tăm tốt của đô đốc Diêm Bá Tự cùng với những khải kích đi đến miền xa.
Quan thái thú Vũ Văn Quân, là mô phạm của châu mới, tạm dừng xe tại chốn này.
Mười tuần nhàn rỗi, bạn tốt như mây.
Ngàn dặm đón chào, bạn hiền đầy chỗ.
Giao long vượt cao, phụng hoàng nổi dậy, đó là tài hoa của Mạnh học sĩ, ông tổ của từ chương.
Tia chớp tía, hạt sương trong, đó là tiết tháo của Vương tướng quân, nhà cai quản võ khố.
Nhân gia quân làm quan tể tại Giao Châu, tôi đi thăm miền nổi tiếng đó.
Kẻ đồng tử này đâu biết có việc chi, hân hạnh gặp buổi tiệc linh đình.
Lúc này đương là tháng chín, thuộc về ba thu.
Nước rãnh cạn, đầm lạch trong; ánh khói đọng, núi chiều tia.
Trông ngựa xe trên đường cái; hỏi phong cảnh nơi gò cao.
Đến miền Trường Châu của đế tử; tìm được quán cũ của người tiên.
Núi non cao biếc, nhô khỏi lớp mây; bóng gác bay, màu son chày, dưới không sát đất.
Bến hạc, bãi phù quanh co đến tận đảo cồn; điện quế, cung lan bày ra cái thể thế của núi non.
Mở rộng cửa tô; cúi xem cột chạm.
Đồng núi trông rộng khắp; sông đầm nhìn hãi kinh.
Cửa ngõ giăng mặt đất, đó là những nhà rung chuông, bày vạc.
Thuyền bè chật bến sông, trục vẽ chim sẻ xanh, rồng vàng.
Cầu vồng tan, cơn mưa tạnh; vẻ rực sáng, suốt đường mây.
Ráng chiều rơi xuống, cùng cái cò đơn chiếc đều bay; làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc.
Thuyền câu hát ban chiều, tiếng vang đến bến Bành Lễ.
Bầy nhạn kinh giá rét, tiếng kêu dứt bờ Hành Dương.
Khúc ngâm xa xôi sảng khoái; hứng thú phiêu dật bay nhanh.
Tiếng vui phát sinh, gió mát nổi dậy; ca nhẹ lắng chìm, mây trắng lưu lại.
Tre lục vườn Kỳ, khí lan chén rượu Bành Trạch.
Sắc đỏ sông Nghiệp, ánh soi ngọn bút Lâm Xuyên.
Sẵn bốn điều hay; đủ hai bậc tốt.
Ngắm trông khắp cả khoảng trời; vui chơi hết ngày nhàn rỗi.
Trời cao, đất xa, biết vũ trụ rộng vô cùng.
Hứng hết, buồn về, hiểu đầy vơi là có số.
Trông Trường An dưới mặt trời; trỏ Ngô Hội trong khoảng mây.
Thế đất tận cùng, biển Nam sâu thẳm; cột trời cao ngất, sao Bắc xa xôi.
Quan san khó vượt, nào ai sót thương người lạc lối ?
Bèo nước gặp nhau, hết thảy đều là khách tha hương.
Tưởng nhớ chốn cửa vua, không trông thấy được; phụng chiếu nơi Tuyên Thất, chẳng biết năm nào.

Than ôi!
Thời vận chẳng bình thường; đường đời nhiều ngang trái.
Phùng Đường dễ thành già cả; Lý Quảng khó được phong hầu.
Giả Nghị bị khuất nơi Trường Sa, chẳng phải không vua hiền thánh.
Lương Hồng phái náu miền Hải Khúc, đâu có thiếu thời quang minh.
Nhờ được: người quân tử vui cảnh nghèo; bậc đạt nhân biết rõ mệnh.
Tuổi già càng phải mạnh hơn, nên hiểu lòng ông đầu bạc.
Lúc cùng hãy nên thêm vững, không rớt chí đường mây xanh.
Uống nước suối Tham, lòng vẫn sáng; ở nơi cùng khổ, bụng còn vui.
Biển bắc tuy xa xôi, nhưng cưỡi gió có thể đi tới.
Đã để trôi qua lúc mặt trời mọc ở phương đông, nhưng khi bóng lặn khóm tang du, phải đâu đã muộn.
Mạnh Thường thanh cao, vẫn mang tấm lòng báo quốc.
Nguyễn Tịch rồ dại, há bắt chước tiếng khóc đường cùng.
Bột này là đứa nhỏ cao ba thước, một gã học trò.
Không có đường xin dải dây dài, như tuổi niên thiếu của Chung Quân.
Nhưng có hoài bão vứt cây bút, yêu mến cơn gió dài của Tông Xác.
Bỏ rơi trâm hốt ở trăm năm; theo việc thần hôn ngoài vạn dặm.
Tuy không phải là cây báu nhà họ Tạ; nhưng được ở gần hàng xóm tốt của họ Mạnh.
Ngày sau, tôi sẽ rảo bước trước sân, lạm phụ thêm lời đối đáp của ông Lý.
Sớm nay, nâng tay áo, vui mừng được gửi gắm họ tên tại cổng rồng.
Không còn được gặp Dương Ý, nên đọc thiên lăng vân mà tự tiếc.
Nhưng đã gặp Chung Kỳ, thì tấu khúc lưu thuỷ có hổ thẹn gì.

Than ôi!
Chốn danh thắng chẳng thường tồn tại; bữa tiệc lớn khó gặp hai lần.
Lan Đình còn đâu nữa, Tử Trạch thành gò hoang.
Hân hạnh được thừa ân Diêm công trong bữa tiệc vĩ đại này, tôi viết lời tặng khi lâm biệt.
Còn như lên cao làm phú, đó là việc mong mỏi nơi các ông.
Xin dốc lòng thành quê kệch; cung kính làm bài tự ngắn.
Trước ngỏ một lời, sau bày tình ý; đồng thời bốn vận đều xong.
Mời rảy nước sông Phan, cùng làm cho nghiêng mây trong đất liền lẫn mây ngoài biển vậy.

Bên sông, đây gác Đằng Vương.
Múa ca đã tắt, ngọc vàng nào ai ?
Cột rồng Nam Phố mây bay.
Rèm châu mưa cuốn ngàn Tây, sớm chiều.
In đầm, mây vẩn vơ trôi.
Tang thương vật đổi, sao dời mấy thâu.
Đằng vương trong gác giờ đâu ?
Trường Giang nước vẫn chảy mau mé ngoài.
 Trần Trọng San dịch

 
 Trường Giang nước vẫn chảy mau mé ngoài.

Bản dịch thơ của Mai Lăng:

Trước Nam Xương sau Hồng Đô phủ,
Đối Ngũ Hồ hội tụ ba sông.
Nam Kinh chắn, Âu Việt thông,
Sao chia Dực Chẩn, đất vòng Hành Lư.
Đây cảnh sắc đẹp như thiên bảo,
Ánh rồng bay sao Đẩu sao Ngâu,
Địa linh nhân kiệt từ lâu,
Nhà trên Tử Trĩ, giường đâu Trần Phồn.
Đất Hùng Châu sương dồn móc dội,
Trang tuấn tài dong ruổi như sao.
Đài mương Di Hạ liền giao,
Yêu kiều khách chủ trải vào đông nam.
Đô đốc Diêm, đã nhàm tiếng tốt,
Hành quân xa, kích buộc nơ hồng.
Tân quan mô phạm Vũ công,
Áo khăn thân khoát, xe rông chỗ này.
Mười tuần rảnh, bạn tày mây rỡ,
Đón dặm ngàn, khắp chỗ bạn thân.
Phụng giao cao vượt đằng vân
Ấy tài họ Mạnh bút vần từ chương.
Lằng sét tía, màn sương trong tỏ,
Như tiết Vương, vũ khố quản cai.
Gia quân chúa tể cõi ngoài,
Đất thiêng, nhân vượt đường dài thử qua
Gặp tiệc đây, nào ta hay biết,
Tháng chin giờ, vào tiết ba thu.
Non chiều tía khí âm u,
Sắc trong hồ lạnh, rạch khu cạn dần.
Cảnh gò cao ngựa rần xe vượt,
Đất con vua tìm được quán tiên.
Cao xanh đài lớp lớp liền,
Vươn mình đâm thẳng tới miền không trung.
Bóng gác bay, linh lung đỏ ối,
Tỏa lửng lưng, chẳng tới đất bằng.
Bến cò bến vịt thênh thang,
Uốn quanh đảo lớn, kéo sang bãi cồn
Hình thể núi, cung lan điện quế,
Mở cửa thêu, xem vẻ kèo hoa.
Núi đồng nhìn rộng bao la,
Sông đầm mắt mở thấy mà hãi sao.
Đầy mặt đất, biết bao cổng ngõ,
Ấy những nhà, chuông gõ bữa ãn,
Thuyền to thuyền nhỏ bến giăng,
Rồng vàng sẻ biếc trục lăn vẽ vời.
Cầu vồng biến, mưa thời đã dứt,
Thấu đến cùng, sáng rực đường mây.
Ráng chiều cò lẻ cùng bay,
Nước thu trời rộng là đây, một màu.
Chiều thuyền cá, lâu lâu vẳng hát,
Tiếng hát đưa phảng phát bến Bành.
Nhạn bầy sợ lạnh chao quanh,
Tiếng kêu đứt đoạn trên thành Hành Dương.
Buông vạt áo, lòng vương vấn lạ,
Hứng khởi lên nhàn hạ biết bao.
Tiếng vui gió mát lao xao,
Đứng yên mây trắng đọng vào lời ca.
Vườn Kỳ Viên, trúc pha xanh ngát,
Rượu xứ Bành, khí nhạt lan dần.
Rắc lên sông Nghiệp đỏ rần,
Rực lên tia sáng bút thần Lâm Xuyên.
Bốn điều tốt, cảnh thiên tâm sự,
Thảy điều lành, khách chủ hai ngôi.
Mắt trông khắp cả vùng trời,
Tột cùng vui vẻ, cuộc chơi cả ngày.
Trời cao thâm, đất dày tột bậc,
Vũ trụ hay, rằng thật vô ngần.
Vui đi buồn lại đến gần,
Đầy vơi mới biết có phần số thôi.
Ngóng Trường An , gầm trời lưng lửng,
Hướng về Ngô, mây lững thững bay.
Địa hình vô tận là đây,
Biển nam, sao bắc trụ bày trời xa.
Quan san hiểm, vượt qua không thể,
Ai xót thương, cho kẻ lạc miền.
Tha hương bèo bọt có duyên,
Cửa Vua không thấy, lầu Tuyên năm nào.
Không thời vận, đường bao trắc trở,
Phùng dễ già, Lý khó phong hầu.
Trường Sa Gỉa Nghị nằm lâu,
Chúa hiền vua thánh, phải đâu không còn.
Cảnh Lưu Hồng mỏi mòn Hải Khúc,
Há đâu là chẳng lúc minh quân,
Chẳng qua quân tử an bần,
Tận tường số mệnh, đạt nhân ấy mà.
Phải mạnh lên lúc đà có tuổi,
Nên hiểu lòng cho lão tóc sương.
Lúc cùng càng phải kiên cường,
Không nên làm lỡ bước đường mây xanh.
Uống suối Tham, tâm sanh sáng láng,
Nơi khốn cùng lại đáng hân hoan,
Biển bắc xa, cỡi gió sang,
Mé đông đã khuất, cành tang chẳng chầy.
Lòng báo quốc, Mạnh đây cao khiết,
Khóc đường cùng, Nguyễn tiết há dây.
Thư sinh ba thước Bột này,
Chẳng xin dây chắc, chẳng tày Chung Quân.
Vung đầu bút, bao lần mong ước,
Cỡi gió dài, Tông Xác mến thôi.
Trăm năm trâm hốt bỏ rồi,
Dặm muôn công việc hôm mai theo đà.
Cây báu Tạ, tuy là khôn sánh,
Cũng được luôn họ Mạnh cận kề.
Ngày sau, sân rảo bước về,
Chắp thêm lời đối, trọn bề Lý Ngư.
Áo long môn, sáng chừ vui gởi,
Chẳng gặp Dương, tiếc bởi Lăng Vân.
Chung Kỳ gặp lại nên gần,
Tấu chơi Lưu Thủy còn ngần ngại chi.
Nơi danh thắng, dễ gì tồn tại,
Cuộc tiệc sang, có lại được đâu.
Lan Đình mai một từ lâu,
Còn vườn Tử Trạch ra màu gò hoang.
Lúc biệt ly, đôi hàng nay tặng,
Hân hạnh thay ! ơn nặng tiễn đưa.
Lên cao đặt phú làm thơ,
Đấy là công việc cậy nhờ quý ông.
Ngắn ý quê, hết lòng kính cẩn,
Phú một bài, bốn vận nên rồi.
Sông Phan rẩy nước xin mời,
Nghiêng mây từ đất tận trời biển đông.
Gác Đằng Vương, bên sông cao nóc,
Hết múa ca, tiếng ngọc phôi phai.
Cột hoa Nam Phố mây mai,
Rèm châu chiều cuốn, non đoài hạt rơi.
Trải mấy thu, sao dời vật đổi,
Mây ánh đầm, ngày dõi lửng lơ.
Gác đây, đế tử đâu giờ,
Trường Giang vẫn chảy hững hờ ngoài hiên.


Bản dịch thơ của Đinh Vũ Ngọc
Phụng Hà :

Nam Xương quận cũ
Phủ mới Hồng Đô
Sao trời Dực, Chẩn chia ngôi
Hành, Lư hai núi tiếp đôi hai miền
Có năm hồ nối liền Âu Việt
Có ba sông vây siết Kinh Man
Báu trời hoa vật rõ ràng
Ánh rồng rực chiếu huy hoàng Đấu, Ngưu.
Đất linh thiêng nên người tài trí
Giường Trần Phồn, Từ Trĩ hạ xong
Hùng châu sương phủ
Tinh tú ruổi dong
Đài hào Di, Hạ gối lòng
Khách, chủ sáng đẹp vàng ròng Đông nam
Diêm đô đốc vốn trang thanh lịch
Tiếng tăm theo khải kích vang lừng.
Uy nghi Thái thú Văn Quân
Gương mẫu châu mới tạm dừng xe đây
Mười tuần nhàn rỗi
Bạn tốt như mây
Vạn dặm đón nhau
Khách hiền chật ghế
Mạnh học sĩ tài hoa trăm vẻ
Nguồn văn chương phượng múa rồng bay
Vương tướng quân thao lược đủ đầy
Kho võ khí sương thanh chớp tía
Thăm cha làm quan tể
Nên đất lành tìm đi
Tuổi trẻ biết chi
Được hầu yến tiệc
Tháng chín theo thời tiết
Tháng thứ ba thu tàn
Mương rảnh khô khan
Nước đầm trong lạnh
Ảnh khói đọng
Núi chiều hồng
Ngựa xe đường cái ngắm trông
Gò cao dừng lại hỏi phong cảnh nầy
Bãi trường đế tử còn đây
Tìm ra được quán Tiên ngày xưa xa
Tầng tầng cao ngất
Trên mây phủ la đà
Son chảy gác bay
Dưới lìa xa đất lạnh
Bến Hạc, bãi Phủ cồn đảo bọc
Cung Lan, điện Quế núi non che
Vừa mở rộng màn the
Đã phô bày cảnh vật
Núi đồng trải, tầm nhìn ngây ngất
Sông đầm sâu, ánh mắt kinh hoàng
Dinh thự dựng nghênh ngang
Nhà chuông rung vạc đặt
Thuyền bè neo tấp nập
Trục sẻ xanh rồng vàng
Nào ai thương kẻ bôn ba lạc đường?
Chừ đây bèo nước tương phùng
Cũng đều là khách tha hương xa nhà
Tưởng nhớ chốn cửa vua
Khó mà trông thấy được
Phụng chiếu nơi Tuyên Thất
Chẳng biết đến năm nào
Ô hô!
Thời vận đổi thay sao !
Đường đời nhiều điên đảo
Phùng Đường dễ già lão
Lý Quảng khó phong hầu.
Trường Sa, Giả Nghị chịu đày
Há chẳng phải là vua hiền thánh?
Biếm Lương Hồng nơi biển lạnh
Há chẳng phải thiếu thời quang minh?
Nhờ được
Quân tử vui nghèo
Đạt nhân rõ mệnh
Tuổi già cả càng nên vững mạnh
Xin hiểu lòng ông lão bạc đầu!
Lúc khốn cùng vẫn cứ kiên cường
Không nhụt chí trên đường mây biếc
Dẫu uống nước suối Tham
Sáng trong còn phân biệt
Dẫu sống nơi rãnh cạn
Gò bó vẫn an vui
Biển Bắc tuy xa xôi
Gió cao còn tới được
Vừng Đông dù xế khuyết
Bãi dâu chẳng mất nào
Mạnh Thường đó thanh cao
Cũng dạt dào tấm lòng cứu nước
Nguyễn Tịch kia cuồng ngược
Há nỉ non tiếng khóc đường cùng
Bột này ba thước thân hình
Chỉ là gã thư sinh bé dại
Không đường xin dây dài một sãi
Như Chung Quân trai trẻ thuở nào
Gác bút, lòng những ước ao
Cuối ngọn gió dài Tông Xác
Cõi trăm năm bỏ rơi trâm hốt
Việc sớm chiều ngoài vạn dặm lo xa
Không là cây báu Tạ gia
Cũng cùng hàng xóm Mạnh bà gần nhau
Trước sân rảo bước ngày sau
Sánh cùng ông Lý góp câu luận bàn
Sáng nay, tay áo gọn gàng
Gởi tên lên trước cửa Rồng, mừng thay!
Không cùng Dương Ý gặp nhau
Thiên Lăng Vân đọc tiếc đau cả lòng
Chung Kỳ gặp gỡ nhau xong
Tấu khúc Lưu Thuỷ còn mong chờ gì?
Than ôi!
Chốn danh thắng mấy khi còn mãi
Tiệc vui không trở lại bao giờ
Lan đình chữ đã hoang sơ
Bãi cồn Tử Trạch trơ vơ tháng ngày
Mấy lời viết lúc chia tay
Xin kính thừa ân Diêm chủ
Còn như lên cao làm phú
Kính mong ở phần quý ngài
Tình cảm đơn sai
Viết bài tựa ngắn
Một lời vừa bén
Bốn vận xin hầu:

Gác Đằng cao ngất bên sông sâu
Múa hát đàn ca vắng bấy lâu
Nam phố mây mai in cột chạm
Tây sơn mưa xế cuốn rèm châu
Mây trôi đầm lặng soi bao thuở
Vật đổi sao dời trải mấy thâu
Trong gác con vua đâu vắng bóng?
Hiên ngoài sông nước vẫn trôi mau.


Đồng Tước kỹ kỳ 1

Kim Phượng lân Đồng Tước,
Chương hà vọng Nghiệp thành.
Quân vương vô xứ sở,
Đài tạ nhược bình sinh.
Vũ tịch phân hà tựu,
Ca lương nghiễm vị khuynh.
Tây lăng tùng giả lãnh,
Thùy kiến ỷ la tình.


Dịch thơ:

Lầu Kim Phượng cạnh đài Đồng Tước
Đầu sông Chương mãi hướng Nghiệp thành
Thấy đâu động tỉnh quân vương
Đài xưa còn ủ những thương yêu vì
Tiệc rượu múa lắm khi trước đã
Cầu xướng ca chưa ngã chưa nghiêng
Đồi tây lạnh lẽo mấy miền
Những người áo lụa niềm riêng một thì.

 Phan Lang dịch

Đồng Tước kỹ kỳ 2

Thiếp bản thâm cung kỹ,
Tằng Thành bế cửu trùng.
Quân vương hoan ái tận,
Ca vũ vị thùy dung.
Cẩm khâm bất phục tị,
La y thùy tái phùng.
Cao đài tây bắc vọng,
Lưu thế hướng thanh tùng.



Dịch thơ:

Thâm cung em vốn là ca kỹ
Khóa cổng Tằng Thành luỹ chín tầng
Quân vương tình giảm mười phần
Sửa sang dáng dấp mà gần được ai
Áo gấm kia đâu còn đẹp mãi
Nọ lụa là có phải may thêm ?
Đài cao tây bắc lạnh lùng
Lệ em chảy đến đám tùng trơ xanh

 Phan Lang dịch


Tư quy

Trường Giang bi dĩ trệ
Vạn lý niệm tương qui
Hướng phục cao phong vãn
Sơn sơn hoàng diệp phi


Dịch nghĩa:

Nghĩ lúc trở về

Nỗi thương đau đã lắng đọng trên sông Trường Giang.
Ở nơi xa muôn dặm mong nhớ lúc trở về.
Huống chi lúc chiều tà, có cơn gió thổi lồng lộng
Lá vàng tung bay trên núi non trùng điệp


 Dịch thơ :
 
Trường Giang sầu lắng trong lòng
Đường xa muôn dặm nhớ mong ngày về
Chiều buông gió lộng lê thê
Lá vàng quanh núi bốn bề tung bay
 Hải Đà dịch


Giang Nam lộng

Giang Nam lộng,
Vu Sơn liên Sở mộng,
Hành vũ hành vân kỷ tương tống.
Dao hiên kim ốc thượng xuân thì,
Ngọc đồng tiên nữ vô kiến kỳ.
Tử lộ hương yên diểu nan thác,
Thanh phong minh nguyệt dao tương tư.
Dao tương tư, thảo đồ lục.

Dịch thơ:

Giang Nam lộng

Giang Nam đùa dở
Vu Sơn nối liền mộng Sở
Tiếp tiếp mây mưa chia tay mấy độ
Hiên ngọc nhà vàng xuần đế rộ
Tiên nữ ngọc đồng không kỳ hẹn ước
Sương thơm khói biếc khó mong
Gió đông trăng bạc mơ mòng nhớ nhau
Mơ mòng nhớ nhau, đường xanh cỏ biếc một màu.
 Phan Lang dịch
Ky xuân

Khách tâm thiên lý quyện,
Xuân sự nhất triêu quy.
Hoàn thương bắc viên lý,
Trùng kiến lạc hoa phi.

Dịch thơ:

Giữ xuân

Lòng khách ngàn dặm mỏi
Ánh xuân về sớm nay
Thương tâm trong vườn bắc
Lại thấy bóng hoa bay.

 Hồng Hà dịch

Lạc hoa lạc

Lạc hoa lạc, lạc hoa phân mạc mạc.
Lục diệp thanh phu ánh đan ngạc,
Dữ quân bồi hồi thượng kim hợp.
Ảnh phất trang giai đại mạo diên,
Hương phiêu vũ quán thù du mạc.
Lạc hoa phi, liêu loạn nhập trung duy.
Lạc hoa xuân chính mãn,
Xuân nhân quy bất quy.

Dịch thơ:

Hoa tàn rụng

Hoa tàn rụng, hoa tàn rụng cánh bay tung
Lá xanh cuống lục ánh hồng đài hoa
Bồi hồi dưới bóng vàng pha
Tiếng hoa phảng phất thềm xà cừ ru
Hương thơm trướng múa thù du
Hoa bay, bay nhập mịt mù màn vây
Một mùa xuân chín tràn đầy
Người xuân hứa đến mà nay không về.
 
 Phan Lang dịch


Phổ An Kiếm Âm đề bích

Giang Hán thâm vô cực,
Lương Mân bất khả phan.
Sơn xuyên vân vụ lý,
Du tử kỷ thời hoàn?


Dịch thơ:

Đề vách núi Kiếm Âm ở Phổ An

Giang Hán tin không đến
Lương Mân vào khó ghê
Mây mù sông núi hiểm
Du tử lúc nao về ?

 Nguyễn Hà dịch


Tống Đỗ thiếu phủ chi nhậm Thục Xuyên

Thành khuyết phụ Tam Tần,
Phong yên vọng Ngũ tân.
Dữ quân ly biệt ý,
Đồng thị hoạn du nhân.
Hải nội tồn tri kỷ,
Thiên nhai nhược tỉ lân.
Vô vi tại kỳ lộ,
Nhi nữ cộng triêm cân.

Dịch xuôi:

Tiễn Đỗ Thiếu phủ nhậm chức ở Thục Xuyên

Quan thiếu phủ họ Đỗ đi làm việc ở Thục Xuyên
Từ kinh thành ra che phủ cho xứ Tam Tần
Trông miền Ngũ Tân trong sương gió mịt mù
Tôi cùng ông đều có cái tình ý biệt ly
(Vì) đều có những kẻ làm quan trôi nổi nơi xa xôi

Trong bốn biển vẫn còn người tri kỉ
Thì ở góc trời xa vẫn gần gũi như bên cạnh
Ở ngõ rẽ thôi đừng làm
Như người con gái khóc ướt cả khăn




Dịch Thơ :

Kinh khuyết giữ Tam Tần
Gió mây ngóng ngũ tân
Cùng lênh đênh bể hoạn
Nên bịn rịn đưa chân
Bốn bể còn tri kỷ
Góc trời vẫn thiết thân
Đừng như nhi nữ nhé
Lối rẽ lệ dầm khăn
 KD

Biệt nhân kỳ 2

Giang thượng phong yên tích
Sơn u vân hạ đa
Tống quân Nam phố ngoại
Hoàn vọng tượng như hài.

Dịch thơ:

Chia tay người kỳ 2

Núi thẳm mây mù đọng,
Sông dài khói sóng bao.
Tiễn anh rời Nam Phố,
Dõi mắt biết làm sao!

 Cao Tự Thanh dịch


Thánh Tuyền Yến

Phi khâm thừa thạch đắng
Liệt tịch phủ xuân tuyền
Lan khí huân sơn chước
tùng thanh vận dã huyền
Ảnh phiêu thùy diệp ngoại
Hương độ lạc hoa tiền
Hứng cấp lâm đường vãn
Trùng nham khởi tịch yên

Dịch xuôi

Dự tiệc ở Thánh Tuyền

Dự tiệc ở đình Thánh tuyền
Vén áo ngồi lên chiếc ghế đá
Người trong bàn tiệc cúi xem suối xuân
Mùi thơm hoa lan quyện vào rượu núi
Tiếng gió thông hoà với khúc nhạc quê
Hình bóng phơ phất ngoài lá rũ
Hương bay qua trước hoa rơi
Rừng suối về chiều càng thêm hứng thú
Khói hoàng hôn bay lèn trong các lớp núi

Dịch thơ :

Vén áo ngồi lên đá
Cúi đầu ngó xuống khe
Lan hoà thơm rượu núi
Thông quyện tiếng đàn quê
Lá rũ hình lay động
Hoa rơi hương thoảng về
Rừng chiều thêm thi vị
Dâng khói mờ sơn khê


Thục Trung Cửu Nhật

Cửu nguyệt cửu nhật vọng hương đài
Tha tịch tha hương tống khách bôi
Nhân tình dĩ yếm nam trung khổ
Hồng nhạn na tòng bắc địa lai

Dịch xuôi

Ngày trùng cửu ở xứ Thục

Ngày mùng chín tháng chín (lên) đài trông quê
Chiều nào ở nơi đất khách nâng chén tiễn người đi
Tình đời đã chán chường nỗi khổ chốn Nam trung
Chim hồng nhạn từ cõi bắc còn đến đây làm gì ?

Dịch thơ:

Trùng cửu lên đài ngóng quê hương
Xứ lạ, rượu sầu tiễn người đi
Chán chường, thân khổ, Nam trung xứ
Đất bắc Nhạn hồng đến mà chi ?

 KD





[d] TRAO ĐỔI VỀ SỰ KIỆN “VƯƠNG BỘT TỬ NẠN NƠI NÀO ?”
GIỮA HỌC GIẢ THÁI DOÃN HIỂU VÀ ĐOÀN NHÀ VĂN TRUNG QUỐC.

(Tường thuật của pv báo Văn Nghệ đăng trên số 47 ra ngày 20-11-1993)

Sáng 2-10-1993, Đoàn Nhà văn Trung Quốc gồm 5 nhà văn đang ở thăm nước ta do ông Trịnh Bá Nông – Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà văn Trung Quốc, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Trung Quốc dẫn đầu đến thăm Văn phòng thường trực các tỉnh miền Nam của tuần báo Văn Nghệ, 43 Đồng Khởi, Tp Hồ Chí Minh. Toà soạn mời ông Thái Doãn Hiểu trao đổi trực tiếp với các nhà văn Trung Quốc về sự kiện “Vương Bột tử nạn nơi nào ?”.

Nhà văn Trịnh Bá Nông đặt vấn đề:

- Với vụ Vương Bột, đồng chí đã làm cho chúng tôi sửng sốt và vui mừng, vì đã tìm ra được một ngôi mộ tổ sáng giá. Chúng tôi cho rằng “đã giải đáp được những nghi vấn hơn nghìn năm nay”. Nhưng sau đó báo chí Trung Quốc đã viết bài trao đổi, phản bác không những riêng đồng chí mà còn bác cả luận thuyết có tính chất truyền thống về cái chết bí ẩn của thi hào Vương Bột. Là người phát hiện ra nơi Vương Bột tử nạn tại cửa biển Nghệ An, đồng chí có ý kiến gì về chuyện này ?

Thái Doãn Hiểu từ tốn:

- Có. Tôi có theo dõi nên đã được đọc bài Có phải Vương Bột chết ở tuổi 20 ? của tiên sinh Ngô Trọng Tương đăng trên tạp chí Liêu Vọng số ra ngày 6-1-1992 (mà thực chất là những luận thuyết của giáo sư trường Đại học Sơn Tây Hà Lâm Thiên).
Nếu những luận thuyết đó thật sự có giá trị về mặt văn bản học thì việc Vương Bột theo cha vế Lục Hợp (Giang Tô) sống thêm được gần 10 năm nữa là một huyền thoại kỳ thú !
Nhưng, trên thực tế, các học giả Trung Quốc làm thế nào để chứng minh được đó là những tài liệu gốc, trong khi nó chỉ là những sao chép của người đời sau dẫu đã được sưu tầm rất công phu ở Nhật hay Mỹ ? Tôi nghĩ: có lẽ vì thương cảm Vương Bột mà một ai đó cứ dàn cảnh làm thơ nối điêu vào thi nghiệp của Vương để chàng sống mãi trong lòng ngưỡng vọng của mình ? Và, Hà tiên sinh, Tô tiên sinh đã dựa vào cái hồ sơ giả đó – nói theo các nói hiện đại của ngành tư pháp để trêu chọc người đời chắng ? Nếu quả Vương có sống thêm được thập niên nữa, với tâm trạng của một kẻ sĩ phạm tội giết người bị kết án tử hình, rồi được Lữ Hậu nể tài tha, cha bị đày vì vạ lây, Vương phải để lại hàng nghìn bài thơ chứ phải đâu chỉ có lèo tèo có bấy nhiêu bài trong Đường thi toàn tập và vài ba bài do giáosư Hà Lâm Thiên sưu tầm được. Một người lỗi lạc như Vương cho dẫu mai danh ẩn tích, chôn thân vào chốn lâm tuyền thì trong mười năm sống thêm ấy nó cũng phải thòi cái mũi dùi Mao Toại ra chứ ?

Điều đáng ngạc nhiên là các thiên sinh đã “cãi” cả Dương Quýnh - bạn chí thân và là nhà thơ nổi tiếng đồng thời với Vương khi ông này nghe tin dữ bạn bất đắc kỳ tử ngoài bể Đông đã cầm một nắm nhang xá ra bể, rồi cẩn thận gom nhặt thi cảo của chàng in thành sách với bài tựa ngậm ngùi thương cảm còn lưu truyền rành rành ra đó trên giấy trắng mực đen ?

Nói gì thì nói, các tiên sinh Trung Quốc vẫn chưa tìm ra nơi Vương Bột tử nạn, trong lúc chúng tôi đã có trong tay những cứ liệu về di chỉ Vương Bột ở xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Nghệ Tĩnh lập tức ra một kỷ yếu Thần thi Vương Bột, trong đó tập hợp hàng chục bài viết của người trong tỉnh chứng kiến hoặc gián tiếp kể về ngôi đền Phúc Vị - nơi thờ Vương Bột. Đáng chú ý có bài của thầy trò trường Sư phạm Liên khu Bốn đi điền dã về ngôi đền năm 1958. Đặc biệt có một bài nghiên cứu của một học giả người Pháp viết khá tỉ mỉ về sự kiện này từ cuối thập niên thứ hai của thế kỷ XX.

Nhà thơ Bành Gia Cẩn hỏi:

- Thế theo đồng chí, Vương Bột chết ở tuổi nào?

- Theo tôi, Vương Bột chết ở tuổi hăm sáu.

Các nhà văn Trung Quốc nhìn nhau, nghi vấn.

- Tại sao cho đến nay, đồng chí vẫn chưa cho công bố các tài liệu ? – Nhà Đông phương học Lợi Quốc – giáo sư Đại học Bắc Kinh nôn nóng hỏi – Trong bài viết chúng ta vừa nhắc đến, học giả Ngô Trọng Tương có nói là học giả Việt Nam “chưa đưa ra được bao nhiêu tài liệu có giá trị”, đồng chí nghĩ gì về vấn đề này ?

- Đâu còn đó cả. Vả lại, nhiệm vụ của chúng tôi dường như đã xong với tư cách là người phát hiện, còn bây giờ là công việc của các nhà khảo cổ học, kiến trúc sư, sử gia… Nhưng do cảm hoài với Vương Bột, tôi đã viết thành một cuốn sách với nhan đề là THẦN THI VƯƠNG BỘT VANG VỌNG CỦA PHƯƠNG ĐÔNG. Vâng, đây quý vị có thể xem bản thảo đánh máy tôi có mang theo. Phần phụ lục có tư liệu, hiện vật lịch sử, các hoạt động của tỉnh Nghê Tĩnh về sự kiện Vương Bột.

Nhà văn Trịnh Bá Nông:

- Bao giờ đồng chí cho in quyển sách quý này ?

- Trên cơ bản quyển sách đã viết xong, có một vài cứ liệu chưa được ổn lắm về mặt khoa học. Tôi rất thiếu tài liệu và thực tế về phía bên các bạn. Giá được đi điền dã một chuyến sang bên ấy thì tốt quá cho không riêng quyển sách này mà còn một công trình khác nữa, đó là quyển LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐỈNH CHI. Quyển sách ấy tôi vừa viết xong từ mùa thu 1991, nhưng cho đến nay vẫn nằm trong dạng bản thảo bởi vì chương Náo động thiên triều kể về cuộc đi sứ năm 1308 của đoàn sứ bộ nhà Trần do Mạc Đỉnh Chi - ông tổ của dòng họ chúng tôi - dẫn đầu rất khó viết. Tôi làm sao có thể hư cấu ra được và ai cho phép hư cầu khi khảo cứu ? về Yên Kinh (tức Bắc Kinh) về triều đình với bá quan văn võ của vua Nguyên Thế Tổ. Rồi chuyện ông ấy theo sứ thần Cao Ly sang Bình Nhưỡng, lấy vợ, đẻ con và để lại một dòng con cháu ở bên ấy ra sao ? Toàn là những chuyện rắc rối mà trong gia phả tộc Mạc chỉ ghi hết sức vắn tắt (11).

- Lại có cả những chuyện thần thoại như thế kia ư ?

- Vâng, có chuyện như thế đấy. Thế gian lắm chuyện đến bất ngờ… Nhưng xin trở lại với vần đề chính – Thái Doãn Hiểu khẩn khoản - Tôi nghĩ là bộ Văn hóa hai nước nên quan tâm tích cực đến vấn đề này, sớm giúp trùng tu ngôi đền Vương Bột. Tôi xin hứa là khi ngôi đền khánh thành, quyển sách của tôi cũng sẽ in xong như một món quà tặng cho các du khách thập phương đến viếng đền.

Nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu đã vui vẻ tặng Đoàn Nhà văn Trung quốc bức ảnh màu khổ lớn tượng Thi hào Vương Bột do chính tay ông chụp (10) và một số tư liệu hiếm về ngôi đền Phúc Vị. Các nhà văn Trung Quốc rất cảm kích khi cầm trên tay các món quà tặng: Các tác phẩm văn học Trung Quốc in bằng tiếng Việt như Mái Tây (Tây sương ký), Tục ngữ Hoa - Việt, Tuyển tập thơ Tống, truyện ngắn hiện đại Trung Quốc Nước mắt của mẹ… mà nhà nghiên cứu Việt Nam đã cộng tác với Nhà xuất bản Văn Học, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh làm ra, cùng những tác phẩm biên khảo khác do vợ chồng ông dày công soạn.

----------------------------------------------------

(1) Ba vị kia là: Lạc Tân Vương, Dương Quýnh và Lư Chiếu Lân
(2) Vương Thông dưới tên chữ là Văn Trung Tử - nhà triết học thời Tùy.
(3) Gác trở thành nổi tiếng hơn 13 thế kỷ nay của Trung Quốc. Đến đời Mimh đổ nát được trùng tu lại lấy tên là Tây Giang đệ nhất lâu. Đến đời Thanh lại lấy tên cũ. Bị phá tan tành sau 9 giờ huyết chiến giữa quân đội Trùng Khánh và quân đội Nhật trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật, 1939.
(4) Có sách chép là Dữ, có sách lại chép là Phù.
(5) Cuốn thứ nhất trong bộ Chân dung các nhà văn qua giai thoại (6 tập)
(6) Lần tôi trở về mới nhất là tháng 8-2009 thì thấy hiện trên nền đất cũ là một nhà gửi trẻ. Vùng đất này hiện trở thành đất vàng nhưng nhưng đất của thần thánh không ai dám mua.
(7) Tả Ao tên thật là Nguyễn Đức Huyền (sách Tang thương ngẫu lục), vì là người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh nên gọi là thầy địa lý Tả Ao. Tả Ao sống vào thế kỷ XVIII.
(8) Lần cuối cùng đền Vương Bột được dựng lại sau chiến tranh là dưới thời nhà Nguyễn năm 1854 (theo trụ biểu đá còn lại sau đền Vương Bột)
(9) Chữ dùng của tạp chí Liêu Vọng.
(10) Một sai lầm nghiêm trọng của Kỷ yếu Thần thi Vương Bột, ảnh tượng của Vương Bột là tượng giả làm bằng thạch cao.
(11) Chuyến thăm Trung Quốc đã được thực hiện vào tháng 7-2005. Tôi cùng Hoàng Liên đã đi điền dã đến 5 thành phô: Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu, Vô Tích, Bắc Kinh với quãng đường 5.000 km bằng máy bay, xe hơi, tàu hỏa, thu hoạch đượ c rất nhiều tài liệu quý.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 14161)
Mong anh khoẻ, tiếp tục vung bút sảng khoái như câu nói của Van Gogh mà anh thích:“Tôi dùng những màu xanh, màu đỏ để tả sự say mê kinh khiếp của con người.
28 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13958)
Lúc Phong Hóa ra số đầu (tòa soạn lúc ấy ở đường Takou), tôi làm báo Rạng đông của Nghiêm Xuân Huyến
25 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 12513)
Khi chọn chủ đề của tranh là “không gian sống” (living space), chắc chắn Lê Thánh Thư đã chọn cho mình một hướng sáng tác
20 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13843)
Bút hiệu đầu tiên của Vũ Hữu Định là Hàn Phong L
16 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13600)
Trong những nhà thơ Việt Nam đương đại, có lẽ Nguyễn Duy là tên tuổi được phổ cập tương đối rộng rãi vào quần chúng.
07 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 15376)
Nhạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt,
26 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 13790)
21 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 16984)
14 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 14712)
08 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 13500)
Trước hai ngày xuống tàu để vượt biên, vào khoảng tháng 11 năm 1981
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8347)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,