MẶC LÂM - Nói chuyện với họa sĩ Trịnh Cung về đề tài hội họa Việt Nam hiện nay

05 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6246)
MẶC LÂM - Nói chuyện với họa sĩ Trịnh Cung về đề tài hội họa Việt Nam hiện nay



Họa sĩ Trịnh Cung sinh quán tại Nha Trang năm 1939. Năm 1957 ông theo học trường Mỹ Thuật Huế và tốt nghiệp vào năm 1962. Cũng trong năm này tác phẩm "Mùa Thu Tuổi Nhỏ" của ông đã được chọn triễn lãm chung với 21 quốc gia. 

Tác phẩm này được trao bằng danh dự, đây là tác phẩm sơn dầu duy nhất của Việt Nam dược chọn trong kỳ triễn lãm này. Trong giải "Hội Họa Mùa Xuân" ông được chọn và trúng giải hai lần vào hai năm 1963 và 1964. Đây cũng là giải cuối cùng của mỹ thuật Sài Gòn. 

Họa sĩ Trịnh Cung cũng đã có thời gian giảng dạy tại hai trường mỹ thuật Huế và Gia Định trong tư cách thỉnh giảng. Ông có nhiều triễn lãm cá nhân trong và ngoài nước, vào năm 1994 cuộc triễn lãm đầu tiên ở nước ngoài của ông diễn ra tại Pháp. 

Năm 1996 ông được đại học San Francisco mời giảng dạy mỹ thuật tại trường với tư cách thỉnh giảng. Trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2000 ông có nhiều cuộc triễn lãm tại Mỹ và tranh của ông được giới mỹ thuật đánh giá cao. 

Mới đây tổ chức Willams Joyner Center mời họa sĩ Trịnh Cung tham gia vào diễn đàn của tổ chức này tại Massachusetts và ông có bài tham luận với đề tài "Mỹ Thuật Việt Nam Đương Đại Từ Chiến Tranh Đến Hòa Bình". 

Chúng tôi được tiếp chuyện với họa sĩ Trịnh Cung khi ông ghé thăm Washington DC và cuộc trao đổi này được thực hiện qua điện thoại. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là yêu cầu họa sĩ sơ lược nội dung bài tham luận của ông tại Williams Joining Center, ông cho biết: 

Tôi trình bày bối cảnh mỹ thuật Việt Nam trong thời chiến ở miền Bắc như thế nào và ở miền Nam như thế nào và tất nhiên là tôi phải chứng minh rằng những bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng của miền Bắc đã vẽ trong thời kỳ chiến tranh, họ theo trường phái nào, khuynh hướng nào để được chấp thuận và đóng góp vào cái hoạt động nghệ thuật trong vùng họ sinh sống và chịu cái sự tác động của nhà nước như thế nào. 

Họa sĩ Trịnh Cung: Tôi trình bày cái đề cương và cái tham luận của mình. Tham luận của tôi về đề tài "Mỹ Thuật Việt Nam Đương Đại Từ Chiến Tranh Đến Hòa Bình" bởi vì tổ chức Willams Joyner Center là một tổ chức chuyên nghiên cứu về chiến tranh và những hậu quả của nó cũng như về những gì mà cuộc chiến Việt Nam phát sinh ra sau chiến tranh. Cũng có nhiều đề tài khác thuộc nhiều lĩnh vực như văn hóa, xã hội...Tôi chọn đề tài nghiên cứu là Mỹ Thuật. 

Tôi trình bày bối cảnh mỹ thuật Việt Nam trong thời chiến ở miền Bắc như thế nào và ở miền Nam như thế nào và tất nhiên là tôi phải chứng minh rằng những bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng của miền Bắc đã vẽ trong thời kỳ chiến tranh, họ theo trường phái nào, khuynh hướng nào để được chấp thuận và đóng góp vào cái hoạt động nghệ thuật trong vùng họ sinh sống và chịu cái sự tác động của nhà nước như thế nào. 

Ở miền Bắc tôi có trưng ra những tác phẩm của các danh họa Việt Nam như Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Trần Văn Cẩn v...v...nói việc họ vẽ như thế nào trong thời chiến tranh. Ở miền Nam tôi cũng trích dẫn những tác phẩm đặc thù của nền hội họa đã sống trong một cái thể chế chính trị lấy tự do và dân chủ làm cái lý tưởng của mình. 

Tất nhiên tôi có cái nhận định chuyên môn của tôi với cái nhìn nghề nghiệp cũng như thực trạng của hội họa Việt Nam trước đây và hôm nay tôi không trình bày theo kiểu suy diễn mà tôi trình bày theo kiểu chứng minh dựa trên tài liệu, sách vở mà trong nhiều năm tôi quan tâm tới. 

Mặc Lâm: Thưa ông, bài tham luận này chắc hẳn đưa ra những đặc sắc của các họa sĩ cả hai miền Nam Bắc, trong suốt thời kỳ chiến tranh nền mỹ thuật phía Bắc khác phía Nam dĩ nhiên là có nhiều cái khác nhau, tuy nhiên theo ông dễ nhận thấy nhất là những yếu tố nào?

Họa sĩ Trịnh Cung: Cái đặc sắc của nền mỹ thuật miền Bắc trong thời gian chiến tranh thì rất rõ ràng, đó là họ dùng tài năng của họ để cống hiến cho chủ nghĩa cộng sản mà họ nằm dưới lá cờ đó và rõ ràng là họ vẽ hết mình và họ sống với sự xúc động cũng như trong lý tưởng để họ cùng hướng ra chiến trường.

Tôi thấy tất cả các tranh đều hướng về mục tiêu chiến đấu cổ vũ cho cuộc chiến tranh mà họ đề xuất. Tất cả đều sáng tác dưới khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa không có một trường phái nào khác.

Mặc Lâm: Như ông vừa nhận xét, họa sĩ miền Bắc được tôi luyện để phục vụ lý tưởng cộng sản trước khi cái đẹp của nghệ thuật được chú ý, vậy thì làm sao họ có thể sáng tạo được những tác phẩm hoàn thiện mà nghệ thuật đòi hỏi khi họ mang tâm thức sáng tác theo định hướng có tính minh họa cho mục tiêu rõ rệt là chiến thắng?

Họa sĩ Trịnh Cung: Tất nhiên rồi, điều này rất rõ ràng không thể chối cãi. Cái cá tính của người sáng tác trong tác phẩm không có. Chỉ xuất hiện trong tác phẩm của họ là tài năng về hội họa mà thôi còn về tính cách riêng và sự sáng tạo đa dạng thì tuyệt đối không có.

Có thể nói thế này mình không thể có đủ một cuộc thăm dò hay làm một công trình nghiên cứu xem họ có đủ kiến thức hay không, nhưng một cách chủ quan thì tôi cho rằng họ không thể có đủ kiến thức được bởi vì sự tiếp cận nền mỹ thuật đương đại của thế giới họ không có điều kiện về mặt lý thuyết cũng như mặt va chạm, cọ sát với nền mỹ thuật đương đại.

Mặc Lâm: Trong lĩnh vực hội họa thì tài năng của họa sĩ được nhìn nhận qua khuynh hướng, chủ đề cũng như tâm thế sáng tạo chứ không bằng kỹ thuật tuy kỹ năng này là căn bản cho một họa sĩ tại trường lớp. Nếu đặt nền tảng kỹ thuật để đánh giá hội họa như một yếu tố chính tôi e rằng điều này sẽ dẫn chúng ta đến lĩnh vực của thủ công mỹ nghệ chăng?

Họa sĩ Trịnh Cung: Tài năng ở đây chúng ta phải nhìn ở khía cạnh kỹ năng và thực ra cũng có một sự tham dự đóng góp tâm hồn của họ mặc dù tâm hồn đó có làm cho chúng ta thú vị hay không. Nếu nhìn một cách khách quan thì họ tập trung cả phần ý tưởng, tâm hồn để họ tạo ra cái dòng tranh cho cuộc chiến tranh của họ.

Mặc Lâm: Chúng ta vừa nói đến những họa sĩ lớp trước, khi thời gian cuộc chiến chưa chấm dứt. Riêng những họa sĩ trẻ ông có nhận xét gì về họ đặc biệt là hồi gần đây khi làn sóng mỹ thuật đương đại tràn vào Việt Nam thì rất nhiều họa sĩ theo khuynh hướng nghệ thuật sắp đặt, Performing Art hay Body Art.

Chúng ta không chắc lắm là họ có được đào tạo bài bản cũng như trang bị những kiến thức cần thiết cho các thể nghiệm của họ hay không. Ông có nhận xét gì về điều này?

Họa sĩ Trịnh Cung: Có thể nói thế này mình không thể có đủ một cuộc thăm dò hay làm một công trình nghiên cứu xem họ có đủ kiến thức hay không, nhưng một cách chủ quan thì tôi cho rằng họ không thể có đủ kiến thức được bởi vì sự tiếp cận nền mỹ thuật đương đại của thế giới họ không có điều kiện về mặt lý thuyết cũng như mặt va chạm, cọ sát với nền mỹ thuật đương đại.

Mặc Lâm: Báo chí Việt Nam vẫn thường lên tiếng về những vấn đề bảo thủ trong các đại học Mỹ thuật cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Ông có cho đây là nguyên nhân chính dẫn đến chỗ trũng của mỹ thuật Việt Nam hay không, thưa ông?

Họa sĩ Trịnh Cung: Tôi cố gắng nói thật những điều mình biết, những điều mình suy nghĩ. Trong tình trạng hiện nay cái hệ thống quản lý mỹ thuật từ các trường cho đến các hội đều lệ thuộc tuyệt đối vào cái đường lối chính trị bởi vậy cho nên những ngôi trường mỹ thuật đều là những cái ốc đảo riêng của những người dạy mỹ thuật và những người quản lý mỹ thuật cho nên không thể đổi mới như điều chúng ta mong muốn.

Cái hệ thống dạy mỹ thuật như phương pháp dạy, giáo trình cũng như thầy dạy đều là cái sản phẩm cũ của trường mỹ thuật Đông Dương để lại cộng thêm với sự chỉ đạo về đường lối, phương hướng tiêu chí...thì rõ ràng rất hạn chế cho việc phát triển cái sáng tạo, tư duy riêng biệt của người nghệ sỹ.

Mặc Lâm: Phê bình lý luận là xương sống của mỹ thuật thế giới từ xưa tới nay, riêng Việt Nam thì hoàn toàn thiếu vắng hoạt động này. Theo ông đây có phải là một nguyên nhân nữa dẫn đến những tác phẩm đơn điệu và sáo mòn hay không?

Họa sĩ Trịnh Cung: Thật ra là thừa chứ không phải thiếu, nhưng sự thừa này không có lợi gì cho sự phát triển đất nước. Cái sự thừa này muốn nền mỹ thuật Việt Nam đi theo trên một con đường ray mà bản chất sáng tạo thì không thể chấp nhận được.

Mặc Lâm: Chương trình giáo dục Việt Nam hình như không chú ý đến việc khai mở kiến thức mỹ thuật qua các hoạt động học hỏi, nghiên cứu hay thưởng thức tác phẩm mỹ thuật trong các đơn vị chuyên nghiệp như phòng trưng bày tranh, viện bảo tàng hay những festival mỹ thuật v..v..Ông có chia sẻ gì về vấn đề này?

Họa sĩ Trịnh Cung: Tôi có dịp đi vào các Viện Bảo Tàng của châu Âu cũng như của Mỹ thì tôi thấy từng đoàn học sinh, sinh viên đi ngắm các tác phẩm mỹ thuật và họ còn biểu thị sự hiểu biết của họ trước những tác phẩm đó nữa. Tôi mơ tới những em học sinh Việt Nam sẽ có một tập quán văn hóa như vậy.

Ở Việt Nam các em học sinh được đến bảo tàng là không có rồi nhưng kể cả người lớn cũng không biết bảo tàng là gì, không bao giờ đến xem tranh trong các cuộc triễn lãm vậy thì tương lai của nền mỹ thuật Việt Nam sẽ như thế nào?

Mặc Lâm: Xin cám ơn họa sĩ Trịnh Cung về cuộc nói chuyện thú vị hôm nay.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 20235:25 CH(Xem: 1036)
Có lần bàn đến những đề tài về cá tính miền Nam, Sơn Nam “khẳng định” (chữ của Sơn Nam): “Không có ‘người Việt miền Nam’ mà chỉ có người Việt Nam.”
05 Tháng Tám 20236:14 CH(Xem: 1168)
Trong Việt ngữ, chúng ta dùng nhiều chữ không phải là thừa; vì mỗi chữ chỉ thị một văn loại khác nhau, có chút đặc điểm riêng.
02 Tháng Tám 20239:46 SA(Xem: 1057)
Báo chí miền Nam viết nhiều, nói nhiều về Dương Nghiễm Mậu và đều dành cho ông những tình cảm đặc biệt và một vị trí xứng đáng trong dòng văn học miền Nam trong giai đoạn từ năm 1954
31 Tháng Bảy 20238:06 SA(Xem: 1457)
Tuy đến với thi ca sớm, nhưng Tô Thùy Yên viết không nhiều.
12 Tháng Bảy 20234:20 CH(Xem: 1207)
Trước 1975 Lê Vĩnh Ngọc là họa sĩ vẽ bìa và minh họa cho tuần báo Tuổi Ngọc,
04 Tháng Bảy 20239:17 SA(Xem: 1290)
Những năm gần đây, tôi ít thấy thơ lục bát xuất hiện trên báo chí hoặc các trang mạng văn chương.
27 Tháng Sáu 20231:18 CH(Xem: 4715)
Phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên
27 Tháng Sáu 20239:14 SA(Xem: 4745)
Nếu bị đày ra một hoang đảo và chỉ được phép đem theo một tập thơ duy nhất để đọc trong lúc nhàn rỗi
22 Tháng Sáu 20238:43 SA(Xem: 1162)
Có lẽ chưa bao giờ chúng ta lại thiếu chữ nghĩa, thiếu âm thanh, thiếu màu sắc như bây giờ.
10 Tháng Sáu 20234:20 CH(Xem: 1020)
Anh giải thích: 'Nghệ thuật hội họa của tôi là đường nét, là màu sắc do chúng tự sinh ra trong tự do chứ không bị tạo thành trong gò bó, không bị sao chép theo những khuôn mẫu đã có, đã thấy...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16821)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12053)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18835)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9032)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8133)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 826)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1023)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13907)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19091)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7783)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8698)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8398)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10943)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30592)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20746)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25372)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22816)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21617)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19675)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17968)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19154)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16829)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16020)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24374)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31814)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34846)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,