PHẠM MẠNH TIẾN - Nhạc sĩ TRẦN DUY ĐỨC Một thoáng suy tư… “Khúc Mưa Sầu”

14 Tháng Năm 201612:00 SA(Xem: 11262)
PHẠM MẠNH TIẾN - Nhạc sĩ TRẦN DUY ĐỨC Một thoáng suy tư… “Khúc Mưa Sầu”


Từ dạo tôi chọn cái tựa đề "Một thoáng suy tư..." cho những gì mình viết, tôi cảm thấy mình đã chọn đúng. Đúng là những gì mình viết cũng chỉ là loáng thoáng, phơn phớt bên ngoài. Với kiến thức hạn hẹp, khả năng suy diễn hẳn phải là giới hạn... Tất cả những gì tôi dám viết cũng chỉ là "Một thoáng suy tư…" không hơn không kém. Hôm nay tôi muốn bày tỏ một vài cảm nghĩ riêng tư của mình về Nhạc sĩ Trần Duy Đức. Nếu bài viết có điều gì không đúng, xin được lượng thứ, vì tất cả cũng chỉ là một thoáng suy tư!

 tranduyduc-hoangkhainhan-content
Trần Duy Đức by Hoàng Khai Nhan

 

Nhạc sĩ Trần Duy Đức có một dáng dấp khác người! Chiếc nón nỉ của ông. Bộ râu dài của ông. Đôi mắt của ông. Cái nhìn như cuốn trôi lòng người của ông. Giọng nói trầm ấm, ôn hòa của ông… Tất cả đã vẽ được một hình ảnh thật đặc biệt, một chữ ký riêng cho một Trần Duy Đức. Người ta sẽ khó quên được hình ảnh của ông sau một lần gặp, cũng như không quên được dòng nhạc của ông sau một lần nghe.

Trần Duy Đức là nhạc sĩ có tài phổ thơ thành nhạc. Ông viết cả hơn hai mươi ca khúc cho thi sĩ Du Tử Lê và đã được thi sĩ nhận xét là "… một trong rất ít nhạc sĩ, ăn ở được với thơ. Đầy đặn. Thủy chung. Hơn thế, anh còn cho thấy tấm lòng trân trọng của anh với thi ca - - Qua nỗ lực giữ lại nguyên văn từng chữ của bài thơ. Điều không phải nhạc sĩ nào cũng có thể làm được.”

Ông tâm đắc với lời thơ. Để rồi mượn lời thơ nói lên được điều mình muốn nói. Ông biến lời thơ thành lời ca của Trần Duy Đức. “Nếu có yêu tôi … thì hãy yêu tôi bây giờ … Đừng đợi ngày mai … đến lúc tôi qua đời… Đừng đợi ngày mai… đến khi tôi thành mây khói… Cát bụi làm sao mà biết mỉm cười?…”(Ngô Tịnh Yên). Tiếng nhạc quyện trong lời nhạc, vồn vã, dồn dập, mời mọc, giục giã… Lời nào của Ngô Tinh Yên hay lời nào của Trần Duy Đức. Lời nào đã lôi cuốn lòng người nghe, lời nào đã lôi cuốn lòng tôi…

Năm 2013, ngày 7 tháng 12, tôi đã lưỡng lự không biết mình có nên góp phần thổi kèn saxo chung vui trong chương trình “Chiều Nhạc Trần Duy Đức” tổ chức tại phòng sinh hoạt Người Việt hay không? Tôi biết khả năng rất giới hạn của mình, nhưng lời mời mọc và tiếng nhạc của Trần Duy Đức cứ mãi theo đuổi tôi… “Đừng đợi ngày mai …đến khi tôi phải ra đi… Ôi muộn làm sao… nói lời tạ ơn…” và tôi đang muốn nói lời tạ ơn cho những chân tình tôi đang có.

Đã có nhiều bài viết về nhạc Trần Duy Đức. Tôi không muốn viết về những dòng thơ phổ nhạc của ông nhưng tôi muốn viết đôi dòng về nhạc của Trần Duy Đức với cả lời lẫn nhạc. Tâm hồn của ông, con người của của ông, tiếng nhạc của ông, lời ca của riêng ông, đã làm tôi xúc động. Tôi xin được phép viết về ca khúc đầu tay của ông: “Khúc Mưa Sầu” (1972) giao điểm của tuổi trẻ của ông và của tôi và “Anh Đã Ngủ Yên Trên Quê Hương"(1976) giao điểm của sự mất mát to tát của quê hương.

Ngoài trời Cali, nắng vẫn ấm nhưng trong lòng tôi hình như đang có những giọt mưa gõ đều theo từng nốt nhạc của Trần Duy Đức. Mưa trên vùng cao nguyên như Dalat ngày nào, nhiều khi cứ rỉ rã kéo dài cả tuần lễ. Sầu buồn dai dẳng nối đuôi nhau, đuổi theo nhau tưởng chừng như không bao giờ dứt. Cái lành lạnh, cái ướt át tô đậm trên nỗi cô đơn của người lính trẻ. Năm tháng lặng lẽ, mòn mỏi rơi trên đôi vai của tuổi hai mươi. Chiến tranh, tương lai, gia đình, người yêu, hình ảnh của sự an bình hạnh phúc phải chăng chỉ là những giọt mưa rơi đọng “bọt bèo”. “Hình ảnh trong nhạc hay nhạc trong hình ảnh” nói như nhạc sĩ nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa thì Trần Duy Đức đã thành công trong việc vẽ cho tôi, chụp cho tôi hình ảnh của một ngày xưa thân ái.

Trần Duy Đức được giải thưởng về vẽ lúc nhỏ, ông chụp hình giỏi nên ông đã khéo léo đem được hình ảnh của ông vào được trong tiếng nhạc lời ca của ông. "Khúc Mưa Sầu": “Đơn giản, nguyên tác, lạ, tạo được ấn tượng cho người nghe, có sự sáng tạo, và có hồn…” . Sáu điểm mà tôi vẫn luôn thường tự nhủ mình nên có cho bất cứ một chủ đề nhiếp ảnh hay cho một nghệ thuật nào. Sự chọn lựa tiếng hát đặc biệt trẻ trung của Ngọc Lan thật thích hợp. Tiếng nhạc đệm có âm hưởng đàn koto Nhật Bản đã tạo cho những nét nhạc “Khúc Mưa Sầu” thêm lạ và cổ xưa. Hình ảnh nằm nghe, nhìn ngắm những giọt mưa thật đơn giản nhưng những “quạnh hiu” ray rứt trong “Khúc Mưa sầu” đã tạo được xúc cảm cho người nghe, những tâm sự thầm kín, thân phận của một tuổi trẻ trong thời chiến vắng tuơng lai...

"Nằm nghe ngày tháng rơi đều
Ngoài hiên mưa đọng bọt bèo Tình nằm trong nắm mộ rêu
Trở mình nghe những quạnh hiu
Ôi nằm nghe ngoài hiên giọt rớt bên thềm
Lặng yên ta gọi tình quên…"

Vâng, “Lặng yên ta gọi tình quên” và để rồi xin được gửi gắm đôi lời cho những biệt ly xa cách… Mưa vẫn rơi cho từng mảnh hồn rời, “hồn rời xa mãi ngàn khơi”. Từng nỗi sầu rung động tả tơi trong lòng người viễn xứ xa nhà. Từng bước chân, từng bước ưu phiền. Con đường xa, bước chân đã mỏi cho mối tình quên…

"Biệt ly gửi gắm đôi lời
Trời mưa ru mảnh hồn rời
Hồn rời xa mãi ngàn khơi
Sầu người viễn xứ tả tơi
Ôi ngày qua bàn chân nào đếm ưu phiền
Đường xa chân mỏi tình quên…"

Mây về đâu mà sao cứ mãi lang thang…để giọt sầu rơi tạo thành những "sầu khúc hoang mang". Trăm năm một kiếp làm người, sầu kia một kiếp chắc mãi cũng chưa tan … để rồi từng đêm "Từng đêm mưa nặng hồn mềm"...

"Mây về đâu? ngày qua ngày mãi lang thang
Giọt rơi sầu khúc hoang mang
Sầu rơi một kiếp chưa tan
Từng đêm mưa nặng hồn mềm."

“Mưa nặng hồn mềm”… rồi… “Ta về đâu?”… Những khắc khoải về tương lai của ngày xa xưa mở đầu trong điệp khúc nay như một lời tiên đoán cho một kiếp dài tha hương. Đã hơn nửa đời người phù du! “Ta về đâu?” mà ngày qua ngày vẫn mãi lao đao… Tất cả chỉ là những hư hao… Ngày qua ngày và đêm vẫn sâu… Khóc cho cuộc tình! Khóc cho thân phận! Thân phận mình! Thân phận quê hương! “Tình ơi thân phận hồn thâu”.

"Ta về đâu ngày qua ngày mãi lao đao
Phù du một thoáng hư hao
Nằm nghe ngày rớt đêm sâu
Tình ơi thân phận hồn thâu…

Cầm tay một cánh hoa tàn
Hồn xưa chưa trở về ngàn
Bàng hoàng nghe những giọt tan."

Đã hơn 40 năm qua… Mưa vẫn còn rơi trên thân phận quê hương tù đầy! Mưa vẫn còn rơi trong lòng người tha hương biệt xứ! Tiếng thở dài của người nhạc sĩ trẻ đã già theo năm tháng! “Khúc Mưa Sầu”… sầu mãi với thời gian!

“Gọi hồn ta tiếng thở than
Ôi về đâu hồn xưa một cánh hoa tàn!”
 

Nhạc sĩ TRN DUY ĐỨC

Một thoáng suy tư … “Anh Đã Ngủ Yên Trên Quê Hương” 

Chiến tranh tàn đã hơn 40 năm mà sao vành khăn tang vẫn còn phủ kín mây trời! Nắng quê hương còn đang chết rũ giữa cơn mưa. Mưa quê hương còn khóc cho bao linh hồn người chiến sĩ. Người chiến sĩ ngậm ngùi cay đắng cho bao hy sinh của đời mình. Của cha mình. Của mẹ mình. Của anh mình. Của chị mình. Của em mình. Của bạn bè mình. Và của những chiến sĩ vô danh…

“ … Hỡi người ơi tủi lòng …”

Trời Cali, nơi đất khách, người tha hương cũng đang khóc trong “Mặc Niệm Khúc” của Trần Duy Đức. Tiếng khóc như tiếng khóc ngày nào trong lòng người nhạc sĩ cảm nhận được, trên đường trở về, ngang qua nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa, trong một chiều mưa gió tiêu điều... Người về từ chốn lao tù cải tạo đã không khóc cho mình, mà bật khóc cho những người nằm xuống…

“Ngoài trời vẫn còn mưa
Người nằm dưới mộ sâu
Ôi thiên thu phôi phai hình hài
Hỡi người ơi tủi lòng”

Người về sống trong tủi hận, còn anh đang ngủ yên một đời… Anh yên ngủ cô đơn bên "mộ xanh cỏ hoang". Còn tôi cũng đang cô đơn… Ngày qua ngày… Sống vật vã trên “quê hương xương khô mô gầy!"

“Bao năm tháng cô đơn nằm đây
Bên bia xanh ai qua từng ngày
Cơn mưa xuống nuôi xanh cỏ hoang
Trên quê hương xương khô mộ gầy
Đã ngủ yên một ngày
Anh đã ngủ yên một đời…”


Người trở về nơi chốn cũ sao thấy mình lạc lối giữa đường phố thân quen. Cửa nhà xưa sao nhìn quá xa lạ. Người về quay lại nhìn anh dưới mộ sâu mà lòng ngậm ngùi ôm một nỗi xót xa… Và ngoài trời vẫn còn mưa! "Hỡi người ơi tủi lòng!"

“Ngoài trời vẫn còn mưa
Người nằm dưới mộ sâu
Trong âm u thương thay phận người
Hỡi người ơi tủi lòng
Hỡi người ơi tủi lòng…”


Chiến tranh yên tiếng súng nhưng chẳng yên lòng người! Kẻ thua người thắng! Ai thắng ai thua để quê hương sao chưa thấy bóng an bình! “Tôi cứ ngỡ như mình nơi đất khách, lòng lạnh lùng trên mảnh đất quê hương! Vách tường hoang viên gạch đổ sau vườn… Bên vỉa hè ngượng ngập bóng văn minh! Giữa phồn hoa người dân lành tìm lối! Tiếng chuông chùa chẳng làm dịu nỗi đau!”. Ngày qua ngày… “Ánh bình minh chưa một lần rực rỡ! Bóng hoàng hôn đen tối ngập lối về!... Dòng thời gian trôi dài theo con nước! Quá khứ nào chẳng lại với người xưa!” Để mộng lành sớm tan vỡ!

“Anh có biết quê hương giờ đây
đang điêu linh tang thương từng ngày
Anh có biết anh em giờ đây
đang lao lung mang thân tù đầy
Sống lầm than nhọc nhằn
Ôi! Sống lầm than nhọc nhằn”

Ngoài trời mưa chưa kịp tạnh cho lòng người… “Buông chút tình theo khói thuốc bay cao!” Dẫu “Nỗi hờn căm” vẫn còn say men rượu! Dẫu “Nỗi hờn căm” vẫn còn say lòng người! Người về vẫn xin mau tạnh cơn mưa để lòng người mau nguôi ngoai hận sầu… “Hỡi người ơi tủi lòng”.

"Ngoài trời mưa chưa kịp tạnh
Người nằm im trong huyệt lạnh
Buổi chiều mưa chưa kịp tạnh
Lòng nào chưa nguôi hờn căm
Lạy trời cho mưa kịp tạnh
Để người vơi cơn hận sầu
Nguôi ngoai hận sầu…"

Ngoài trời vẫn còn mưa
Người nằm vẫn nằm đây
Nơi hoang vu u linh nghẹn ngào
Hỡi người ơi tủi lòng
Hỡi người ơi tủi lòng…"


Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng có lúc chia taỵ. Kẻ ở người về! Kẻ ở nằm yên cô đơn trong huyệt lạnh… “Nơi hoang vu u linh ngẹn ngào…” Người về trong bâng khuâng “… Tôi đã khóc cho anh chiều nay / Ai sẽ khóc cho anh ngày mai… Và trong lời hát cuối của người nhạc sĩ, Trần Duy Đức chấp tay nguyện cầu cho dù niềm tin dẫu có phụ lòng người!

“Tôi đã khóc cho anh chiều nay
Trong cơn mưa mưa rơi lạnh đầy
Ai sẽ khóc cho anh ngày mai
Dâng hai tay tôi xin nguyện cầu
Dẫu niềm tin phụ người
Ôi! dẫu niềm tin phụ người”

Người trở về chốn cũ từ nơi lao tù cải tạo! Người trở về chốn cũ từ nơi đất khách quê người! Tâm trạng chung của kẻ thua cuộc vẫn là một! Một nỗi xót xa cay đắng và một niềm tin chung cho tương lai.

Người viết xin cảm ơn nhạc sĩ Trần Duy Đức đã viết dùm cho những ưu tư, cho cảm xúc của người viết. Cho tuổi trẻ 40 năm trước. Cho cảm xúc của kẻ thua cuộc 40 năm sau. Và một niềm tin chung cho tương lai… “dẫu niềm tin có phụ lòng người…”.

Người viết xin được mượn lại thêm một lần nữa những “…Cảm nghĩ của một ngày về…” của mình để thay cho lời kết:

“Ta còn say men ruợu say tình lỡ
Tiếng tàu xưa còn vọng bóng sân ga
Mầu cờ vàng chẳng còn tung cánh gió
Cầu Hiền Lương nước chảy vẫn đôi dòng...” 

Chẳng lẽ cơn mưa… mưa mãi chẳng ngừng!
 

mtst Phạm Mạnh Tiến,
Santa Rosa, Calif. tháng 04/2016.


Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Năm 20167:00 SA
Khách
Xin cám ơn Thượng Đế dâng hiến & chia sẻ Nhạc Sĩ Trần Duy Đức đến với làng âm nhạc Việt Nam. Một Nhạc sĩ tài hoa nhưng rất khiêm tốn & lặng lẽ ở một nơi rất ồn ào nhộn nhịp trong cộng đồng Hải Ngoại VN.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9779)
Tô Thùy Yên khởi thi nghiệp trong nửa sau của thập kỷ 1950, chủ yếu làm thơ tự do, là hình thức thơ đang "nóng" ở Miền Nam lúc bấy giờ
13 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9366)
Nhạc sĩ Văn GiảngThầy Ngô Văn Giảng vừa tạ thế tại Úc, hưởng thọ 89 tuổi. Tin buồn loan ra, tôi bâng khuâng nhớ về 54 năm trước
11 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 10164)
Hiểu theo một ý nghĩa hơi có phần cay đắng thì cuộc phân ly lần thứ nhất năm 1954 đã định nghĩa lại ý niệm “quê hương” trong tình hoài hương của những người nghệ sĩ
06 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 7910)
Trước khi vùng vẫy tung hoành trên sân khấu, Lưu Quang Vũ đã được biết tới như một người làm thơ. Ấy là một nhà thơ thuộc loại bẩm sinh
01 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9626)
Nghệ thuật hội họa Suối Hoa giàu âm sắc, nhưng đặc tính nổi bật, nét nhất quán, là tạo dựng nên một thế giới ngoài trọng lực: con người và vật thể thường bay bổng
28 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 7969)
Mộ Nguyễn Hiến Lê hả? Chị không biết. Chị chưa nghe cái tên này bao giờ.
24 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 8168)
Đa phần thơ tập hợp vào Viết trong bóng tối. Amen (*) đã xuất hiện trên các mạng văn chương: tienve, vanchuongviet, damau, litviet; bây giờ văn bản hiện hữu trên Giấy Vụn
04 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 9668)
Con có bao giờ để ý thấy quả đu đủ ứa nhựa tự hàn vết thương khi bị trầy, xước… Đời ba cũng như thế!
02 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 11207)
Hạ tuần tháng 3 ,2013 , một cuộc triển lãm tranh hộn nhịp của 25 họa sĩ Việt Nam từ nhiều tiểu bang và nhiều nhất là của California hội tụ tại hội trường Văn Lang , little Saigon,
19 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 9631)
Trước bức tranh, dù chỉ là những viên đá cuội vô tri, có thể gọi là tĩnh vật yếu tố nghệ thuật là trên hết trong đó có sự xúc động.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21743)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,