TRẦN VĂN NAM - Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông

31 Tháng Bảy 201710:17 SA(Xem: 6007)
TRẦN VĂN NAM - Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông

Nhà văn Mặc Đỗ có mặt từ rất lâu trong Văn Học Miền Nam thuộc Nhóm Quan Điểm với chủ trương đối lập ý-thức-hệ với chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Giới trẻ thích văn học nghệ thuật ít biết Nhóm này hơn Nhóm Sáng Tạo cũng do văn nghệ từ Miền Bắc đưa vào Miền Nam. Vì đường lối của nhóm Quan Điểm rõ rệt nặng về chính trị hơn là có những khai phá về sáng tạo văn chương làm háo hức giới trẻ tại đây. Về phương diện nghệ thuật, ta thường nghe bàn đến tác phẩm nhiều ẩn dụ huyền ảo “Thần Tháp Rùa”của nhà văn Vũ Khắc Khoan (một người trong Nhóm Quan Điểm), những huyền ảo đó làm bớt sự khô khan của tính chính trị chủ trương nghệ-thuật không chính trị đối lập với văn học chính trị của Miền Bắc sau năm 1954. Về phương diện kiến thức mới, ta có dịp biết tới Triết lý Tồn Tại của Sartre (tức Triết Lý Hiện Sinh) được viết từ rất sớm bởi nhà văn Nghiêm Xuân Hồng (một người trong Nhóm Quan Điểm) qua cuốn “Đi Tìm Một Căn Bản Tư Tưởng” (xuất bản lần đầu năm 1957; tái bản năm 1964)). Những kiến thức mới lạ được dịch bằng lối văn trong sáng, song song tính chính trị muốn làm nổi bật vai trò trọng yếu trong xã hội Việt Nam là giai cấp trí thức tiểu-tư-sản (đối lập với đề-cao giai cấp vô sản của Xã Hội Chủ Nghĩa). Trong khi đó, một trong những người chủ chốt của Nhóm Quan Điểm là nhà văn Mặc Đỗ thì ta ít biết đến. Phải chăng vì không phát biểu nhiều tính nghệ thuật (ví dụ như lối văn huyền ảo cao siêu), phải chăng vì không lo toan nhiều tính mới lạ (ví dụ như những mô tả hiện sinh phi lý trong triết lý của Sartre), mà giới trẻ không tò mò đọc sách của ông. Bây giờ đọc cuốn sách mới xuất bản gần đây nhất của nhà văn Mặc Đỗ, cuốn “Trưa Trên Đảo San Hô”, do Tủ Sách Quan Điểm xuất bản tại Texas năm 2011, ta tìm gặp được tính nghệ thuật và tính mới lạ, bên cạnh tính chính trị vẫn nguyên đường lối chủ trương của Nhóm Quan Điểm .


Tập sách gồm 15 truyện ngắn. Riêng trong 7 truyện sau đây, người viết cảm thức được tính nghệ thuật tả cảm giác và tả sự ngoạn mục của trời đất (khi vầng thái dương mọc trên biển) trong truyện “Trưa Trên Đảo San Hô”; cảm thức được tính ẩn dụ chứa đựng triết lý trong “Truyện Con Cá Vàng”; cảm thức được ý hướng khám phá đất khách trong truyện “Sinh Nhật”; cảm thức được thử nghiệm cách viết mới trong truyện “Bóng Hoa”; cảm thức được một điều rất hiếm trong văn chương Việt Nam: mô tả sự thưởng thức những ngụm rượu mạnh, qua truyện “Trăng Đỏ”… Truyện “
Trưa Trên Đảo San Hô” lấy bối cảnh trại trạm cư của người Việt di tản sau năm 1975, đó là một đảo khoảng 4 cây số vuông diện tích thuộc căn cứ Hải quân Mỹ tại quốc gia Phi Luật Tân. Trại tạm cư có những khu vực riêng, khu vực gồm những căn riêng dành cho từng gia đình, khu vực như trại lính dành cho người độc thân. Linh độc thân và gặp lại người tình cũ thời còn ở Sài Gòn tên Sương, nhưng rồi Sương lấy chồng. Sương di tản qua đây một mình, và đang ngụ nơi khu vực có nhiều người thân ở chung như gia đình. Chồng Sương không đi di tản vì ở lại “trông đợi một vụ liên-hiệp” với chính quyền mới, và Sương đi một mình, bây giờ thành độc thân. Có lẽ cốt truyện chủ đích hoan nghênh sự bất hợp tác với chế độ mới qua quyết định đi di tản một mình của nhân vật Sương, nhưng nhà văn Mặc Đỗ trong truyện này lại làm nổi bật tính chất mô tả cảm giác trong những giây phút yêu đương của hai người tình gặp lại trên đảo. Chính cách mô tả cảm giác ấy làm ta thấy truyện lồng vào tính chính trị này trở thành truyện tình gần như chủ yếu : “Bàn tay vuốt ve không gặp một trở ngại nào của đồ dệt, vải hay lụa. Sương nằm yên,thỉnh thoảng khẽ gọi “Anh”… Hồi lâu pho tượng nằm bên chợt thức dậy. Linh cảm thấy một giao động mãnh liệt… Khi đó Linh lại ngạc nhiên thấy Sương mỏng mảnh tưởng dễ vỡ nhưng tiềm tàng một sức quấn quit như dây leo, như băng dính”… Qua “Truyện Con Cá Vàng”, nhà văn Mặc Đỗ lồng vào triết lý Lão Trang, nhưng không như ta dự đoán trước một cách thường lệ chắc đây lại là ý tưởng về Vô Vi, về đi tìm Thanh Tịnh. Dĩ nhiên có những chủ điểm ấy của tư tưởng lấy sự cởi bỏ phiền trọc tranh chấp để đạt Đạo chan hòa trong trời đất khởi từ lòng người, nhưng lại thêm một cảnh báo gần như trái ngược với triết lý này: An Nhiên Tự Tại có thể là cái đích dễ dàng cho sự công phá từ những nguyên nhân vô tình hay thù nghịch. Con cá vàng lờ lững hiền lành, di chuyển êm ru trong bể nước. Phong thái tĩnh lặng khiến người nuôi đặt cho nó cái tên là Lao Tseu (Lảo Tử) : “Ngồi ngắm thật lâu, không ai thấy nó bơi bao giờ. Dáng khoan thai rẽ nước rất hợp với ánh mắt hiền, không lạnh lùng, nhưng cũng không hau háu trước sự đời chung quanh”. Chứng kiến trong một trường hợp khác, thái độ ung dung của loài cá này khi bị bầy cá con rúc rỉa xác ký-sinh bám vào thân sau khi người ta tẩy trùng nước cũ, thái độ thụ động ấy làm cho cá vàng chết sau môt đêm chịu đựng. Ngưỡng mộ vẻ đẹp cao cả của triết lý Lão Trang, nhưng đồng thời như khuyên nên xét lại, biểu lộ qua câu phát biểu của một người nuôi cá: “Tôi cứ tưởng nó sẽ sống mãi; đúng ra tôi đã không nên đặt cho nó cái tên là Lao Tseu”. Trong truyện “Sinh Nhật”, nhà văn Mặc Đỗ như muốn giới thiệu với ta để biết về tập quán, về các món ăn quốc túy của Mỹ (như hamburger là do xuất xứ từ địa danh Hamburg ở Bắc Âu), về sự phát triển của một thị trấn nhỏ của Hoa Kỳ; đồng thời cũng nêu ra những trường hợp thành công nhờ sự siêng năng của những người Việt sống lẻ loi ở những tiểu bang xa xôi; có phần nào do may mắn gặp được người bảo trợ tử tế. Với truyện này, ta sẽ thấy người Mỹ coi trọng ngày sinh nhật của họ biết bao, qua hình ảnh một ông Mỹ già cô đơn òa khóc khi được đôi bạn trẻ Việt cùng ông bạn già Mỹ khác tổ chức lễ sinh nhật đầy tình thân ái. Ta thêm hiểu biết vì sao sự phát triển thị trấn nào ở Mỹ hầu như cũng diễn tiến hình thành tự nhiên một khu riêng cho người da đen, không do phân biệt kỳ thị mà do sự rời bỏ của người khá giả về nơi mới xây dựng tươm tất hơn cũng trong thị trấn đó. Truyện Sinh Nhật cũng tiềm tàng lời khuyên đôi bạn trẻ Việt sắp lập gia đình hãy thấy trường hợp mất hạnh phúc gia đình như ông Mỹ già cô đơn; ông tự nhận do lối sống quá tôn trọng tự do cá nhân, cố chấp do quá nhiều tự ái nên không thể hòa giải bất đồng: “ Bao nhiêu xung khắc quá chậm mới khám phá ra đưa tới chỗ đỗ vỡ hoàn toàn, chỉ bởi tự ái cá nhân chặn hết mọi ngả đường cảm thông. Những lôi thôi dằng dai quyền lợi trong vụ ly dị tại tòa càng đào thêm hố sâu”… Như đã nói ở trên, ta thường nghe nhắc đến nhà văn Vũ Khắc Khoan với những tác phẩm huyền ảo nghiêng về nghệ thuật, và nghệ thuật đó tiềm tàng phản ứng chính trị đối lập quan điểm Xã Hội Chủ Nghĩa. Không chỉ chủ trương lý thuyết chính trị mà còn thể hiện bằng sáng tác. Bây giờ đọc văn Mặc Đỗ, truyện ngắn “Bóng Hoa” trong cuốn sách này có thể nói đây là một thử nghiệm thuần túy nghệ thuật của ông. Thoáng đọc qua một lần, người viết chợt nghĩ phải chăng truyện viết theo hướng Tân Tiểu Thuyết. Mở đầu truyện, tác giả cho biết điều bận tâm là một vòng tròn O. Lần lần ta biết vòng tròn ấy là đôi mắt. Rồi là đôi mắt đen sâu có sức thu hút ẩn giấu. Và nhân vật lờ mờ nhân ảnh đó là một thiếu nữ cùng nơi làm việc, trong bối cảnh Sài Gòn trước 1975. Đôi mắt là điểm long lanh giữa cuộc đời nhàm chán chiều chiều từ sở làm về nơi phòng trọ thiếu cá tính. Cuộc đời nhàm chán vô ngã, nên người đàn ông cứ tối tối lại ngồi xích lô ra đường phố mặc tình cho ông già lái xe đưa đi loanh quanh, hay ngồi quán nước uống chầm chậm chai rượu vừa mới mua, chầm chậm vì không muốn vội về nhà. Người đàn ông thấy cuộc đời như một sa mạc. “Hai con mắt hiện lên giữa sa mạc, người đàn ông vội níu như một giải pháp”. Rồi người đàn ông cũng quen với cô gái có đôi mắt sâu, nhưng không có chi tiết nào hơn để thành một truyện kể, vì cô gái cũng chập chờn như cánh bướm, như bóng hoa sau kẽ lá tưởng đẹp mà khi thấy lại thất vọng. Nếu chỉ có vậy thì ta có thể nói người đàn ông đi tìm người tình mà chưa gặp ai vừa ý mình. Nhưng đoạn cuối truyện, người đàn ông bỗng dưng xin từ bỏ việc làm ở tòa báo, không biết nguyên nhân, giống như kiểu “Rebel Without A Cause” (Nổi Loạn Không Có Nguyên Nhân, nhan-đề một cuốn phim Mỹ). Rõ ràng nhân vật lờ mờ cá tính, lúc đầu chỉ là vòng tròn, hiện dần thành đôi mắt sâu, rồi lại mờ đi như bóng hoa làm thất vọng, mà cũng không giải thích vì sao làm thất vọng. Rõ ràng là cốt truyện mơ hồ, không phải vì cô gái gây ra tình tiết gì, mà đột nhiên người đàn ông lại xin nghỉ việc ở tòa báo. Yếu tố nhân vật chưa là nhân vật, cốt truyện chưa thành cốt truyện, đó chính là các đặc tính của Tiểu Thuyết Mới. Cũng có thể truyện này viết từ ảnh hưởng “Hiện Sinh Phi Lý” hoặc “Sa Mạc Lan Dần” nếu ta quy chiếu truyện viết trong bối cảnh Sài Gòn khoảng vài năm trước 1975. Căn cứ vào hai yếu tố đã nêu trên, nhân vật mơ hồ và cốt truyên mơ hồ; nhưng nếu thêm căn cứ vào câu sau đây thì ta lại có thể nói nhà văn Mặc Đỗ có khuynh hướng muốn sáng tạo một điều gì đó, do vậy cũng không chắc thuộc khuynh hướng Tân Tiểu Thuyết: “… người đàn ông thấy khoảng cách rõ rệt, rộng lắm, giữa những ý nghĩ ùn ùn bao quanh hình ảnh hai con mắt đẹp… vẫn không tìm ra được rằng O là cảm hứng hay ám ảnh”. Những ý tưởng ùn ùn kéo đến như trên và muốn sắp xếp thành hệ thống, có thể là lối viết thuộc khuynh hướng đào sâu tâm lý. Như thế đâu phải chủ trương viết trôi giạt bập bềnh của Tân Tiểu Thuyết… Qua truyện “Trăng Đỏ”, ta sẽ thấy rõ thêm nhà văn Mặc Đỗ có khuynh hướng đào sâu tâm lý, tự vấn với mình tại sao hôm nay thấy trăng trên đồi thông lại có màu đỏ, và ông sắp xếp nó thành truyện có hệ thống. Chủ đích sắp đặt diễn tiến như vậy thì không phải thuộc khuynh hướng Tân Tiểu Thuyết. Diễn tiến thứ tự sắp xếp truyện như sau: Tối nay từ nhà trên đồi thoai thoải nhìn xuống rừng thông phía dưới, ngọn của chúng cao ngang nhà phía trên đồi, và cao hơn nữa là vầng trăng đỏ. Trăng vẫn vàng, nhưng nay tâm hồn người đàn ông thấy nó đỏ. Quy chiếu vào nội tâm, và ông hiểu nguyên nhân trăng đỏ là do mới chiều nay đã hẹn gặp một người đến để học hỏi vài điều cần thiết (vì ông là viên chức cấp cao trong sở làm). Không ngờ người đến là một thiếu nữ đẹp, mà điều đáng nói lại là người rất sành điệu hút thuốc và uống rượu mạnh, lịch lãm thưởng thức hai thứ này. Sau khi thưởng thức những mào đầu rượu và thuốc lá, cô thiếu nữ cáo từ vì có hẹn với người chị ở nhà. Vậy chưa thấy cô thiếu nữ muốn học hỏi điều gì với người đàn ông viên chức cấp cao. Ông thấy buổi hẹn như vậy “rỗng mà không rỗng”. Tự vấn lòng mình, cảm thấy dù chẳng rõ mục đích người muốn học hỏi, nhưng gặp người đẹp sành điệu thưởng thức ngang bằng mình như vậy, thì quả là buổi hẹn thật đầy, không rỗng chút nào; niềm vui khiến trăng bỗng nhiên tối nay lại có màu đỏ. Trong văn chương, ta đã gặp những mô tả sành điệu cách pha trà và uống trà thượng hạng của Nguyễn Tuân trong “Vang Bóng Một Thời”; hoặc trà Huế uống bằng cái tô lớn qua văn của Võ Phiến trong “Tùy Bút”, nhưng rất hiếm có người mô tả được cách thưởng thức sành điệu uống thứ rượu mạnh (có thể trong văn học Âu Mỹ, điều này không hiếm). Ta tìm thấy mô tả sành điệu này trong truyện “Trăng Đỏ” qua cách thưởng thức của cô thiếu nữ: “Với lại nữa, cô gái có đủ tài khéo không nói gì mà sự hội diện không trống rỗng. Cứ bấy nhiêu cử chỉ, thủng thẳng hút một điếu thuốc, thủng thẳng dụi tàn thuốc khi cần, nâng chiếc ly lên, đung đưa bàn tay cho cục đá khẽ lay động, cho mức rượu sóng sánh trong ly chung quanh cục đá, ghé môi uống một chút men, ngước mắt bên sau cái ly ngó người đàn ông một thoáng dài và mỉm cười, bấy nhiêu đó cũng đủ làm quá đầy thời gian hai người ngồi đó”…

TRẦN VĂN NAM

City of Walnut, California, tháng 10 năm 2012

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Sáu 20226:34 CH(Xem: 2236)
Ông Tăng Duyệt say mê âm nhạc, tính tình hào hoa phong nhã, và thích giao du với giới ca sĩ, nhạc sĩ thời ấy.
04 Tháng Sáu 20222:37 CH(Xem: 2612)
Cõi nhạc của Cung Tiến đã là một cõi riêng. Kiếp sau của Cung Tiến vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng chắc chắn, ông đã có một nơi chốn vĩnh cữu trong trái tim của những người yêu nhạc Cung Tiến
24 Tháng Năm 20223:56 CH(Xem: 2658)
Ông sống với anh em bằng cả tấm lòng, không hề phân biệt lớn nhỏ, đã thành danh hay chưa.
18 Tháng Năm 20223:18 CH(Xem: 2307)
Tuy làm thơ từ năm 1947, nhưng phải đến thập niên 50, khi sống và học tập ở Paris thi ca Cung Trầm Tưởng mới hình thành đường nét với cá tính riêng biệt.
12 Tháng Năm 20223:47 CH(Xem: 2525)
Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không chứa sẵn ít nhiều cái may.
11 Tháng Năm 202210:40 SA(Xem: 2349)
Vấn đề mà bài viết này đặt ra không nhằm khuyến khích sự khó hiểu hay không thể hiểu
30 Tháng Tư 202210:56 SA(Xem: 2460)
Mỗi cuốn sách một số phận, trôi nổi qua biết bao biến cố, bỗng một hôm trở về với người sưu tầm, người đọc như những báu vật của thời gian…
27 Tháng Tư 202210:57 SA(Xem: 3175)
Lần đầu tiên tôi gặp anh Quang Dũng là tại nhà anh Nguyễn Bính, cũng là trụ sở Báo Trăm Hoa. Năm ấy, tôi đang là cậu học trò từ tỉnh nhỏ ra Hà Nội, đang học lớp đệ nhị
21 Tháng Tư 20225:04 CH(Xem: 2124)
Không biết báo gì mà khiến người ta phải chen như thế, điều chưa từng có! Tôi cũng len vào, mua thử một tờ xem sao. Đó là tờ báo Nhân Văn số 1.
02 Tháng Hai 20229:46 SA(Xem: 3069)
Ngày 14-6-1975, tôi trình diện với tư cách sĩ quan biệt phái tại trường Tabert, sau khi đóng 10 ngày tiền ăn. Bây giờ nghĩ lại thấy cũng tức cười.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17025)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9161)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8313)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 968)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8802)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11048)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30703)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22898)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19774)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19242)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16915)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24491)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31939)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34927)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,