THẾ UYÊN - Một chút Nguyên Sa

26 Tháng Hai 201910:02 SA(Xem: 7024)
THẾ UYÊN - Một chút Nguyên Sa



Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ này, tôi đi kiếm gặp Nguyên Sa. Trên nguyên tắc để viết một tiểu luận nào đó, trên thực tế phần lớn là vì bị quyến rũ vì những bài thơ tình lãng mạn của anh. Mà không phải chỉ có riêng tôi và thế hệ tôi mà cả thế hệ sau tôi nữa đều bị lôi cuốn bởi những lời tình ca lãng mạn một cách mộc mạc nhưng tân kỳ của anh, đưa lên cao và phổ biến khắp miền Nam bằng nhạc của Phạm Duy. Với Nguyên Sa, những thơ tình Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hữu Loan, Quang Dũng... đương nhiên bị đẩy lui vào... thế giới yêu đương tiền chiến, của các đấng sinh thành ra mình. Bây giờ chúng tôi yêu nhau khác chứ, phải có ngôn ngữ tình ca mới.

Anh tiếp tôi trong một phòng khách bình thường trong một căn nhà nằm trong khu thương mại phồn thịnh trung tâm thành phố. Với ngoại hình không mang vẻ dáng thi sĩ cổ điển quen thuộc tôi đã gặp từ các thi sĩ lớp trước như Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương... hay các thi sĩ cùng thế hệ với tôi như Viên Linh, Khoa Hữu, Nguyễn Đông Ngạc... với nét tối thiểu là mái tóc bồng bềnh không có gió cũng như có vẻ đang bay. Nguyên Sa da ngăm ngăm, chiều cao trung bình, dáng vóc chắc chắn khỏe mạnh. Người chưa quen gặp anh ngoài đường phố có thể phỏng đoán anh làm nhiều nghề khác nhau, ngoại trừ làm thi sĩ của tình ca lãng mạn. Anh thuộc loại như Tạ Tỵ, Tô Thùy Yên... đủ mạnh và khoẻ mạnh để đương đầu với đời lính sau này trong cuộc nội chiến 1960-1975.

Dĩ nhiên anh nói về cuộc đời sinh viên ở Paris và đám cưới của anh tại thành phố này. Anh đưa tôi coi một bài thơ in thay thiệp báo hỉ, nhan đề tôi nhớ mang máng như là ba chữ N-G-A, với những lời thơ và văn ảnh mới lạ, tôi chỉ nhớ manh mún như:

“Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chả là nước biển…”

Ví nàng của mình, vợ chưa cưới là chó ốm là cá ươn mà vẫn thấy thấy yêu thương và lãng mạn trong khi vợ anh, theo tin ngoài hành lang của truờng nữ học Trưng Vương Hà nội, khi mới lớn đã nổi tiếng như một trong những hoa khôi của thành phố.

Tôi đã không nhớ nổi tại sao đã không viết bài tiểu luận đã dự trù, nhưng nhớ đã giúp cô em gái chép vào tập thơ của nàng những bài thơ lãng mạn khác của Nguyên Sa, đủ cả

“Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
Sợ thơ tình không đủ nghĩa yêu đương
Anh pha mực cho vừa màu áo tím…”

với những tà áo lụa Hà đông phất phới trong đủ gió bốn mùa và vân. vân... Phần riêng tôi thích những bài “lớn tuổi” hơn (vì lúc đó đã trưởng thành) như những bài thơ văn xuôi, hình thức như văn xuôi, nhưng như có lần anh nói với tôi: Vẫn có nhịp điệu ẩn dấu, vần bằng văn ảnh. Tôi đồng ý và rất thích một bài loại này của anh, tận cùng bằng ước mơ hòa bình trở lại để các chiến binh được “đời trải chiếu hoa, ngồi đánh cờ chiếu tướng”. Cũng vì đã qua cái tuổi đi theo nàng mà ngắm tà áo lụa bay và đã đến tuổi nhìn nàng sau khi nàng đã cởi bỏ mọi lụa là trên tấm thân đầy mùa xuân trên các đỉnh non cao cùng lũng thấp tràn đầy nhựa sống, tôi thích những bài than thở về bàn tay năm ngón của nàng:

“Có ngón chỉ đường đi
Có ngón tay đeo nhẫn
Ngón tay tô môi
Ngón tay đánh phấn
Ngón tay chải đầu
Ngón tay đếm tiền
Ngón tay lái xe
Ngón tay thử coóc-xê
Ngón tay cài khuy áo
Em còn ngón tay nào
Để giữ lấy tay anh”

Phải là nam nhi có vợ đẹp và đỏm dáng, phải từng dài người ra ngồi đợi nàng trang điểm, thay quần đổi áo… mới có thể làm ra bài thơ/than thở như vậy.

Có thể nói trong những năm cuối thập niên 50, đầu 60 thơ Nguyên Sa là tình ca bá chủ cho lớp trẻ đương thời và ngay cả tôi trong thời kỳ còn là “tình thư” với Thi, tôi đã có lần sử dụng thơ của anh trong một thư viết cho nàng. Sau này đã thành vợ chồng, Thi mới kể cho tôi nghe nàng đã xúc động khi đọc những lời thơ Nguyên Sa ấy:

“Không có anh nếu một mai em chết
Thượng đế hỏi anh sao tóc em buồn
Sao tay gầy, sao đôi mắt héo hon.
Anh sẽ phải cúi đầu đi vào địa ngục…”

Bởi thế anh đã là một trong những nhà thơ hiếm hoi bán chạy những tập thơ của mình, nhất là kể từ khi được Phạm Duy rồi Ngô Thụy Miên mang ra phổ nhạc một số bài. Mỗi thế hệ đều cần có một nhà thơ tình hợp với mình, một nhạc sĩ troubadour vác đàn đi hát rong cho các phụ nữ trẻ, từ các công nương trong các lâu đài đến các buổi chợ tình dân dã ngoài trời, chân những tường thành xám xịt cao vút. Thơ Nguyên Sa cộng với nhạc Phạm Duy, Ngô Thụy Miên đã là như thế, không phải chỉ cho thế hệ người viết bài này khi còn trẻ, mà còn tồn tại đến tận giờ phút này. Khi ở Mỹ cũng như khi ở Việt nam, tôi thỉnh thoảng vẫn cứ nghe thấy “áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh...”, hay là: “Paris có gì lạ không em? Mai anh về em có còn ngoan... Anh về giữa một giòng sông trắng, Là áo sương mù hay áo em...” cất lên từ một máy nghe nhạc nào đó đâu đây, và tôi chẳng ngạc nhiên vì lại đến một thế hệ khác đến tuổi yêu đương hoa lá cành, như thế hệ tôi mấy chục năm về trước.

Tôi chỉ gặp lại con người Nguyên Sa nhiều năm về sau khi hai đứa đã bị chiến tranh chụp lấy lôi vào cuộc. Lúc đó cả hai người cùng là cấp úy và sáng hôm ấy tôi đang giã từ các bạn giáo sư đồng nghiệp ở trường Quốc gia Nghĩa Tử thì Nguyên Sa, trong quân phục trận như tôi, tiến vào trình diện, nhận chân giảng dạy Việt văn thay cho tôi thuyên chuyển về trường Võ Trường Toản, hàng xóm của trường Trưng Vương đối diện Thảo Cầm Viên. Hai đứa gặp nhau thật vui vẻ, hỏi thăm nhau về những cung kiếm điêu linh đã trải qua, không bàn một lời về văn chương chữ nghĩa. Rồi tôi đi ra cổng về nhiệm sở mới, Nguyên Sa vào trình diện hiệu trưởng. Buổi sáng hôm đó tràn đầy nắng nóng nhiệt đới.

Sau đó tôi có đọc truyện “Mười ngày tại chung sự vụ” của Nguyên Sa. Truyện hay một cách khốc liệt với những chi tiết thật làm tôi không thể tự hỏi chiến tranh này cũng có óc khôi hài đến độ thấy một thầy dạy triết tốt nghiệp Paris kiêm thi sĩ tình ca vào một nơi chốn thê lương như thế...

Nhiều năm, rất nhiều năm về sau tôi mới cùng Thi dùng chiếc xe hơi cũ xì đến được thành phố Nguyên Sa định cư từ đã lâu rồi ở miền nam Cali, Khi tôi ngỏ ý muốn gặp lại Nguyên Sa thì các bạn thân nơi này can là đừng, đến thăm, dám bị lạc đạn vì Nguyên Sa không như ngày xưa nữa, thường cay đắng và quạu quọ như một con gấu già bị thương. Từ khi định cư ở Mỹ, Thi và tôi trở lại làm sinh viên đại học, sống rất vui và nhâm nhi thưởng ngoạn cuộc đời, do đó vẫn theo nguyên tắc: Trời đất mênh mang, bạn bè năm châu bốn biển, những người mình ưa và họ cũng ưa mình còn chưa gặp đủ, tại sao lại phải đi gặp những người không ưa mình. Cũng vì theo nguyên tắc này, ngay cả với những người như Mai Thảo, bọn tôi cũng chỉ gặp khi anh tỉnh rượu bởi lúc anh say, anh như con nhím nổi giận, phóng lông độc tứ tung, ai không may có mặt thì lãnh đủ. Một buổi tối bọn tôi cùng vài bạn thân ăn ở quán Nguyễn Huệ, nơi có món lòng heo tiết canh và canh cá ngon nhất Hoa kỳ, khi đi ra thì thấy tiếng gọi vui vẻ: Du Tử Lê và Mai Thảo đang ngồi bàn ngoài cùng với một chai cognac ở chính giữa. Nhìn chai rượu mới vơi có một phần, tôi cười, dăm ba câu xã giao, rồi viện cớ Thi không khoẻ mà cáo từ, mặc dù mấy khi có dịp gặp cả một lúc hai người bạn cố tri này. Anh Mai Thảo là người tế nhị, hiểu tại sao nên trong một lần gặp sau, anh nhỏ nhẹ: Uống rượu say lắm lúc tôi nói năng cũng bừa phứa lắm, sáng ra hối hận muốn xin lỗi người mình đã làm buồn. Nhưng đành thôi vì cứ rượu say lại xin lỗi thì bao giờ cho xong... Tôi hết sức tán đồng, dù không nói ra chính vì không muốn phải xin lỗi ai sau khi tỉnh rượu, suốt đời tôi đã ráng kìm giữ không bao giờ uống say khi ở nơi công cộng hay còn có người lạ trong nhà. Muốn đi một đường như người xưa bên Tàu nào đó đã nói “rượu có ngà ngà say mới thú”, tôi làm hết công việc phải làm trong ngày rồi mới khi thì tà tà để nhạc, khi thì đọc thơ đọc truyện của bạn bè từ hải ngoại đến nội địa, điểm những ngụm bia mát lạnh cho đến hơn nửa đêm về sáng.

Vậy là tôi đã không gặp lại Nguyên Sa lần nào nữa, đó là lý do tại sao tôi đặt tên bài văn này là “Một chút Nguyên Sa”. Tôi biết gì về anh, cuộc đời của anh để mà nói nhiều. Không gặp nhưng tôi vẫn đọc thơ anh, lâu lâu mới có trên các tạp chí văn học của bạn bè. Bây giờ đã già, anh làm thơ trầm hơn, chín hơn, có một chiều sâu mới nhưng vẫn nhẹ nhàng, đọc, tôi thấy thích thú. Nếu tình cờ mà được gặp anh gần đây, chắc tôi sẽ nói ra những nhận xét đó cùng với vài lời nhắc nhở, như một thứ cám ơn, là ngày xưa ở Việt nam, anh đã làm đẹp hơn mộng mơ cho tình yêu của thế hệ chúng tôi. Khi anh Nguyễn Mộng Giác gọi lên báo tin anh vừa mất lúc 2 giờ sáng, tôi nhìn ra ngoài vườn đang nắng đẹp đầy hoa tươi lá non của mùa xuân tây bắc Hoa kỳ, thở dài nhẹ nhàng vì thấy mình một lần nữa lại mắc lỗi không nói ra lời ân cần tử tế hay một lời cám ơn giản đơn với những người mình muốn nói, khi người ấy còn ở trên cõi nhân gian này.

Thế Uyên
Văn Học số 146 tháng 6/1998

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 446)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 609)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 634)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 682)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 706)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 798)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 7916)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 862)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
25 Tháng Mười 20231:55 CH(Xem: 684)
Tất cả kéo tôi trở lại là mình với những cảm xúc dịu dàng. Ở đó tôi gặp Nhà Thơ Trịnh Y Thư.
19 Tháng Mười 20231:35 CH(Xem: 1068)
Nhiều ngôi chùa trong thành phố gióng chuông tiễn biệt vị phật tử khác thường.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16699)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11968)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18743)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8938)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8005)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 754)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22281)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13821)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19046)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7734)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8340)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20705)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25299)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22777)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21554)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19609)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17919)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16787)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15985)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24311)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31731)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,