NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH - Nguyễn Lương Vỵ, ngồi im nghe thơ lắng trong kinh *

21 Tháng Năm 201911:59 SA(Xem: 5690)
NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH - Nguyễn Lương Vỵ, ngồi im nghe thơ lắng trong kinh *



Tặng Nguyễn Lương Vỵ cùng sinh nhật tháng 5.

Đang thong thả dong ruổi những ngày góc phố cà phê, đang yên tâm những lần đi bác
sĩ, lúc nào tôi cũng có người bạn thân tình Nguyễn Lương Vỵ (NLV) đón đưa, chia sẻ,
đùng một cái, anh nằm viện, mổ tim. Đã hơn một năm từ ngày trái tim thơ ấy bị nghẽn
mạch, giờ NLV vẫn đang ngày ngày trông nắng đến nắng đi nơi phòng bệnh. Từ khung
cửa sổ ấy tôi thấy hoa tím vàng rơi đầy vào một ngày mùa thu đến thăm anh. Nhìn và
hình dung những giây phút sớm khuya đâu đó của anh:

… sương rơi nương bóng thềm rêu nhạt
lá rụng nghiêng vai giọt nắng tràn…
… ngồi im nghe nắng khuya đang vỡ…
một vạt nắng chiều giăng tiếc nhớ
hai hàng mưa bụi đẫm thương mong…
tuổi già ghiền nhớ dăm áng mây
quê thì xa chiêm bao thì gầy
thở nhẹ ngóng ai về đâu đó
hít sâu nghe núi lạnh quanh đây…
ứa mật chín chiều rung chín mận
hôn hoàng mấy bận đỏ hoàng hôn…
… giật mình tỉnh giấc còn ấm ngực
ngồi dậy ngoài hiên đã sáng trưng!...
(trích từ những bài thơ mới nhất của NLV)

Nghe chứa chan nỗi trôi cô liêu của thời gian bịnh. Nhưng bạn ơi, rồi bạn sẽ thấy người
thơ đã sống với cô liêu ấy như thế nào. Cứ mỗi lần bịnh anh trở chứng là mỗi dấy lên lo
âu, cầu nguyện của bạn hữu. Hôm nào được đi thăm anh, thấy anh vui vẻ tươi tỉnh là
lúc ấy ai cũng vui, nói với nhau, khí sắc Vỵ đã khá hơn rồi, nhất định anh ấy sẽ vượt
qua để lại cùng nhau vui chơi ngày tháng… Vỵ nói, “tôi còn nhiều việc phải làm lắm,
dịch cho xong thơ Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, thu xếp tập di cảo thơ của cậu em.”
Thời gian của anh là làm việc và làm việc cật lực cho sáng tác và dịch thuật. Sáng tác
thì tôi thiết nghĩ với cả chục thi phẩm đã xuất bản đủ trả lời cho chúng ta, anh và người
bạn đường thời gian đã sống với nhau ra sao, anh bảo anh chẳng làm gì chỉ mỗi năm
cho ra một tập thơ thôi!

ta vẫn điên giản dị
nhẩm thơ cất trong đầu

lâu lâu rót một xị
mời quí vị ngàn thâu
sáng ra quên rất mau…
(Năm Chữ Năm Câu, bài 71, 2013)

Một xị thơ cứ thế… thành một dòng thơ lấp lánh hòa vào muôn trùng biển tinh anh của
nhân gian.

Bên cạnh đó là niềm đam mê dịch thơ Hán, Nôm của những tác giả anh ngưỡng mộ
như Trần Nhân Tông (đã xuất bản), Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, đó là giây phút mà anh
cảm thấy … chữ người xưa như trăng cổ lâu/ khoảnh khắc thâm giao hồn gặp phách…
chả trách Nhà văn Phan Tấn Hải đã viết, “Nguyễn Lương Vỵ đã để cho kinh Phật và lời
thơ Trần Nhân Tông ngấm vào thịt da xương tủy của anh, và rồi từng chữ của họ
Nguyễn viết xuống đều mang sức nặng như núi đè lên giấy… khi nhà thơ Nguyễn
Lương Vỵ viết xong các trang giấy này, chữ hốt nhiên trở thành cánh chim bay rời trang
giấy. Để biến vào thế giới duyên khởi trùng trùng của Kinh Hoa Nghiêm…” (Phan Tấn
Hải, Khoảnh Khắc Chiêm Bao, tr.23, Ananda Viet Foundation xuất bản 2018)

đóng cửa suốt đêm ngồi dịch thơ
chữ người xưa như trời xanh lơ
lời nhắn tri âm rung bích ngạn
ý vang tâm huyết vút tinh mơ
ức trai mắt sáng trừng oan nghiệt
bá quát tim son chết bất ngờ
khuya tận một mình ngơ ngác hỏi
thạch sùng chậc lưỡi vách im trơ.
(Suốt Đêm Ngồi Dịch Thơ, 6.2017)

Cứ những khuya tận một mình ngơ ngác hỏi như thế, anh cống hiến cho đời những
tuyệt phẩm thơ và thơ dịch. Mấy ai sống được cái một mình, không nguôi nỗi tự hỏi để
nhìn thấy sâu thẳm tâm mình như vậy…

bỗng rùng mình câu thơ thắm lại
vài âm lục trúc rụng trên đồng
chùm bông nắng lụa nồng hương tóc
búp lá mưa trăng ấm tấc lòng
trùng hiện từng giây bưng mặt hỏi
khắc ghi vạn thuở siết tay mong
mới hay rõ một trong tâm tưởng
thinh lặng trào lên giọt máu hồng
(Học Lặng Thinh, 9,2017)

Những ngơ ngác hỏi, bưng mặt hỏi, hỏi và hỏi mãi, người thi thiền nhập định…

có chi đâu có đặng
gặn hỏi nói không đành
rằng thì là thinh vắng

sống là chết long lanh
nói thiệt đừng có hoảng…
(Năm Chữ Năm Câu, bài 74, 2013)

phiêu bạt trời quen chưa dứt nợ
lang thang đất lạ vẫn hàm ơn
chim khách là ta nay đã thấu
thấu ta ta thấu cái sạch trơn...
(Nhịp Thời Gian, 7.2017)

chậc lưỡi làm chi cho rách việc
học lặng thinh và lặng thinh thôi...
(Học Lặng Thinh, 9,2017)

Là Nguyễn Lương Vỵ đấy, bạn có cùng tôi, cười vui cùng nhiệt huyết thơ và sự giản dị
nhẹ nhàng trong quan niệm sống của anh không? Có phải vì bước mải mê theo những
tình sau chưa dứt lơi đôi nhịp/ ý trước còn vang đọng mấy câu (NLV) cộng thêm làm
việc trong đam mê nữa mà NLV đã xoay sở với cô liêu một cách thống khoái đó chăng?
Giờ này anh vẫn đang nằm bịnh, tôi vẫn mỗi ngày trong những thời tụng kinh, đều cầu
nguyện Phật Dược Sư độ trì cho anh, đã viết bài thơ tặng Vỵ lúc anh vừa qua cơn mổ
tim,

Có ánh nắng vùi quên trong mắt
Và tiếng chuông nhẹ lắm. Trong tim
Nhẹ như thời gian trôi lặng im
Khan giọng gió đêm về rung cửa
Dốc tử sinh lao chao bờ vực
Tiếng kinh trầm nương tựa. Ta đi
Ấy con đường nghìn tay nghìn mắt
Có mặt trời. Tỏa ánh lưu ly
Chạm vào ta ánh sáng diệu kỳ
Ngày bật dậy hồng hào thân thể
Nhịp tim reo ba la yết đế
Đá mềm chân cứng bước rong chơi
Ô. Tiếng chim báo ngày nắng tới
Nắng tháng Tư nắng của mùa xuân
Nhạc bình minh réo rắt phương Đông
Ta thức giấc một hồn nắng mới
Này hơi thở mạch trào trong suốt
Này tinh khôi từng nhịp sơ sinh
Kinh biếc mở lời thơ lồng lộng
Mai ta đi mình lại với mình...
(NTKM, Ngày Nắng Mới, 4.2018)

Trên con đường ấy anh kiên trì chịu đựng, theo cách của anh, Này cái lạnh ta thề sẽ buốt
/ Suốt xương da để vẽ môi cười (NLV). Tôi cảm tưởng tiếng cười kia bật lên từ cảm nhận
đến tận cùng cái đau của thể xác. Có chút hóm hỉnh trong kiểu thách thức với hoạn nạn
ấy chăng, Vỵ ơi!

Nơi khung cửa sổ ấy, cũng có nắng phương Tây rực ánh lưu ly soi vào, phút giây cùng
anh can đảm sống và tận hiến trong những lời thơ thở cùng con bệnh, dù có khi anh thấy
mình cánh chim lẻ loi, vạt nắng ngàn thâu, vẫn sừng sững một tâm cảnh thinh lặng uy
nghi:

khuya tháng tư nghiêng hết mái tây
cuối đời ta như chim lạc bầy

khuya tháng tư nghiêng hết mái đầu
cuối đời ta như nắng ngàn thâu

khuya tháng tư thinh lặng uy nghi
cuối đời ta chẳng tiếc điều gì…
(NLV, Không Đề Tháng 4, 4.2017)

Và phải chăng có chút tương lân của đồng bệnh, tôi hiểu nỗi hạt lệ một mình thao thức
trong cái túi cô đơn ấy, cũng đã nhiều bận lọt vào vòng tay của giấc mơ. Dường như đó
là cách vừa phải nhất có thể để đưa mình qua phút ngộp thở của điều không thể. Nghe
NLV nói về kinh nghiệm của mình:

lệ khô đêm tận ngồi như tượng
một đống chiêm bao đến nắm tay...

lệ khô đêm tận ngồi như miếu
một đống chiêm bao đến thỉnh cầu...

lệ khô đêm tận ngồi như núi
một đống chiêm bao đến rủ đi...
(NLV, Không Đề Tháng 4, 4.2017)

trên cao tiếng hát bông gòn trắng
dưới thấp lời ru vuông chiều hồng
nghe ngóng thế thôi rồi chớp mắt
trông vời vậy đó để mơ mòng
(NLV, Sớm Thu Không, 8.2017)

Cũng dường như, đó là cách thúc thủ tích cực nhất, mở cho mình một cánh cửa nhìn
về phía trước với lực đẩy của Chiêm Bao, Giấc Mơ -người bạn đồng hành đầy vị tha và
lạc quan-. NLV còn có một ánh sáng nương tựa nữa trong thời gian bịnh này, giúp anh
vượt qua từng chặng đường, ánh sáng của âm nhạc của lời kinh niệm, của lời thơ viết,

phải chăng là châu báu mà anh cúng dường trong phút nguy nan để tìm về tâm tĩnh
lặng?

long lanh tinh huyết sôi âm nhạc
lóng lánh thời kinh dịu nỗi đau
tình sau chưa dứt lơi đôi nhịp
ý trước còn vang đọng mấy câu
(NLV, Không Đề Tháng 4, 4.2017)

Ơn phước làm sao. Tôi cũng như anh, có niềm tin vào sức mạnh của trì niệm… Thật vô
cùng hân hoan khi đọc câu thơ lóng lánh thời kinh dịu nỗi đau, ánh sáng của từ bi cho
ta nương tựa. Vỵ ơi, anh vốn là người kiên cường chịu đựng, huống chi anh lại có tín
tâm:

…tuổi già ghiền lẩm bẩm một mình
một câu thơ niệm một câu kinh…
(NLV, Bolero Bên Đèn Khuya, 6.2017)

… cuối đời cố gắng học lặng thinh
ngồi im nghe thơ lắng trong kinh…
(NLV, Học Lặng Thinh, 9.2017)

… cuối đời xin cảm tạ cô liêu
mần thơ được nhiêu thì mừng nhiêu…
… một chấm son một tuyệt mênh mông
mần thơ suốt kiếp với phiêu bồng
(Cảm Tạ Cô Liêu, 7.2017)

Có ánh sáng ấy, niềm đam mê ấy và cõi thinh lặng uy nghi ấy thì thời gian bịnh tật có là
gì trong kiếp sống vốn huyễn mộng này,

vẫn một mình gặm nhấm thời gian
có đâu tri kỷ giữa điêu tàn…
…rong chơi một kiếp chưa lơi nhịp
du hí ngàn sau chẳng nghĩ bàn…
(Ghi Chú Ngàn Thu, 10.2017)

Trong một bài viết tặng sinh nhật Thu Vàng hồi tháng 12.2018, có đoạn tôi nhắc đến
Vỵ, xin chép lại đây như chiếc nơ trang điểm món quà tôi tặng sinh nhật Nguyễn Lương
Vỵ trong tháng 5 này. Tháng 5 mà sao tôi muốn nói tháng năm…

“…Trong tháng ngày hạnh phúc này tôi cứ khắc khoải đến bạn thơ, Nguyễn Lương Vỵ,
bạn đã đối mặt với sinh tử, vượt qua được cái chết nhưng giờ vẫn còn thức ngủ đêm
ngày với phòng bệnh, nơi đó bạn viết … tiếng khóc sơ sanh rung tím mật/ nụ cười cận
tử ứa bầm gan… thơ về mây trắng thơm trong mộng/ ghi chú lai rai chấm xuống hàng…

ngàn thu xưa về nhẹ trên vai/ trăng cổ lâu xanh những dấu hài. Ôi! Lại những dấu hài…
Trần gian biển dâu kia có phải được một lần hài thơ của bạn bước qua rồi sẽ để dấu
thiên thu? Một buổi cùng Tấm (Thu Vàng) đến thăm, tôi chỉ biết trong tình bằng hữu,
cầu nguyện bạn được mau khỏi bằng lời chú Dược Sư, -án. bệ sát thệ bệ sát thệ bệ sát
xã tam một yết đế tóa ha (Có thuốc có thuốc sẽ được chữa khỏi mọi sự đều tốt lành)-
… ngày bật dậy hồng hào thân thể/ nhịp tim reo ba la yết đế/ đá mềm chân cứng bước
rong chơi…(NTKM)” Vậy nhé, bạn hiền…

Lake Park, 4,2019
Ntkm

*Những thơ trích của Nguyễn Lương Vỵ trên đây, tôi hân hạnh được tác giả cho đọc ở
dạng bản thảo.
* Cũng không phải tự nhiên mà tôi có món quà này để tặng sinh nhật Vỵ, một buổi đầu
tháng 4 khi những đóa tử uyên ương bên hiên nhà tôi rưng tím, nghe từ xa Nguyệt Mai
rủ rê, mình làm một trang trên blog mừng sinh nhật anh Vỵ đi, cô nhà thơ chủ biên blog
xin những tình thân ái/ còn hoài như hôm nay… này dễ thương đến thế, lúc nào cũng
nghĩ đến mọi người, tôi làm sao mà có thể không nghe lời?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Sáu 20222:37 CH(Xem: 2374)
Cõi nhạc của Cung Tiến đã là một cõi riêng. Kiếp sau của Cung Tiến vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng chắc chắn, ông đã có một nơi chốn vĩnh cữu trong trái tim của những người yêu nhạc Cung Tiến
24 Tháng Năm 20223:56 CH(Xem: 2343)
Ông sống với anh em bằng cả tấm lòng, không hề phân biệt lớn nhỏ, đã thành danh hay chưa.
18 Tháng Năm 20223:18 CH(Xem: 2147)
Tuy làm thơ từ năm 1947, nhưng phải đến thập niên 50, khi sống và học tập ở Paris thi ca Cung Trầm Tưởng mới hình thành đường nét với cá tính riêng biệt.
12 Tháng Năm 20223:47 CH(Xem: 2285)
Nghĩ cho cùng, không có cái rủi nào lại không chứa sẵn ít nhiều cái may.
11 Tháng Năm 202210:40 SA(Xem: 2087)
Vấn đề mà bài viết này đặt ra không nhằm khuyến khích sự khó hiểu hay không thể hiểu
30 Tháng Tư 202210:56 SA(Xem: 2303)
Mỗi cuốn sách một số phận, trôi nổi qua biết bao biến cố, bỗng một hôm trở về với người sưu tầm, người đọc như những báu vật của thời gian…
27 Tháng Tư 202210:57 SA(Xem: 2954)
Lần đầu tiên tôi gặp anh Quang Dũng là tại nhà anh Nguyễn Bính, cũng là trụ sở Báo Trăm Hoa. Năm ấy, tôi đang là cậu học trò từ tỉnh nhỏ ra Hà Nội, đang học lớp đệ nhị
21 Tháng Tư 20225:04 CH(Xem: 1925)
Không biết báo gì mà khiến người ta phải chen như thế, điều chưa từng có! Tôi cũng len vào, mua thử một tờ xem sao. Đó là tờ báo Nhân Văn số 1.
02 Tháng Hai 20229:46 SA(Xem: 2857)
Ngày 14-6-1975, tôi trình diện với tư cách sĩ quan biệt phái tại trường Tabert, sau khi đóng 10 ngày tiền ăn. Bây giờ nghĩ lại thấy cũng tức cười.
25 Tháng Giêng 20225:43 SA(Xem: 2606)
Đầu tháng 8-1954, sau khi ký hiệp định Genève vài tuần, tìm ra đến phố Nam Đồng Hà Nội, anh Cả đã gặp Me, có được một số tiền để về lo cho gia đình và nhắn Ba rời Thanh Hóa vào Miền Nam đoàn tụ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18833)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9030)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8128)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 822)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13904)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19090)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30591)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16017)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31812)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,