THANH TÂM TUYỀN - Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa

04 Tháng Năm 20214:40 CH(Xem: 3916)
THANH TÂM TUYỀN - Trèo Lên Cây Bưởi Hái Hoa

Tôi nhận được thư của một người bạn yêu thơ - vừa thương vừa giận tôi lắm - trách móc và đòi tôi ít nhất hãy tự giảng lấy một bài thơ của mình để độc giả có thể theo dõi nổi mình. Hằng ngày tôi bắt gặp những câu hỏi tương tự như: “Thơ viết cái gì? Đọc không làm sao hiểu nổi”, ở những người bạn mới gặp lần đầu, những học sinh rất thân của tôi.

Tất nhiên là tôi không thể nào chối một phần cái sự “tối tăm” của thơ tự do. Vì như tôi đã có dịp trình bày: bản vị của một bài thơ tự do không nằm trên mỗi câu như ở thơ cũ (chữ cũ gồm cả cho thơ mới) mà đặt trên mỗi từ khúc. Đừng tìm ý nghĩa và tiết điệu của bài thơ theo mỗi câu mà hãy nắm trọn từng từ khúc một. Mỗi từ khúc là một toàn thể về ý nghĩa cũng như tiết điệu ở đấy người làm thơ liên kết những lớp hình ảnh xô đến - để diễn một ý lớn và một điệu trọn vẹn. Chính ở chỗ này - người làm thơ mở cửa tâm hồn tiếp đón rất nhiều hình ảnh cho một từ khúc - khiến thoáng ngó người đọc cảm thấy ý tưởng bị ngắt quãng vì những hình ảnh đứng bên nhau với cái lướt mắt sơ sài tưởng không liên lạc gì với nhau. Cho nên người đọc phải tìm được sự thống nhất khăng khít của những hình ảnh ấy.

Nguyên tắc chính của thơ tự do là tránh giảng giải phân trần, bài thơ tự nói bằng hình ảnh.

Tôi nhớ rằng trong một buổi nói chuyện về thơ tự do tại Câu Lạc Bộ Văn Nghệ năm kia, tôi đã trình bày “sự khó hiểu” trong thi văn không có gì mới lạ và đặc sắc. Có những câu thơ cổ đã rất quen với mọi người - ai cũng tưởng hiểu - nhưng khi cần giảng rõ thì thật là vất vả. Thói quen đã làm cho những câu thơ ấy thâm nhập với chúng ta. Thơ tự do cũng đòi hỏi cái thời gian được làm quen cần thiết.

Cũng trong buổi nói chuyện ấy, tôi có nhắc đến những câu ca dao sau này:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!

để chứng tỏ trong vài trường hợp, ca dao cũng liên kết những hình ảnh theo cách “tự do”. Trong bốn câu thơ ấy, ý tưởng như đứt quãng chỉ câu thứ 4 rõ nghĩa còn ba câu trên mơ hồ gần như không liên lạc với câu dưới.

Tôi được một thính giả góp ý kiến rằng bài ca dao ấy chẳng có gì lạ, nó thuộc thể hứng. Hứng chỉ là một tên gọi không giảng được ý nghĩa nào. Ngoài hai thể phú và tỉ rõ ràng, người ta sẽ gọi là những những bài ca dao không tìm thấy sự liên lạc giữa các phần tử của bài. Phần thừa ấy gọi là hứng:

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng.
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…

Hứng: câu trả lời thật tiện lợi và lười biếng.

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!
- Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ?
Chim vào lồng biết thuở nào ra?

Tôi không chịu đứng lại ở chữ hứng vô nghĩa. Tôi tìm giải nghĩa cái hứng ấy của mọi bài ca dao - sự liên kết hình ảnh - cũng như mỗi bài thơ tự đo [sic] có ý nghĩa của nó không phải chắp nối bậy bạ tùy “hứng” mà thành.

*
Lần thứ nhất tôi mang bài ca dao này giảng ở một lớp học đông và ồn ào giữa đường phố Sài gòn - cái lớp học tôi đã gọi là “giấc mơ của tôi” vì mỗi lần bước ra khỏi lớp, tôi như vừa thoát khỏi giấc ngủ mệt nhọc và không ngó nhận được một khuôn mặt học sinh nào. Vận dụng hết sức cái trực giác sáng tạo, tôi chỉ mơ hồ cảm rằng hình như ba câu thơ đầu ám chỉ vẻ đẹp của người đàn bà:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc…

Hoa bưởi trắng gợi đến mớ tóc xõa dài thơm đang hong nắng. Nụ tầm xuân đã nở còn xanh như duyên dáng người gái vừa trở thành thiếu phụ.

Rồi tôi mang bài ca dao ra khỏi thành phố, ở trong một căn lớp gỗ, cửa sổ mở dài trên con lạch đầy nước, bờ bên kia nhà ẩn sau những lớp cây hoang.

Vào một buổi sáng mát, không khí êm tĩnh, tiếng nước đổ ào ào bên kia bờ - người ta tắm về sớm - tiếng búa gõ trên sắt của công việc, chỉ có tiếng nói của tôi, tôi khám phá được một bài thơ.


Trước hết trở về với ý toàn bài: câu chuyện trao đổi giữa một người con trai chưa vợ và một người con gái đã có chồng. Chúng ta hãy đặt câu hỏi này: câu chuyện như thế phải xảy ra ở chỗ nào? Ở nơi có mặt người thứ ba hẳn là không thể được. Bởi vậy không gian của câu chuyện tâm tình không thể là trên con đường làng hoặc ngoài đồng vắng, ý vị câu chuyện sẽ thô tục bao nhiêu.


Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Ấn định khung cảnh cho cuộc gặp gỡ thoáng qua này. Đó là hai người hàng xóm cạnh nhau hai khoảng vườn nhà cách nhau bằng hàng dậu thưa. Người con trai trèo lên cây để ngắt hoa bưởi - cử chỉ bâng quơ những trữ tình - để tiện ngó sang vườn bên ở đấy thoáng bóng người ao ước. Rồi chàng bước xuống tiến đến bên dậu hái nụ tầm xuân - cử chỉ bâng quơ thứ hai vẫn chẳng kém trữ tình - và cất tiếng:

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!

Người hàng xóm cũ đã lấy chồng, được ngày về thăm mẹ - phải hiểu như thế để giữ cái thanh sạch thơ mộng của mối tình - trả lời:


Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Nghĩa là còn con gái, nàng cũng đã để mắt xanh vào người hàng xóm mà thuở ấy chàng vô tình. Bây giờ chàng biết đến thì đã muộn.

Nỗi trắc trở chua xót ngừng lại giữa chừng:

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Hai câu bảy cuối cùng lửng lơ, câu chuyện bỏ dở. Có lẽ thoáng đâu nàng sợ bóng người thứ ba. Nàng trở vào nhà chưa kịp hết lời, nhưng mối tình ngang trái đã chấm hết. Vì chiều nay hay mai nàng đã quay về nhà mình - nhà chồng - ở làng xa, cách những “bốn quả đồi” những “ba ngọn suối” những “đôi cánh rừng” và biết bao nhiêu cánh đồng.

Bao giờ người con trai gặp được cô hàng xóm về thăm nhà lần nữa? Và rồi chàng quên dần câu chuyện cũ dù hoa bưởi thơm nở trắng và nụ tầm xuân xanh biếc còn kia.

*
Tôi muốn xin các bạn một thái độ thưởng ngoạn nghệ thuật cần thiết: tâm hồn mở rộng, hoàn toàn tự do, tránh bỏ mọi thiên kiến. Tôi muốn mời các bạn quay trở về với những gì quen thuộc nhất để tìm thấy những điều chứa dấu [sic] mới lạ và tìm vào những nơi lạ lùng để bắt gặp những điều gần gũi thân mật.

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng.

Phải chăng người con trai đã nhìn vào đôi mắt trong suốt của người đẹp phân biệt mầu mây trời, để ao ước… có phải đôi mắt ấy đẹp quá - đẹp muốn chết người - không các bạn?

Chớ rửa lông mày chết cá ao anh

Mọi thế giới nghệ thuật đều mở cửa với các bạn những người đi vào bằng tất cả tâm hồn tự do trong sáng.

(tạp chí Sáng Tạo số 7, tháng Tư 1956, tr. 21-24)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười 20231:55 CH(Xem: 984)
Tất cả kéo tôi trở lại là mình với những cảm xúc dịu dàng. Ở đó tôi gặp Nhà Thơ Trịnh Y Thư.
19 Tháng Mười 20231:35 CH(Xem: 1394)
Nhiều ngôi chùa trong thành phố gióng chuông tiễn biệt vị phật tử khác thường.
19 Tháng Mười 20236:20 SA(Xem: 985)
Đọc thơ Tuệ Sỹ, tôi thường ngẫm ngợi tại sao thơ ông thường nhắc đến ngày hội lớn, cung trời hội cũ?
16 Tháng Mười 202310:53 SA(Xem: 885)
Dường như càng khổ đau, ưu phiền, Cung Trầm Tưởng càng đến gần hơn với tư tưởng, triết lý Phật giáo.
08 Tháng Mười 20235:13 CH(Xem: 1243)
Một bài thơ hay là một đoá hoa ngào ngạt hương. Hương rộng hơn hoa. Và hương bay thì hoa tưởng hoa bay (Xuân Diệu)
18 Tháng Chín 202310:03 SA(Xem: 1334)
“Đời tôi có một nguyên tắc: không bao giờ dùng văn chương để làm bất cứ điều gì xấu xa..."
08 Tháng Chín 20236:10 CH(Xem: 1491)
Khi bị đuổi ra khỏi ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, trụ sở của tạp chí “Văn nghệ quân đội” bây giờ, Phùng Quán đến ngồi bên một gốc cây ở đường Phùng Hưng hai tiếng đồng hồ.
04 Tháng Chín 20239:35 SA(Xem: 2010)
Và tôi tin rằng, khi Thiền sư Thi sĩ Phạm Công Thiện từ trần, chắc chắn sẽ có rất nhiều người gọi anh là Bồ tát, một danh hiệu rất mực tôn kính trong nhà Phật, chỉ đứng sau danh hiệu Đức Phật.
29 Tháng Tám 20238:06 SA(Xem: 1333)
Xin phép, tôi được gọi đây là một “Vụ án”, và mong được đồng ý rằng, “Đúng là vụ án văn chương”.
22 Tháng Tám 20236:25 CH(Xem: 1084)
Cái phép tìm về lịch sử dân tộc bằng đầu lưỡi, ai bảo nó không thấm thía bằng những phép khác?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17031)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12250)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18976)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9165)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8324)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 601)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 973)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1159)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22458)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13987)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19173)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7888)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8807)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8497)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11054)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30707)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20814)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25502)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19781)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18050)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19248)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16110)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24496)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31945)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34932)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,