TOÀN PHONG -NGUYỄN XUÂN VINH - Đao Pháp Du Tử Lê Trong Thơ Văn

21 Tháng Bảy 202211:59 CH(Xem: 15525)
TOÀN PHONG -NGUYỄN XUÂN VINH - Đao Pháp Du Tử Lê Trong Thơ Văn

(Bài nói chuyện về thơ văn Du Tử Lê tại Hoa Thịnh Đốn ngày 11 tháng 5, 1997)
........

nguyenxuanvinh-content

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh


Tôi là người lúc nào cũng ao ước rằng cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại của chúng ta mỗi ngày một trù phú trên mọi phương diện, kinh tế, xã hội, cũng như văn hóa, để được các sắc dân khác nhìn chúng ta với sự kính nể, để tiếng nói của chúng ta có ảnh hưởng với chính quyền ở quốc gia chúng ta cư ngụ, và nếu cần thì chúng ta có thể dùng sức mạnh của cộng đồng áp lực để quê hương xưa đỡ lầm than, nhân quyền được tôn trọng, tương lai vận nước dược hanh thông. Vì thế mà mỗi lần được đọc một bài thơ dịch sang Anh ngữ của Du Tử Lê, được tin thơ anh đăng trên New York Times hay Los Angeles Times, hay thấy thơ anh được chuyển dịch sang Pháp ngữ hoặc Anh ngữ để giảng dậy trong chương trình văn học Việt Nam hải ngoại ở các đại học ở Âu châu, là tôi thấy mừng rộn ràng, trước hết mừng cho Lê khi thấy thơ anh được các nhà văn học ngoại quốc chú ý tới, rồi mừng cho cộng đồng Việt mỗi ngày đạt được một bước tiến hơn lên, vì song song với mọi bộ môn kinh tế, khoa học, kinh doanh đủ mọi ngành chúng ta cũng phải tranh đua với các sắc dân khác về văn học và nghệ thuật.

Đại học Michigan, nơi tôi dạy học, là một đại học lớn, tất nhiên có chương trình giảng dậy và nghiên cứu về mọi ngôn ngữ chính; tiếng Á châu đặc biệt có tiếng Nhật, tiếng Trung Hoa, vân vân... Chính phủ Nhật Bản có lần tặng không vài triệu Mỹ kim để phát triển sự giảng dậy về Nhật học. Vậy mà người Việt mình chỉ tay không mà đã thuyết phục được nhà trường mở chương trình dậy Việt ngữ chính thức, mỗi khóa có hai hoặc ba lớp dậy, đi ngang qua lớp ta nghe thấy xôn xao tiếng Việt nói rộn ràng. Chúng tôi đã giúp Đại Học Michigan tuyển được một cô giáo dậy theo giao kèo ký từng năm một, mà đã kéo dài được 4 năm liền. Nhờ đó mà có những sinh viên Mỹ và một vài sinh viên Việt ghi tên theo học lớp thơ cổ điển Việt Nam do một giáo sư Mỹ bạn tôi giảng dậy, cốt yếu dùng mấy cuốn thơ dịch Việt sang Anh ngữ của giáo sư Huỳnh Sanh Thông. Tôi cũng có lần nhắc nhở ông giới thiệu thơ của các thi sĩ Việt Nam cận đại.

Cách đây mấy tuần, tôi được Thư Viện Trung Ương liên lạc và nhờ tìm hộ cuốn thơ "Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà / Your Scented Garden, My Nostalgia" của Du Tử Lê; vì có một sinh viên Mỹ muốn đọc mà không có.

Để nhanh chóng và tránh những phức tạp hành chánh tôi nhận lời mua hộ và gửi tặng luôn. Mấy hôm sau, tôi nhận được thiệp cám ơn của ông Giám Đốc Thư Viện, đại diện cho Hội Đồng Nhiếp Chính Đại Học. Tôi xin trao lại thiếp này cho Du Tử Lê, ghi nhận là sáng tác của anh hiện nay đã nằm trên kệ sách thư viện cao, làm tài liệu nghiên cứu cho các sinh viên văn học Á Đông.

Trong những năm xa xứ, Du Tử Lê không ngừng sáng tác. Có thể nói thêm là anh đã sáng tạo, khai phá. Tôi yêu thơ của Du Tử Lê, hay đọc thơ anh, vì qua những dòng chữ mà anh cho là dồn dập như những hạt nước, theo tôi là những hạt ngọc, xô đẩy nhau gợi cho tôi nỗi khắc khoải yêu con người, dù đồng hương hay khác giống, nhớ tổ quốc xa vời, mòn mỏi đếm từng ngày xa xứ.

“đêm nghiêng bình rót ly không đáy
mỗi ngụm buồn, vui trớt tháng năm.”

Nhờ đọc thơ của Du Tử Lê mà nhiều khi tôi đã tưởng chừng vượt được ra ngoài không gian để đi nhìn về địa cầu nhỏ bé, nghĩ rằng đâu đó có quê hương mình. Qua những câu:

“núi thi sĩ phá vòng vây ngụy sử
em trưng bày tâm, tượng, bất an sông
mười thế hệ sạch trơn không dấu vết
trái đất buồn: hạt lệ đứng quay lưng.”

Ta thấy con người dù nhỏ bé cũng đã vượt lên từng không xa vời. Tôi thích đọc thơ lục bát, vốn dĩ là do thói quen, thuở nhỏ đã học thuộc gần hết cuốn truyện Kiều của Nguyễn Du, mà Du Tử Lê lại ít viết thơ theo thể lục bát. Điều không ngờ là nhà thơ của chúng ta lại đã để rất nhiều tâm trí để có những thử nghiệm đổi mới về thể Lục Bát.

Trải những năm tháng qua, ta đã có lục bát trường thiên của Nguyễn Du, tuy đọc lên có nhiều chữ là, chữ rằng, chữ thì, nhưng vẫn tồn tại là áng thơ tuyệt tác, vẫn sống mãi là gia tài văn học của dân gian, xưa kia người Việt lấy 10 người thì có đến 9 người ít ra cũng thuộc vài đoạn. Sau này lại có thơ lục bát của Phạm Thiên Thư trong “Động Hoa Vàng” ta nghe tha thiết, có những hàng thơ quên dục, chim đi, trang kinh hiện hóa thiên đường. Rồi lại có lục bát của Bùi Giáng phong vận nguy nga, thiên nhiên về thiết lập tòa / mười muôn bến nước giang hà Cửu Long. Với Du Tử Lê, lục bát đã thành siêu lục bát.

Ý kiến sáng tạo để đổi mới thể lục bát của Du Tử Lê thật là độc đáo. Tôi phải thưa trước với quý vị thân hữu là tuy nghiên cứu về khoa học mà về văn học nghệ thuật, tôi lại là con người ưa chuộng cổ điển, rất sợ những gì thay đổi một cách táo bạo. Chẳng hạn nếu có người nào cho tôi một bức tranh vẽ theo lập thể, kiểu trường phái Picasso, chắc là tôi không treo ở thư phòng. Có khi tôi lại nghĩ rằng vì không vẽ được những nét hiện thực nên người họa tranh mới quay ra lập thể. Nhưng nếu một hôm nào có người chỉ cho tôi coi một bức tranh cổ kính đẹp tuyệt vời và nói rằng đó là tranh của buổi sơ khai của họa sĩ vẽ tranh lập thể đó, thì tất nhiên sự thán phục của tôi sẽ gia tăng gấp bội. Sự đó cũng như là tâm trạng kích động của mình một hôm gặp một con người bình dị, ngồi câu cá ven sông mà có người rỉ tai nói cho hay rằng mới tuần trước con người này đã ký một chi phiếu vài triệu Mỹ kim để tặng một cơ quan từ thiện.

Vì vậy, muốn thật hiểu con người Du Tử Lê, trước hết ta phải đọc thơ lục bát cổ điển của Lê. Trong bài "Thấy Bình Minh Trên Sa Mạc Utah, Nhớ Mẹ Già,” Du Tử Lê đã viết:

“gọi ai gió nổi bốn trời
chiếc nhau tôi lạnh phía đời bên kia
mẹ nằm lặng lẽ trong khuya
lắng nghe biển dội lời thì thầm quên.
xương tàn một dúm chưa yên
cố lay lắt sống để đền lỗi con.”

Hỏi ai là người xa xứ còn có mẹ già đợi trông ở vòng nửa trái cầu, đọc những lời thơ này mà lòng lại không ray rứt?

Đọc thơ lục bát của Du Tử Lê, có chút dư âm của những nhà thơ nổi tiếng tiền chiến, nhưng nghe lại rất lạ, một cái gì chỉ có ở trong thơ của Du Tử Lê. Như bài “Cõi Tôi” anh viết mới đây:

“cõi tôi, cõi nát, cõi tàn
cõi hoang mang vội, cõi bàng hoàng, qua
cõi vui thân thể, cỗi già

cõi lang thang, mượn mái nhà hư, không.”

Đã viết được lục bát cổ điển để đưa tình cảm người đọc vào cõi siêu việt, giờ đây Du Tử Lê lại tiếp tục tìm tòi, đưa những ý kiến sáng tạo. Ai cũng biết rằng theo thể lục bát, chữ thứ tư ở câu sáu bắt buộc phải là trắc:

“Trăm năm trong cõi người ta
chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”

Thơ Nguyễn Đình Chiểu:

“Lênh đênh một chiếc thuyền tình
mười hai bến nước đưa mình về đâu?”

Hay thơ Nguyễn Bính:

“Lang thang anh dạm bán thuyền
Có người trả chín quan tiền, lại thôi.”

Hay thơ Bùi Giáng:

“Cõi phù trầm với phù du
một hàng mở gió thiên thu hai hàng.”

Những câu thơ lục bát của Du Tử Lê đã viết, dù không nhiều cũng dư thừa để anh ngang nhiên ngồi cùng chiếu với những danh tài thơ lục bát thượng thừa. Nhưng anh đã dũng mãnh khai một sạn đạo khi đề nghị rằng nếu cần diễn tả tâm trạng cho rộn ràng, hay làm cho câu thơ thêm trang trọng thì có thể bỏ âm trắc, như câu anh viết:

“Tôi Lê. Lê. Lê. Lê nào?”

Không những thế, anh lại đặt câu 6 này là câu cuối trong bài. Dứt bài thơ một câu ngắn ngủi, lại có âm bằng, tạo cho ta một bâng khuâng, vương vất, trong cái thiếu thốn lại nẩy ra một dư hưởng lê thê, ngập ngừng của du tử. Lê đã vạch ra một con đường rẽ từ thể lục bát, nhưng không phải ai cũng đi theo được, vì con đường độc đạo này chưa phải là con đường mòn đã có nhiều chân dẫn lối. Tỷ dụ, tên tôi là Vinh, và tôi có bắt chước Du Tử Lê mà viết lại rằng:

“Tôi Vinh. Vinh. Vinh. Vinh nào?”

Thì không phải là thơ mà là tiếng của một người nói lắp. Rồi muốn cố tình để trở thành vần lục bát, thì rồi cũng phải đổi chữ thứ tư thành âm trắc, rồi viết thêm một câu 8 chữ với sáo ngữ chẳng hạn:

“Tôi Vinh. Vinh, biết Vinh nào,
Nhìn trăng viễn xứ dạt dào tình thương.”

Đọc lên dù nghe thấy có vần điệu, nhưng câu thơ thật là giả tạo, và cũng vì thế xưa nay không ai gọi tôi là thi sĩ.

Như một tráng sĩ đi tiên phong, Du Tử Lê đề nghị dùng gạch chéo / Slash/ như một đao pháp để hoán chuyển chữ trong một câu thơ.

Chẳng hạn trong 2 câu:

“còn / rừng / gương / soi cho tôi
bao dung / núi / đợi. Nghiêng vai / sông / chờ.”

có đến 7 gạch chéo để người đọc có thể hiểu và hoán vị thành: "tôi soi gương," hay "rừng soi gương," hay "rừng còn soi gương," hay "gương soi rừng..." Lối hoán vị này đã cởi những trói buộc cho thơ. Sau này, ở thế hệ tới, tôi tin chắc sẽ có nhiều bạn trẻ khi làm thơ lục bát đổi mới, sẽ thầm cám ơn Lê đã chỉ đường vạch lối cho họ.

Điều sau cùng mà tôi muốn nói là tập truyện “Tiếng Kêu Nào / Bên Kia Thời Tiết/” là cuốn sách thứ 33 mới đây của Du Tử Lê. Theo lời tác giả đây không phải là một tập TRUYỆN, mà là tập CHUYỆN , hiểu theo nghĩa tập văn tâm sự của Du Tử Lê, như anh đã viết chuyện của "chúng mình" theo văn xuôi, với tâm hồn của một nhà thơ. Với Du Tử Lê, "chúng mình" đây không phải chỉ có riêng ta với mình, mà chúng mình thay đổi liên miên bất tận với thời gian và không gian. Tên những người trong chuyện tôi không biết là giữ nguyên hay thay đổi, nhưng qua những bài vừa là hồi ký, vừa là tùy bút, viết chuyện nay, hay chuyện xưa, ta sẽ thấy những Donna, những kỷ niệm thời trẻ ở Indianapolis, ở Chicago, những ngày thơ ấu chạy loạn ở Kim Bảng, Phủ Lý, Nho Quan, những nỗi buồn tang tóc, những ngày tới thăm Song Thành ở Minnesota một buổi sáng, mưa ướt lạnh buốt tận xương. Nhà thơ, mà giờ đây là nhà văn đã kể lại những ngày ở Cali, mảnh vườn sau ngôi nhà ở Ranchero Way, những kỷ niệm với bằng hữu, những tháng năm đầu tiên di cư, vừa làm khuya vừa viết những bài thơ như “Đêm, Nhớ Trăng Saigòn” đề tặng Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, bài thơ đã làm nhạc sĩ tài hoa Phạm Đình Chương để ra nửa năm trời để vật lộn mới phổ nhạc thành một bài hát tuyệt vời, vì trong thơ đã có nhạc rồi, phải gỡ ra rồi mới soạn lại được. Phạm Đình Chương đã thành công với bài “Mộng Dưới Hoa” của Đinh Hùng, lại thành công với “Đêm, Nhớ Trăng Saigòn” của Du Tử Lê.

Qua những trang sách, ta theo anh trong đoạn đời trên đất khách, theo anh từ Seattle miền Tây Bắc tới Houston, Dallas ở miền Nam, cùng chia sẻ với Lê những trăn trở, dằn vặt tâm hồn của con người ly hương, những tâm sự giữa bạn bè.

Qua những trang sách, khi đọc lên ta như vẳng nghe có tiếng hát, có lời thơ, có cung nhạc, và ta cũng thấy đưa ra mùi son phấn, nhìn thấy những ánh tóc vàng, và cũng có cả những khuôn mặt thuần túy Á Đông chưa có vết dao sửa. Đọc cuốn sách này ta sẽ cùng đi với Du Tử Lê con đường anh đi những năm vừa qua.

Toàn Phong - Nguyễn Xuân Vinh.

Ý kiến bạn đọc
20 Tháng Mười 20161:31 SA
Khách
thật tuyệt !
cảm ơn Gs và cảm ơn nhà thơ.
13 Tháng Năm 20157:00 SA
Khách
NGƯỜI LỮ HÀNH

Người lữ hành
Đi...
Hành hương vào vùng đất hứa của
Tình yêu
Sự thương nhớ
Khát khao mơ ước
Và Niềm hạnh phúc
Cảm xúc trào dâng …

Người lữ hành
Đi...
Hành hương vào cõi mộng du
Vào trái tim “Nàng”
Nguồn đam mê bất tận …

Để rồi
Một ngày kia
Người lữ hành chết lạnh ,
Trong cô đơn
Không có một lời trăng trối
Còn lại vần thơ
Tình yêu
Để lại trong trái Tim “Nàng”

SG/CHIỀU NOEL2002 25/12/2002
17 Tháng Tư 20157:00 SA
Khách
Anh Lê nhớ để dành cho Cường 1 cuốn để đọc nhé. Xin cám ơn nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh đã viết bài này để độc giả hiều thêm nhiều về thơ Lục Bát của nhà thơ Du tử Lê. NMC.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1139)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1295)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6565)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6436)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11399)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,