LÊ VƯƠNG NGỌC - “Giữ đời cho nhau”, tùy bút Du Tử Lê, hé mở một chuyển hướng tâm thức của tác giả.

01 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 9525)
LÊ VƯƠNG NGỌC - “Giữ đời cho nhau”, tùy bút Du Tử Lê, hé mở một chuyển hướng tâm thức của tác giả.



Tôi có dịp thảo luận với Du Tử Lê về thể loại tùy bút. Theo tôi cái định nghĩa chính đáng nhất như tên gọi: Cảm hứng tuôn trào theo dòng bút. Và tùy bút ở Pháp văn “Au courant de la plume” cũng cùng một nghĩa. Từ đó suy diễn ra, ta thấy lối viết tùy bút gần với thơ, thơ văn xuôi hoặc văn xuôi như thơ, phiếu diểu, mông lung, không cần đề tài, kể cả tên gọi, thích hợp với viết hồi ký, nhật ký trong đó có thể diễn tả một cách chân thực ái, ố, hỷ, nộ…trọn vẹn cả thất tình. Viết một thiên truyện dù dài hay ngắn, văn sĩ cần sửa soạn theo một tiến trình thông thường như: “I must note here nothing but remarks of a general sort on the planning, composition and guiding motive of the novel…” (André Gide viết trong Nhật ký phụ lục cuốn “Les Faux monnayeurs”, giải thưởng Nobel văn chương đầu thế kỷ 20.) Vì trời phú cho Du Tử Lê một tâm hồn đa cảm ngay từ tấm bé đã sống khắc khoải nhiều với những kỷ niệm, nhất là những liên hệ mật thiết với những người thân bắt đầu là Mẹ, các chị, em, các bạn gái thời trẻ nít…cho nên ta thường gặp thi sĩ viết văn đang trong thời “chàng tuổi trẻ…” chợt quay ngang về kỷ niệm thời ấu thơ với mẹ…Điều này xẩy ra hầu như có ở bất kỳ cuốn truyện ngắn, dài, tùy bút nào của Du Tử Lê và là một khâu quan trọng trong việc tìm hiểu đời sống tinh thần Du Tử Lê mang vào văn chương.

Đáng chú ý là cách hành văn Du Tử Lê rất thích hợp với thể loại tùy bút được nhận định bởi cố văn thi sĩ Mai Thảo trong tập san Văn số đề ngày 8 - 6 – 1974:

“…Chúng ta đọc, yêu Du Tử Lê, vì viết văn như làm thơ, đều rất mực thi sĩ…”


Khi đọc xong tùy bút 2010 Du Tử Lê “Giữ đời cho nhau”, tôi thấy một thay đổi rõ rệt, tích cực trong tâm hướng của tác giả.

Từ tùy bút ’94 “Em và, mẹ và,tôi là một nhé” gồm 16 bài viết theo ký ức buồn thảm của những năm trước tuổi 50, có tới bảy bài mưa gió, u uất… Đặc biệt trong bài “Hồn tháng chạp ” Du Tử Lê hầu như tuyệt vọng về đời sống của chính mình, về những hèn hạ ác độc của chúng quanh mình đã viết:

“…Còn đón chờ gì nữa? Đời sống đã lìa xa tôi, như những con nước đã rút xa, rất xa bờ cát mịn (
Tr. 92). “…Những tưởng mình không thể qua khỏi những ngày Tết (những ngày Tết kinh hoàng đối với tôi), vậy mà, lậy trời, lậy đất cuối cùng tôi cũng đã vượt qua được nó (……) Dù sao, tôi xin cám ơn, cám ơn một lần nữa, buổi sáng, của kiếp khác đã mở, của đời mai, nến hồng sẽ thắp.” (Tr. 93.) 

Rồi từ sự phản tỉnh chân thành, cảm động, can đảm (tùy bút 2000) tới một ổn định an nhiên cho tâm hồn (tùy bút 2010). Tiến trình chuyển hướng tâm thức Du Tử Lê phù hợp như một mô hình mẫu với thuyết phân tâm của C. G. Jung (1875-1961).Trước hết xin mời quý bạn cùng tôi lược xét hình thức và nội dung Tùy bút 2010 Du Tử Lê:

Sách của Du Tử Lê bao giờ cũng được trình bày thanh nhã từ bìa trước bìa sau tới bài bản bên trong. Tên sách cùng tên bài thường rất thơ. Thí dụ “Nghe dậy từ tâm một ngón tay” (tùy bút ’94 “Em và, mẹ và, tôi là một nhé”); hay “Chông chênh ngày nắng gió” (tùy bút 2000 “Tôi, ấu thơ và, mẹ”) ; hoặc “Chúng ta cùng một thuyền / trôi lần vào bóng tối” (tùy bút 2010 “Giữ đời cho nhau”).

Cách dùng chữ cùng tạo dựng từ ngữ mới và cách sắp đặt mạch văn cũng rất thành công vì súc tích và gợi cảm vô cùng. Xin đọc ít nhất ba bài trong Tùy bút 2010 “Chim đem đi: Làm lễ tạ ơn người”, “Kịch thơ Hoàng Cầm và tôi”, và “Giữ đời cho nhau” - Thử nhặt từ ngữ “bảo dưỡng” trong “Đêm bảo dưỡng nụ hôn tôi đã gửi” ta liên tưởng ngay: Bảo trọng, bảo đảm…, dưỡng sinh, dưỡng dục…Thi sĩ thật quá trân quý người yêu!

Lại còn từng mạch văn chuyển tiếp bất kỳ như đang ở Cali nhẩy sang Texas, đang nói chuyện về Diễm Xưa Productions, Orange County bay ngay về Bến Chương Dương, Saigòn vv…(Đây là kỹ thuật theo Tây phương: Découpage dans le passé.) Tôi ngưng đọc, thấy lòng rưng rưng muốn khóc, nhưng may mắn sau đó đọc “Hoàng Cầm, Hội An, thơ ấu…” một cơn gió nồm nam quen thuộc từ quê hương dìu ta trở lại thuở thơ ngây…không hề biết tới cái vô nhân của sầu vạn cổ! 

Nói tới “sầu vạn cổ” không mấy ai yêu thích văn thơ không nhớ tới bài “Tương tiến tửu” của thi bá Lý Bạch (701-762) đời vua Đường Huyền Tông: “Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy, thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi…”

Rồi từ nhận định đời sống con người quá ngắn ngủi, Lý Bạch tìm quên với bằng hữu trong cái sảng khoái cao ngạo của một nghệ sĩ đích thực! Khiến một văn hào Đức, giải Nobel văn chương, Hessman Hess (1877-1962) cảm phục cái hào sảng hiếm có đó, đã viết một thiên truyện về Li Po (tức Lý Bạch) trong một cuộc “Hội tu nhất ẩm tam bách bôi” với một số nghệ sĩ đương thời.

Tiếp đến đầu thế kỷ thứ 14, giới văn học Âu Á được thưởng thức một thi phẩm mang tên “The divine comedy” của thi sĩ Dante Alligheri, người Ý (1265-1321) – Từ ngữ tiếng Anh “the comedy” phản ảnh đúng tên gốc Ý “Commodia” có nghĩa là khúc đồng dao gồm 100 khúc chia làm 3 trường khúc tả một linh hồn sau khi chết phải phải qua hỏa ngục (Inferno) rồi tới Thanh lọc (Purgatory) và cuối cùng đến được Thiên đường (Paradise) - Đặc biệt câu thơ đầu tiên ở trường khúc Hỏa ngục: “Nel Mejzzo del cammin di nostra vita” giản dị như lời nói thường nhưng mang ý nghĩa sâu sắc theo Anatole France, như một lời cảnh giác nhân sinh khi tới “Giữa đường đời” là bắt đầu nghĩ tới già và chết và phải chịu phán xét…

Đại ý tập “Commodia” theo Dante: “Cái mục đích đầy thương cảm của tập thơ là ‘giúp giải trừ con người khỏi trầm luân và đạt được hạnh phúc…’ ”

Những cảm nhận thật chân xác nói trên về mũi tên thời gian giúp tôi hiểu được cái triền miên tiếc nhớ những kỷ niệm thời thơ ấu, với bằng hữu, với quê hương, với nơi chốn Du Tử Lê hằng có mặt và nhất là sự chuyển hướng tốt lành của tâm thức Du Tử Lê qua tùy bút “Giữ đời cho nhau”. 

Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu chuyển hướng tâm thức Du Tử Lê qua thuyết phân tâm của Carl Jung. Vì hạn chế của số trang, tôi sẽ giản lược tối đa lý thuyết này.

Theo C. Jung mỗi người là một nhân cách cá biệt bao gồm ý thức cá nhân và vô thức tập thể. Ý thức gồm tất cả kinh kiệm do 5 giác quan thâu nhận và tồn trữ hiện hữu trong trí cá nhân. Vô thức gồm tất cả các kinh nghiệm sống từ đời đời kiếp kiếp trước của giòng giống để lại, không giống hiện hữu ý thức mà chỉ tồn tại một cách mơ hồ nhưng có thật, ví như phim ảnh chưa rửa (negatives) , nhưng khi động chạm tới sẽ hiện rõ như đã rửa ra rồi. Ngay dưới ý thức có một số kinh nghiệm (ý nghĩ, cảm xúc, ý muốn…) bị dồn nén thành ẩn ức nơi tiềm thức, có thể trở lại trong các giấc mơ và lâu dần tạo thành mặc cảm (S. Freud 1856-1939).

Vô thức tập thể bao gồm một số thành phần chính gọi là Archetypes tạm dịch là Mô hình gốc. Những mô hình gốc này luôn luôn đối kháng với các hành động theo ý thức cá nhân.

Có 4 mô hình gốc căn bản:

 1- Cá tính (Persona) tỷ như ở Đông phương là hình ảnh mơ hồ của kẻ sĩ…

 2- Anima, tức ảnh hưởng của nữ phái đối với nam giới và Animus, ảnh hưởng của nam giới với phái nữ.

 3- Hình tích (Shadow) liên hệ tới ảnh hưởng của chính phái mình, nam hay nữ.

 4- Tư kỷ (Self), mô hình gốc này là nguyên tắc căn bản để thực hiện được nhân cách cá biệt toàn diện. Ba tính cách chính của Tư Kỷ là: Trật tự, tổ chức và hợp nhất.

Bốn mô hình gốc này luôn luôn tìm cách ảnh hưởng tới ý thức cá nhân nhằm kết hợp, dung hợp, hài hòa, tỷ như với thanh thiếu niên khí huyết phương cương trong tình trường phải dung hợp với lễ giáo truyền thống (storms of youth) và khi tới tuổi già (tranquility of age) sẽ sống êm đềm, an nhiên tự tại theo quan niệm truyền thống “mũ ni che tai”…

Như trên đã nói, khoảng thời gian qua đi tới tuổi trên dưới 50 đã để lại trong thơ văn Du Tử Lê những cảm xúc chân thực và nhiệt tình về những “ở chỗ nhân gian không thể hiểu” trong đó có 4 câu tuyệt tác đã được cố thi sĩ Nguyên Sa bình luận khá sâu sắc (đọc thêm “Du Tử Lê – 50 năm” Tr. 117-118):

Sông núi cũ rủ tôi về với đất
“Bốn mươi năm ngơ ngác làm người
“Trên thân xác đã mọc đầy móng vuốt
“Thì có gì sai, đúng với ai đây?”


Rồi tới sấp sỉ 60 tuổi, trong tùy bút 2000 “Tôi, ấu thơ và, mẹ” (TÂTVM), Du Tử Lê đã trần tình rất cảm động và can đảm nơi bài tự sự “Tôi, ấu thơ và, Mẹ” mà tôi dùng để áp dụng vào thuyết phân tâm của Carl Jung:


1- Mô hình gốc Persona được tả ngay ở trang 167 của TÂTVM:

Tôi tự biết tôi: Tôi không hề (và cũng không mơ ước) được là một con người toàn hảo. Tuy nhiên, tôi cũng không muốn ôm cho mình tất cả những xấu xa, hèn hạ…” 


2- Mô hình gốc ảnh hưởng của người khác phái (Anima):

…Với tôi, mẹ tôi là toàn thể ký ức thời thơ ấu, niên thiếu tôi; dù cho, đó là một ký ức buồn thảm (…) Nhưng ký ức đó, lại chính là cội nguồn, khởi đi của thế giới văn chương tôi, sau này.” (TÂTVM, tr. 170).


3- Mô hình gốc hình tích (Shadow)

ảnh hưởng của người đồng phái, vẫn trong bài dẫn thượng, Du Tử Lê kể chuyện bác sĩ Nguyễn Mạnh, bạn văn chương và đồng môn Chu Văn An gặp Du Tử Lê trong quán Song Long cho biết ông đang mắc bệnh Thyroid ...Rồi cuối năm ‘91, trong một cuộc họp mặt Chu Văn An ở Houston, sau khi biết Du Tử Lê không có phương tiện chữa bệnh, bác sĩ Hồ Tấn Phước đã tự nguyện trả mọi y phí chữa bệnh thyroid cho Du Tử Lê, với điều kiện ông phải di chuyển sang ở Houston. Một bạn thân khác, nhà báo Trương Trọng Trác cung cấp ăn ở và di chuyển. (TÂTVM, tr. 179).


4- Mô hình gốc Tư Kỷ (Self):

“…Thời điểm cuối thập niên ’80, đầu thập niên ’90. Trước và sau cái chết của mẹ tôi, đời sống tôi là một loạt đổ vỡ: Đổ vỡ gia đình. Đổ vỡ tình cảm. Đổ vỡ niềm tin. Đổ vỡ đời thường. Tôi nhận chịu mọi tai ương, không một lời giải thích. Tôi nhận chịu mọi kết án, nguyền rủa, không một đính chính… Để chống trả những mạng lưới bủa vây trùng điệp bất hạnh này, tôi tìm vào hai nguồn an ủi chính: Tôn giáo và thi ca…” (TÂTVM, tr. 180).

Tự sự này kết thúc như một báo hiệu giải nghiệp. Và từ đó tới Tùy bút 2010 “Giữ đời cho nhau”, Du Tử Lê đã đạt tới mức độ cao dung hợp, hài hòa ý thức nhiều cạnh gắt của mình với ý thức tập thể có đặc tính bảo vệ hay đúng hơn “bảo dưỡng” (chữ của Du Tử Lê) những truyền thống tốt lành theo kinh nghiệm ngàn đời cho sinh tồn và thăng tiến của nhân loại.

Garden Grove 12 /6/ 2010

 Lê Vương Ngọc.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười 20204:22 CH(Xem: 4620)
Có khi nào ông biết rằng những cuốn sách của ông luôn hiện diện trong không gian ấm áp thân thuộc của tôi?
14 Tháng Mười 20201:27 CH(Xem: 3820)
người buồn như thể chiều khô/ bờ im cỏ dại trời ô gió gần
12 Tháng Mười 202011:13 SA(Xem: 4210)
A Lê, sáng nay Sài Gòn mưa nên khá buồn, em cũng vừa đốt thêm cho anh điếu thuốc. Ngày mai ở Cali là ngày giỗ đầu, mộ anh chắc sẽ nhiều hoa và khói ấm.
08 Tháng Mười 20209:09 SA(Xem: 3714)
Anh là người làm văn nghệ cũ mà tôi được chào đón thân tình, ấm áp nhất, cũng có thể là duy nhất
07 Tháng Mười 20205:54 CH(Xem: 3295)
Tên tuổi bác Lê, tôi biết đã lâu nhưng chả bao giờ nghĩ có thể, có dịp nào gặp, chứ đừng nói được trò chuyện, với một người mà mình hằng ngưỡng mộ.
06 Tháng Mười 202010:39 SA(Xem: 3691)
Du Tử Lê đã đi xa một năm, mấy tuần đầu tôi vẫn không tin anh đã chết thật.
18 Tháng Chín 202012:00 SA(Xem: 12214)
Có dễ một triệu năm, hay một triệu năm lẽ, tôi gặp. Không phải dáng núi. Dáng núi vòi vọi cao, ngất ngưỡng, ảm đạm, nghiêm minh.
23 Tháng Tám 20205:52 SA(Xem: 4144)
Anh Lê, những gì anh đã cho em, đã thương em, tấm lòng đó còn mãi mãi.
08 Tháng Tám 202012:12 CH(Xem: 4108)
Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách. Tên sao người vậy. Anh đã sống và viết đến những giây phút cuối cùng.
19 Tháng Bảy 20204:05 CH(Xem: 4236)
Hôm 13-8-2016, Du Tử Lê từ Mỹ trở về Huế, xứ sở mà nhà thơ đã có dịp nhiều lần ghé đến trong hàng chục năm trước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16809)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12046)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8119)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 816)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1017)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8692)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19668)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,