G.S. CHU VĂN HÙNG - Du Tử Lê, Linh Hồn

16 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 11375)
G.S. CHU VĂN HÙNG - Du Tử Lê, Linh Hồn

 

Thưa anh Du Tử Lê, chúng tôi hãnh diện và, sung sướng biết bao, khi có Anh: Một người Việt Nam, như (và, giữa) chúng tôi, nơi đất khách.

Tôi xin mượn lời của anh trên đây, trong bài tựa, anh giới thiệu tác phẩm mới của nhà văn, LM Trần Cao Tường: “NHỊP MÚA SÔNG THANH”. Tôi chỉ đổi chữ Cha, viết hoa của anh; bằng chữ Anh, viết hoa của tôi, để diễn tả niềm hãnh diện, cái chân tình, và lòng cảm mến của chúng tôi với anh. Niềm cảm mến không chỉ với thơ, mà còn với thể văn-phạm mới, của chữ Việt, mà anh đã khởi xướng. Văn học cũng như chính trị, phải đổi mới để đáp ứng cuộc sống con người, nhất là con người trong ngàn năm thứ ba.

Kính thưa Quí Cha, kính thưa quí vị, cũng trong bài tựa giới thiệu tác phẩm “NHỊP MÚA SÔNG THANH” nêu trên, Du Tử Lê viết: “Con đường đó, Con Đường Trần Cao Tường, trên tất cả, với riêng tôi, chính là chiếc cầu nối tôi, kẻ ngoại giáo, về với niềm tin Thiên Chúa”. Thật ra, thơ của Du Tử Lê cũng chính, đã, là chiếc cầu đó. Tháng 12/77, Du Tử Lê viết bài “Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển”. Chỉ trong bài thơ ngắn đó, hai lần anh nhắc tới linh hồn. Con người có linh hồn là con người có niềm tin nơi đấng Tối Hậu, Thiên Chúa. Tôi yêu, mê, say đắm, bốn câu mở đầu:

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một nấm mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi sao trở lại quê nhà
 

Hai câu kết thì thật là tuyệt vời, diệu:

Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.

Du Tử Lê đã diễn tả cái triết lý sâu thẳm, niềm tin cao siêu, của những người theo Chúa. Khi chết, tiền bạc của cải, danh vọng, buồn, vui đều “hết” và thể xác chúng ta “tận tuyệt với linh hồn”. Vâng, linh hồn không chết theo, với, thể xác. Người Mỹ có câu: “Born Twice, Die One”. Xin tạm dịch là “Nhị Sinh, Nhất Tử” hay “Sinh Hai, Chết Một”. Khi sinh ra, chúng ta được sinh ra hai phần: thể xác và linh hồn. Khi chết đi, chỉ có phần thể xác chết. Đấy, thơ anh đẹp, thế đó, mà còn gói ghém được một giáo điều. Thật tuyệt, là, tuyệt.

Có một chút, không ổn, tôi xin anh Du Tử Lê cho phép tôi nêu ra đây. Mai này không ai nói được rằng, tôi, Chu Văn Hùng, không thật lòng với anh Du Tử Lê. Cái chút đó, nằm trong lãnh vực tâm linh. Không làm thay đổi, một chút nào, cái giá trị văn học tuyệt vời mà Du Tử Lê đã đạt tới. Cái chút đó, nằm vô tình, ở một đoạn thơ trong bài “Chào 21, vết thương, tôi” (trang 157, tác phẩm “Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ!”):

… bằng phương pháp cloning
người ta sẽ sản xuất hàng loạt những con vật...
giống như người
(chỉ khác con người ở chỗ không có đầu)
để lấy bất cứ một bộ phận nào trong khối thịt kia
thay thế cho những cơ quan cần đổi thay trong thân thể ta

(bỏ một đoạn)

chúng ta vẫn bất lực
trước những người đã chết

(bỏ một đoạn)

như cuộc tình chúng ta
(và cuộc tình của biết bao người khác, quanh ta)
đã chết
từ thế kỷ trước
sẽ chết: một lần nữa
như linh hồn của những khối thịt không đầu kia
sẽ bơ vơ biết bao
vì chẳng có một ngôi đền nào
để trú, núp...

Tôi có người con gái hành nghề Bác-sĩ mổ đã 6 năm và có liên hệ đến việc khảo nghiệm khoa-học cloning. Tôi thảo luận nhiều với cháu, và các bác-sĩ đồng nghiệp của cháu, về vấn đề này. Vâng, nơi phòng thí nghiệm, người ta có thể lấy một chút thịt của một người, để làm ra hàng ngàn người đó (có đầu và/hay không có đầu để lấy bộ phận).

Nhưng, chắc chắn, không ai có thể làm ra “linh hồn” cho những người đó. Những người cloning, không do tinh trùng của người nam và trứng của người nữ tạo ra, thì chỉ “Born One, Die One”, chỉ “Sinh Một, Chết Một”, chỉ sinh xác mà không sinh hồn. Chính Đức Kitô cũng đã nói: “Flesh gives birth to flesh, but spirit gives birth to spirit – Thể xác sinh thể xác, nhưng thần khí sinh thần khí” (Gioan 3-6). Cái chút đó chỉ có thế, thế thôi. Mong anh Du Tử Lê thứ lỗi nếu tôi hiểu lầm ý thơ của anh.

Kính thưa quí Cha, kính thưa quí vị. Điều gì sẽ xảy ra khi mà từng đám người không hồn, xuất hiện chung quanh chúng ta? xin hãy dùng sức mạnh của lá phiếu, buộc cường quốc này phải có một đạo luật rõ ràng, mạnh mẽ, toàn diện, ngăn chận hiểm họa “cloning con người”, trên toàn thế giới.

Tôi đọc thơ Du Tử Lê năm 1958, qua tạp chí Mai. Khi đó tôi đang bước vào cái tuổi của yêu, thơ, nhạc và hoa Phượng đỏ thắm trên trang giấy học trò. Đến nay, anh đã có 42 năm sinh hoạt, đi từ tượng trưng, đi từ tượng trưng, đến ấn tượng, đến siêu thực. Anh đã góp vào nền văn học 37 tác phẩm. Thơ anh đã được phổ nhạc rất nhiều. Nhà văn Mai Thảo cho biết: “Du Tử Lê là một trong bảy nhà thơ lớn nhất của Việt-Nam trong thế kỷ 20”. Thế kỷ 20 chỉ còn 18 ngày nữa là hết, không ai đủ thời gian để lấn chỗ đứng của anh. Thơ Du Tử Lê đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và được dạy tại nhiều đại-học. Năm 1995, Giáo-sư Tiến-sĩ Neil Jameison, Đại-học UC Berkeley, đã viết cuốn Understanding Vietnam, một tài liệu giáo khoa bậc đại-học và đang được giảng dạy tại nhiều trường. Trong cuốn đó, có thơ Du Tử Lê. Đó thật là một niềm hãnh diện. Mai đây, thơ Du Yử Lê cũng sẽ được dạy tại hệ thống đại học Concordia, nơi có 10 đại-học Hoa Kỳ, nhiều đại học ở Đức, Canada, và đang có hơn 15,000 sinh viên Mỹ theo học; tôi đang giảng dạy trong hệ thống đó. Ở California, nơi anh Du Tử Lê ở, cũng có Đại học Concordia, nằm trên một quả đồi xinh đẹp của thành phố Irvine, với hơn 3,000 sinh viên.

Trước khi dứt lời. Để hiểu Du Tử Lê hơn, để cảm mến Du Tử Lê hơn, tôi xin đọc một đoạn văn ngắn của anh, đang được phổ biến trên internet, trang Tin Vui Thời Điểm: “Càng ngày, tôi càng thấy rõ, mỗi chúng ta, hiện diện trên mặt đất này, để hoàn tất một công việc nào đó, mà Thượng Đế đã chọn sẵn cho từng cá nhân... Ngợi ca tình yêu, qua chiếc cầu văn học nghệ thuật, với tôi, là công việc của văn nghệ sĩ. Cá nhân nhỏ mọn của tôi, là giúp cho những người đọc tôi, qua thi ca, cảm nhận ra rằng khởi sự tình yêu mang tính cá nhân, gia đình, người ta sẽ có tình yêu tổ quốc, và rộng hơn nữa, tình nhân loại. Khi bước tới tình nhân loại, là bước tới gần ánh sáng của Thiên Chúa, của Thượng Đế vì, nhân loại, dù màu da, khu vực địa lý nào, cũng đều là con cái của Chúa cả”.

Xin cám ơn quí Cha và quí vị

Xin cám ơn, chào anh Du Tử Lê, thân ái.

Chu Văn Hùng

Giáo sư Đại học Concordia

(Bán nguyệt san Đây Ngọc Lân, ngày 15-12-1999)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười 20195:17 SA(Xem: 3223)
Một sao sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam vừa vụt tắt. Nhà thơ Du Tử Lê đã qua đời hôm tối thứ Hai 7/10/2019 tại Quận Cam, California.
12 Tháng Mười 20191:06 CH(Xem: 4080)
Con người có nhiều khả năng hành động hơn khi mối quan hệ với người khác trở nên tốt đẹp, bền vững.
12 Tháng Mười 20196:13 SA(Xem: 3764)
Anh đi đâu không về nữa/ Những nốt ghi hằng ngày không còn thấy/ Những con cá thiêng quẩy khóc đêm trăng
12 Tháng Mười 20196:05 SA(Xem: 4832)
Ngày 7 tháng 10 năm 2019, Du Tử Lê qua đời tại Mỹ. Ông chính thức nhận được thông hành mất quyền lưu vong và ứng với câu “Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết / đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.”
10 Tháng Chín 201912:00 SA(Xem: 13552)
Du Tử Lê nói ông chỉ muốn im lặng. Trong phần hỏi-đáp rất ngắn dưới đây, nhà thơ Du Tử Lê có giải thích về sự im lặng của ông, với nhiều ngụ ý.
12 Tháng Tám 20192:02 CH(Xem: 4637)
Ta có thể nói tranh và thơ của Du Tử Lê đã hòa quyện thành một.
22 Tháng Bảy 201910:07 SA(Xem: 5360)
Tôi đọc trường khúc Mẹ Về Biển Đông của Du Tử Lê lần đầu giữa một mùa hè khô hạn,
10 Tháng Sáu 20199:45 SA(Xem: 5130)
Ông chia sẻ nhận định: “Nếu cứ nhớ mãi những ấu thơ của mình, có lẽ người ta sẽ bớt đi hận thù mà vui sống bên nhau.”
04 Tháng Sáu 201912:26 CH(Xem: 4448)
Một dấu nối lặng lẽ với hôm qua, Sài Gòn, khi ta gặp lại một người quen cũ, đã lâu, trong câu chuyện mới. Du Tử Lê, ông vẫn làm thơ, sống thơ.
28 Tháng Năm 20199:36 SA(Xem: 4554)
Tuyển tập này là một dấu mốc lớn của dòng văn học Việt Nam, cả trong và ngoài nước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16808)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12043)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9020)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8116)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 815)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1016)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19083)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7778)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8691)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10934)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30582)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19667)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24369)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31804)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34840)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,