LÊ GIANG TRẦN - thả nốt những mùa trăng cuối, xuống vườn sau (dtl)

30 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 9050)
LÊ GIANG TRẦN - thả nốt những mùa trăng cuối, xuống vườn sau (dtl)
Đúng ra, đó là những “chuyện” ngắn, văn vẻ hơn là những “truyện” ngắn. Nói cách khác, nếu nghĩ khác một chút, những tùy bút trong tập “trên ngọn tình sầu” của nhà thơ Du Tử Lê là những truyện ngắn thơ mộng, đúng hơn.

legiangtran-content-content

“Như cuộc rượt đuổi bất tận của bâng khuâng những mối sầu, xưa. Nỗi niềm, cũ: Quê nhà một thời. Khuất, lấp... Như những tờ giấy nhám chà xát da mặt tôi tấy, mưng buốt. Rét” (DTL)

Đó là cái tâm hồn sóng đè sóng bất tận, rồi có lúc những lớp sóng nhịp nhàng ấy bỗng như va vào một vách núi vòi vọi; hay một cơn trốt lốc nào chợt băng ngang hút chúng vươn cao như lưỡi búa sóng thần... chúng không còn dịu dàng ngay khoảnh khắc ấy. Bỗng dữ tợn. Bỗng đau đớn. Bỗng tan nát. Mấy cái thứ va phải ấy tựu chung là đời sống, mà, đời sống thì muôn hình vạn trạng chứ nào chỉ cũ kỹ lặp lại như vách núi hay gió cuồng.

Hậu quả của những va chạm ấy, có thứ chết lặng lẽ như bão tố ngoài trùng khơi xa tít không ai nhìn thấy. Có thứ còn vương vất như hoài niệm mơ hồ hay kỷ niệm trăn trở. Có thứ ám ảnh một đời mà không sao nói ra được. Có thứ chỉ là chuyện kể cho vui. Có thứ thành ra được văn chương.

Tâm hồn nhà văn hoặc là mơ hoặc là say. Tâm hồn nhà thơ dường như cả hai, vừa mơ vừa say, đôi khi mơ say lẫn lộn. Say có khi tưởng là mơ; mơ có khi tưởng là say. Tỉnh ư? Trang Tử sau giấc mơ hóa bướm thức dậy than rằng bướm mơ người hay người mơ bướm? không khác mấy triết gia có khuynh hướng nổi tiếng về linh cảm thường xuyên của họ, cũng cho rằng hiện thực hằng ngày của ta cũng là một ảo ảnh, che dấu một loại hiện thực hoàn toàn khác biệt.

Nietzsche khi xem xét về hai hiện tượng sinh lý là giấc mơ và say, thì trạng thái say sưa ngất ngưỡng của thân xác ảnh hưởng bởi những chất say túy chỉ như những linh hồn bị giam hãm trong màn đêm tối xuất hiện một cách nhợt nhạt và ma quái khi đám khách khứa nhốn nháo thác loạn đang ào ào tràn qua họ.

Dân gian thường nhạo mấy nhà thơ “thi sĩ sống trong mơ”, chỉ thế thì còn thiếu, theo Nietzsche, họ vừa mơ vừa ngất ngây, nhưng tách biệt khỏi đám đông say sưa và ý thức mạnh mẽ về sự minh mẫn của mình trong tình cảnh ấy –trong một cái gì tựa như giấc mơ.

Xin được mở ngoặc cho vui, Hans Sachs trong bài thơ Die Meistersinger, chỉ ra cái bí ẩn của sự sáng tác thi ca:

Này bạn, đó là việc của nhà thơ
Cứ chiêm bao để diễn giải và tỏ bày
Tin tôi đi tính tự phụ của con người
Trong giấc mơ trở nên hoàn tất:
Tất cả thi ca ta từng đọc
Chỉ là mơ, thực được diễn giải mà thôi.

Còn ông Schopenhauer thì mô tả cho chúng ta thấy nỗi hãi hùng khủng khiếp mà con người đã có, khi bỗng nhiên bắt đầu hoài nghi những cách nhận thức của kinh nghiệm.

Thành ra văn chương của nhà thơ giống như trừu tượng, giống như hai nghĩa, giống như nói cái này mà là cái gì khác hơn cái đó. Vì cái đẹp không bao giờ đơn giản là “ một cái”, ít nhất bao gồm hai cực. Cái đẹp luôn toàn bộ.

Nhà thơ Du Tử Lê là người làm thơ xưng tụng và tuyên dương tình yêu, ông diễn đạt những nét đẹp của mọi khía cạnh tình yêu, từ thơ mộng đến cực cùng ly biệt, chia tan, đau khổ, cay đắng... hằng hà. Khi tôi đọc đến phần cuối lúc bà Mantineia, một phụ nữ thông thái, chỉ dạy cho Socrates về “tình yêu” -- quá đã!! làm tôi sực nghĩ đến ông Du Tử Lê, có thể là người giông giống như bà diễn tả:

“Những ai đã được chỉ giáo đến mức độ này về những điều liên quan đến tình yêu, và đã học được cách nhìn cái đẹp trong trật tự và sự tiếp diễn thích đáng, khi họ tiến về đích sẽ bất ngờ nhận thức được bản chất của cái đẹp kỳ lạ (và ngài Socrates ạ, đây chính là nguyên do cuối cùng của tất cả những công việc trước đây của chúng ta) – một bản chất mà trước hết là vĩnh cửu, không phát triển và tàn lụi, hay đầy rồi lại khuyết; tiếp đó nó không đẹp theo quan điểm này và xấu theo quan điểm khác, hay đẹp vào một thời, trong một mối quan hệ hay ở một chốn này và trở nên xấu vào một lúc khác, trong một mối quan hệ khác, hay ở một chốn khác, như thể nó đẹp với một số người này và xấu với những người khác, hoặc trong sự giống nhau của một khuôn mặt hay đôi bàn tay hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, hay dưới hình thức ngôn ngữ hoặc tri thức, hay hiện diện trong bất kỳ sinh vật nào khác; thí dụ như ở một động vật hay ở trên trời hoặc dưới đất hay bấy kỳ nơi nào khác, tuy nhiên vẫn chỉ có cái đẹp mà thôi; tuyệt đối, cách biệt, đơn giản, và trường cửu, không giảm mà cũng không tăng, hoặc có bất kỳ sự biến đổi nào, được truyền lại cho những cái đẹp không ngừng phát triển và héo tàn của mọi vật khác.

Con người, dưới ảnh hưởng của tình yêu chân thực nảy sinh từ những điều này, bắt đầu nhìn ngắm cái đẹp đó, thì không còn xa đích nữa. Và mệnh lệnh đích thực bắt phải tiến đến hay bắt phải chịu sự dẫn dắt của người khác để tới những cái thuộc tình yêu, là sử dụng những cái đẹp của trần thế như những nấc thang để tiến dần lên cái đẹp khác, đi từ nấc một đến nấc hai, và từ nấc hai tới tất cả những hình thức khác của cái đẹp, và từ những hình thức của cái đẹp đến sự thực hành cái đẹp, từ sự thực hành cái đẹp tới những khái niệm đẹp, cho đến khi từ những khái niệm đẹp, họ đạt đến cái đẹp tuyệt đối, và cuối cùng biết được bản chất của cái đẹp là gì. Socrates ạ, đây chính là cuộc sống vượt trên tất cả những cái khác của cuộc sống, trong sự chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt đối; một cái đẹp mà nếu đã từng nhìn ngắm, sẽ thấy nó giá trị không kém gì vàng bạc, trang phục, những cậu bé đáng yêu, chàng trai xinh đẹp, hiện đang xâm nhập tâm trí ông; và ông cùng với nhiều người khác sẽ hài lòng được sống để nhìn thấy và chuyện trò với họ mà không cần đến rượu thịt, nếu có thể được.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu con người có được đôi mắt để nhìn được cái đẹp đích thực – tôi muốn nói là cái đẹp thần thánh, thuần khiết, trong sáng và không pha tạp, không bị cản trở vì sự ô nhiễm của sự hủy diệt, và tất cả những màu sắc, những phù phiếm của cuộc đời con người – nhìn tập trung hơn và duy trì cuộc nói chuyện với cái đẹp đích thực vừa thần thánh vừa đơn giản? Ngài không thấy rằng chỉ trong sự hiệp thông đó, bằng cách ngắm nhìn cái đẹp với con mắt tinh thần, họ mới có thể sản sinh được không phải những hình ảnh của cái đẹp mà là những thực tại (vì họ nắm giữ không phải một hình ảnh mà là một thực tại), và sản sinh rồi nuôi dưỡng đức hạnh đích thực để trở nên bạn hữu của Thượng đế và được bất tử, nếu con người không bất tử có thể thực hiện được.”

Những chuyện trong tập tùy bút “trên ngọn tình sầu” của nhà thơ Du Tử Lê mượn rất nhiều nhân và vật: bằng hữu / người lạ trên một chuyến xe nơi quê nhà /căn nhà / tầng dưới hầm / cái gạt tàn /người tình / bức thư / cô gái nhỏ liên hệ đến một dĩ vãng/ nhà văn / họa sĩ / cô gái mười ba tuổi vào đời kiếm sống / người phụ nữ được sinh ra để sống cho kẻ khác / hương tóc, mùi, vị da thịt H. / chú và Lê Huyền TV. /.../ tất cả đều như những“rượt đuổi bất tận của bâng khuâng những mối sầu, xưa. Nỗi niềm, cũ: Quê nhà một thời. Khuất, lấp... Như những tờ giấy nhám chà xát da mặt tôi tấy, mưng buốt. Rét”. Đời sống muôn hình vạn trạng đã va vào nhà thơ “đẹp” như thế, hay ngược lại.

“Tôi thả nốt những mùa trăng cuối của mình, xuống vườn sau...” Câu này của nhà thơ làm rung động tôi. Theo tôi hiểu, ông thả hết tâm hồn mình, cái tâm hồn ánh trăng huyền diệu mơ say đó đem trải hết xuống mảnh vườn cuộc đời phía sau / còn lại.

Cho nên tôi đọc những “chuyện” trong tập tùy bút “trên ngọn tình sầu” của ông bằng ý nghĩa khác, ra ngoài văn chương, để (tự thấy) chia sẻ những cái đẹp của đời sống mà ông chính vì cảm nhận được mới rung động trải lòng viết thành văn chương, giống như, bấy giờ là ánh trăng vàng và nơi ấy là mảnh vườn sau, thì trăng vàng / đương nhiên / phải / rung động / tuôn rơi vàng xuống cây cỏ hoa lá vườn sau. (theo kiểu / của DTL thì hoán đổi vị trí cho nhau của 3 nhóm chữ trong / là: đương nhiên, phải, và rung động, thì sao cũng đều thơ mộng cả).

Tôi cũng ngạc nhiên khi tranh trang trí cho bìa trước và bìa sau của tập tùy bút này do chính tay tác giả thi sĩ vẽ trên bản sơn dầu. Lò dò hỏi lại thì được biết nhà thơ đã có thú vẽ tranh từ lâu mà tôi vì lười biếng không chú ý biết, nhiều tạp chí văn học như Hợp Lưu v.v. đều có sử dụng tranh của ông cho bìa ngoài. Được biết thêm, nhật báo Việt Báo đã từng có bài viết của nhà văn Đặng Phú Phong và đăng tranh của ông để giới thiệu đến thế giới văn chương.

Tựa của tập tùy bút, tôi xin phép được nhắc đến lời của Phạm Công Thiện đã nằm xuống, ông khi sinh tiền có nói với tôi rằng “Du Tử Lê chỉ cần một bài thơ Trên Ngọn Tình Sầu, đủ xứng đáng là một nhà thơ vĩ đại.” Dĩ nhiên ông Phạm Công Thiện hay thích dùng chữ “vĩ đại” nhưng không phải là tôn khen quá đáng đối với thi sĩ Du Tử Lê. Tựa tập tùy bút còn nói lên một tình cảm kín đáo sâu nặng với nhạc sĩ Từ Công Phụng đối với nhà thơ, đã tài ba phổ thành một nhạc phẩm bất hủ và bất tử với thời gian.

Mời những tâm hồn yêu thích thơ Du Tử Lê, xin cùng bước vào mảnh vườn sau của thi sĩ để ngắm trăng vàng lấp lánh. Đẹp.

lê giang trần



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 821)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13902)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1165)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1325)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6626)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6470)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11439)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18833)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9027)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8128)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 821)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13902)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19089)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31811)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,