Hai bài thơ Pháp ngữ.

23 Tháng Hai 201612:00 SA(Xem: 6738)
Hai bài thơ Pháp ngữ.

 

LNĐ: Dưới đây là hai bài thơ của nhà thơ Du Tử Lê, do hai dịch giả ở Pháp: Dịch giả Bùi Quang, giáo sư một đại học ở Paris; và nhạc sĩ, học giả Lê Mộng Nguyên, Viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp.

-Vì bàn phiếm Mỹ không có một số dấu đáp ứng ngôn ngữ Pháp; lại nữa, ngay dấu mũ (^) dù có, chúng tôi cũng không thể bỏ trên nguyên âm “I” hay “U” của tiếng Pháp. Vì thế, dám mong quý dịch giả và độc giả lượng thứ, khi chúng tôi không thể sắp chữ đúng theo bản dịch.

-Dr. Lâm Lễ Trinh, chủ biên bản tin song ngữ Anh – Pháp “Human Right / Droits de L’Homme” chuyển cho chúng tôi đã lâu, nay mới tìm lại được!

Trân trọng kính mời quý bạn đọc thưởng lãm.

dutule.com
 

khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi, sao trở lại quê nhà
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Và trên đường nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)
khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận huyệt với linh hồn
/.

(Dec. 1977)

*

Quand Je meurs…

(Traduit du poèm de Du Tử Lê “Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển”).

 

A ma mort, accompagnez-moi jusqu’à à la mer

a vie sans partrie, fin sans sépulture

posés en terre étrangère, chair et os ne peuvent se dissoudre

âme emprisonnée ne retrouve pas pays natal

 

A ma mort, accompagnez-moi jusqu’à à la mer

là où les courants contraires pourront m’amener au loin,

vers la rive opposée, là où est mon pays,

aux haies de bambou centenaires toujours vertes

 

A ma mort, accompagnez-moi jusqu’à à la mer

surtout ne vous empressez pas de fermer mes paupières

ainsi, pour la dernière fois, je contemplerai mon pays

ainsi, par chance, ma dépouille arrivera à destination

 

A ma mort, accompagnez-moi jusqu’à à la mer

surtout ni scrupule ni compassion

Des ans durant, après tant de corps amis nourrissant les poissons

que vaut le mien tout ratatiné

 

A ma mort, accompagnez-moi jusqu’à à la mer

laissez-moi revoir mes enfants

voir leurs larmes tomber

de yeux plus sombres que l‘ombre obscure.

 

A ma mort, accompagnez-moi jusqu’à à la mer

accompagnez-moi avec l’hymne national

que plus personne ne chante depuis

hymne, à présent, comme moi, fantôme sans âme.

 

A ma mort, morte sera ma peine

ainsi s’en iront chagrin et vie d’errance.

Bùi Ánh Minh Quang

(Human Rights / Droits De L’homme Quarterly, March 2004)

*

Thơ, ở một thời, của những người không tuổi trẻ.

chúng tôi lớn: còi cây rừng, cỏ dại
tuổi thơ chưa kịp ngọt đã chua, lè!
mỗi trang sách bật lên nghìn dấu hỏi!
nguyên không gian chưa chỉ dấu đi, về /.

chúng tôi lớn: vào đời không lựa, chọn;
hoa tình cờ nẻ đá mọc hoang mang/.
suối không mạch; thác không nguồn: chảy ngược /.
ngón vực ngờ khỏ vỡ trán cô đơn .

chúng tôi lớn: ửng mặt trời đáy ngực /.
ngông nghênh chê lạch nhỏ. vượt biên, thùy /.
chí vạm vỡ: khinh ba chiều hạn, hẹp,
(dù tháng ngày: thường trực ủ ê khuya!?!)

chúng tôi lớn: sông ngàn năm đứt khúc
thồ nỗi buồn lên núi. cột mây chơi /.
dăm đứa mượn lời ca và nốt nhạc;
rất nhiều thằng vui súng, đạn, khơi khơi /.

thằng yếu đuối núp vô màu áo đạo;
đứa hoang đàng chết tốt bụng dao phay /.
tên khụng khượng hỏi: - đâu rồi Thượng Đế?
đứa lên rừng. đứa kèm trẻ, xâm tay /.
chúng tôi lớn: nứt xương rồng, sa mạc
tìm văn chương làm hố nấp tâm hồn!
chữ với nghĩa có đâu là lối thoát
dăm đường dao, nhát cọ cũng hư, không /.

chim làm tổ. chúng tôi tìm khói thuốc
mửa mặt đời. nôn thốc tháo nhân sinh /.
thằng sở Mỹ lên gân. thằng xách cặp /.
tên lao công: trốn lính. đứa dại hình /.

năm mươi tuổi: hai chục năm luân lạc
những anh hùng, tài tử hóa lem, nhem !
đời dẫu nhận hay xua thì cũng vậy /.
chúng tôi buồn hơn núi thọ tang sông /.

năm mươi tuổi: chúng tôi không tuổi trẻ
thiếu quê hương: - phế bỏ võ công mình

(Portland-Seattle 8-1993)

*

Poèm, pour un temps, des gens qui n’ont pas de jeunesse.

(Traduit en francais par Lê Mộng Nguyên)

 

Nous grandissons: tels les arbres desséchés de la forêt ou les herbes

sauvages,

notre enfance heureuse à peine commencée ayant déjà été amère.

De chaque page d’un livre jaillissent des milliers de points d’interrogation,

du fait que l’espace ne nous donne pas encore la raison du tracé d’un aller et retour dans le monde!

 

Nous grandissons: entré dans la vie, sans choix ni sélection,

Fleurs du hasard écloses en fente crevassée d’une pierre, s’ouvrant désorientées au grand air.

Source sans nappe phréatique; cascade sans source: l’au remontant le courant,

Doigts soupconneux tapant avec force sur le front solitaire.

 

Nous grandissons: Défions le soleil rouge en bombant la poitrine:

Vaniteux, nous dédaignons le chenal trop petit. Franchissons l’immensité, les frontières.

D’esprit critique, nous méprisons les trois dimensions trop étroites

(malgré les mois, les jours et les nuits en proie aux inquiétudes!?!)

 

Nous grandisson: fleuves brisés et sinnueux pour mille ans!

Chassons la mélancolie en escaladant

les montagnes afin de nous attacher aux nuages!

Quelque cinq individus croient encore aux mirages

de la chanson et de la musique…

D’autres étant très nombreux à prendre les armes,

et à tirer à balles dans le lointain!

Des faibles s’abritant derrière la religion…

Les voyous meurent tout bonnement

d’un coutelas dans le ventre!

Les maladroits posent la délicate question:

-Où est Dieu maintenant?

D’autres prenant le maquis,

ou devenant instituteurs ou diseurs de bonne aventure!

 

Nous grandissons: nos os se fendillant sous l’effet de la chaleur;

iI n’y a là que le fretin du désert.

Cherchons la littérature comme abri

de notre âme pour laquelle les mots et leur sens ne sont point une issue!

Qu’on se frotte contre un couteau tranchant,

c’est comme si l’on ne sentait rien également.

 

L’oiseau fait son nid.

Nous cherchons la fumée de tabac…

Vomissant au visage de la vie,

en fuyant très vite le monde d’ici-bas

L’employé des Américains fait saillir ses muscles. Un autre portant leur port-documents…

Travailleur. Déserteur. Condamné à la peine capitable!

 

Nous avons cinquante ans: et vingt ans de la vie sacrifiés,

Nous sommes des héros amateurs bien souilliés!

Que la vie nous accepte ou nous repousse? – C’est du pareil au même!

Nous sommes encore plus tristes que la montagne séculaire en deuil de la rivière.

 

Nous avons cinquante ans: mais pas de jeunnesse,

il nous manque notre pays natal à présent.

-D’où nos exploits militaires romanesques

ont déjà sombré dans l’abime des temps.

LÊ MỘNG NGUYÊN,

Member de l’Académie des Sciences d’Outre-Mer

(Paris, aout 2006)

 

Ý kiến bạn đọc
29 Tháng Tám 20168:48 SA
Khách
Cứ mỗi lần đọc hai bài thơ này của bác cháu lại muốn khóc .Nỗi buồn sâu thẳm trong thơ cứ day dứt người đọc ...phải chăng ...<khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết> và ...<tìm văn chương làm hố nấp tâm hồn! >.
Nơi quê hương xa xôi tụi cháu luôn dành tình cảm yêu thương kính trọng gởi đến bác,rất tư hào về bác ,một nhà thơ tuyệt vời của dân tộc VN . Cháu cảm ơn bác-Nhà thơ Du Tử Lê.
07 Tháng Tư 20167:00 SA
Khách
Tôi tìm thơ của một nhà thơ Nga Vronsky, có bài
Tháng Sáu
Tháng sáu có ngày dài nhất,
Thì đêm đành ngắn lại thôi.
Giữa trưa mà tìm bóng mát,
Bóng cũng ngắn như đêm rồi.

Đàn gà cả ngày tắm cát
Trong vùng bóng đổ hiếm hoi.
Ngoài bờ sông kia bọn trẻ
Suốt ngày nô nghịch tập bơi.

Nhưng không tìm thêm được bài nào, xin nhờ nhà thơ Du Tử Lê tìm giúp tôi thêm vài bài nữa.
Xin chân thành cảm ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười 202110:49 SA(Xem: 2584)
Hai năm rồi, kể từ ngày bà viết lên hai chữ “về trời” để báo với cỏ cây, nhân thế, rằng, ông đã tạm biệt chỗ “nhân gian không thể hiểu,”
11 Tháng Mười 202110:18 SA(Xem: 2130)
Việc gì em phải khóc than?/ Hồi chuông/ Tiếng mõ/ Hương trầm thoảng bay…
23 Tháng Sáu 202112:00 SA(Xem: 16715)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972. Bạn tôi đem anh về
19 Tháng Sáu 20211:07 CH(Xem: 3133)
Tôi chỉ gặp ông dăm ba lần, cũng như những cuộc gặp gỡ của các cá nhân nhà văn Việt Nam khác, nhưng câu chuyện về cuộc đời này và về thơ ca dài gấp ngàn lần thời gian những cuộc gặp gỡ của những cá nhân nhỏ bé trước vũ trụ vô tận này.
25 Tháng Ba 20212:05 CH(Xem: 3066)
Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam, miền Bắc Việt Nam.
09 Tháng Hai 202110:49 SA(Xem: 3526)
Lắng nghe một đoạn, tôi nhận ra giai điệu quen thuộc. Đó là một sáng tác của Từ Công Phụng phổ từ thơ Du Tử Lê, Ca khúc "Trên Ngọn Tình Sầu."
29 Tháng Giêng 202110:20 SA(Xem: 3301)
Khi anh chết/ Không đem anh ra biển/ Mà chôn anh vào/ Huyệt mạch của quê hương
28 Tháng Giêng 20213:55 CH(Xem: 3729)
Xin gửi lời cảm ơn muộn màng đến linh hồn Thi Nhân Du Tử Lê về bài học ẩn dụ trong thơ để "môi còn muối mặn"... đến ngàn sau!
26 Tháng Mười Hai 20201:40 CH(Xem: 3997)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
10 Tháng Mười Một 20208:58 SA(Xem: 3864)
Tiểu luận của một học viên cao học (Giáo sư hướng dẫn:Phạm Ngọc Hiền)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12247)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8319)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 600)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 971)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1155)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8495)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11052)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20812)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19778)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31943)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,