NHƯ QUỲNH DE PRELLE - Những ghi chép và thơ dành cho Nhà thơ Du Tử Lê

22 Tháng Mười 20195:38 SA(Xem: 3700)
NHƯ QUỲNH DE PRELLE - Những ghi chép và thơ dành cho Nhà thơ Du Tử Lê

Thư gửi Giải thưởng Du Tử Lê 2016

Kính gửi nhà thơ Du Tử Lê

Kính gửi Tổ chức Bất vụ lợi Du Tử Lê

Kinh gửi Ban Hội Đồng Chấm giải thơ Tác Phẩm đầu tay 2016.

Trong lúc này, một đêm của tháng 12, vừa nghe tin bạn của tôi từ Mỹ trở về Sài Gòn trong tâm trạng chán nản, choáng váng vì va ly bị mở khoá và đồ đạc bị mất cắp, tôi trằn trọc không ngủ được, có phần buồn bã. Và cũng là lúc tôi nhận được tin báo tôi là một trong 3 tác giả được giải thơ Tác phẩm đầu tay năm 2016. Tôi vô cùng hồi hộp. Hình ảnh Việt Nam nơi quê hương xa xôi với nhiều kỷ niệm và cả những đắng cay như câu chuyện của bạn tôi vừa diễn ra tại sân bay hiện ra trong tôi. Tôi nhớ quê ngoại, nơi tôi có nhiều kỷ niệm thời ấu thơ, đi học và những trang sách, những cuốn sổ tay chép thơ. Tôi nhớ mẹ cha, đã gần 1000 ngày tôi chưa gặp họ, mặc dù hàng ngày tôi thấy họ, nói chuyện với họ, đọc tin tức về họ hàng ngày. Tôi nhớ thời thanh xuân cô độc rong ruổi trên khắp nẻo đường đất nước. Tôi nhớ những khoảnh khắc, những bài thơ được sinh ra, tái tạo đời sống, tâm hồn tôi, ở lại cùng tôi trong những xung động.

14 tuổi, tôi bắt đầu viết thơ, và suốt trong vòng 20 năm ấy, thơ đã sinh sống cùng tôi, chia sẻ với tôi, thấu hiểu cùng tôi cuộc đời này. Thi ca là sáng tạo, là riêng tư, là cái tôi trong những giá trị chung của loài người, không thị phi, không phân biệt, không phân chia. Tôi đã chạy trốn văn chương để chọn một cuộc đời sống bình thường nhưng cuối cùng văn chương ở lại cùng tôi và tôi được hạnh phúc như ngày hôm nay, được viết trong những niềm hân hoan, nỗi khổ đau và sự cô độc... Thi ca cũng là sự rèn luyện cho việc viết trở thành chuyên nghiệp như mỗi ngày tôi ngồi làm việc bên máy tính với những trang viết khác nhau, văn bản khác nhau nhưng theo một chiều dài logich tất cả chữ nghĩa ấy thuộc về tôi, là của tôi. Và tôi chính thức đến với thơ ca muộn màng, không phải từ thời 20 cô độc ấy, mà lúc tôi trở thành một người mẹ, một người vợ, một công dân toàn cầu với nhiều sự di chuyển khác nhau, những xung đột, mâu thuẫn khác nhau từ chính nội tâm của mình, nhận thức của mình. Thi ca đã cho tôi tình yêu tiếng Việt, quê hương. Đó là sự gắn kết cội rễ của tôi khi tôi ở một quê hương mới với gia đình nhỏ của mình. Tôi biết ơn đất mẹ, biết ơn mẹ cha, những ngừoi sinh thành và giáo dưỡng tôi, cho tôi một cuộc sống đủ đầy không lo toan để được sống là chính mình, theo đúng khả năng, sự sáng tạo của mình.

Tôi biết ơn người bạn đời luôn bên tôi, lắng nghe và tận hiến tình yêu, đời sống để tôi được tự do sáng tác, được viết, được điên rồ và thất thường. Tôi biết ơn những người bạn luôn đọc tôi viết, theo dõi tôi những khúc khác nhau trên dòng đời ngược xuôi. Tôi biết ơn những phát hiện, khám phá ra tôi ở những câu chữ, ý tưởng và sự sáng tạo không ngừng của cá nhân tôi ở các nhà thơ đi trước, những người anh, người chị dành thiện chí cho tôi.

Tôi ghi nhớ giải thưởng hôm nay, như sự khẳng định cho con đường viết chuyên nghiệp, cho sự lựa chọn thi ca dành cho sự nghiệp văn chương. Tôi biết ơn Quỹ bất vụ lợi của Nhà thơ Du Tử Lê, một nhà thơ mà tôi kính trọng không chỉ tài năng và chữ nghĩa, công sức làm việc suốt cuộc đời mà đó là con người của sự chứng kiến những đổi thay lịch sử, chia sẻ với thế hệ chúng tôi bằng niềm tin và sự rộng rãi, tin tưởng. Sự tận tâm của ông và gia đình ông dành cho những người viết trẻ như chúng tôi như một sự ấm áp và chu đáo, chúng tôi như được đón nhận, chào đón, dù con đường đi mỗi người sẽ khác nhau, hoặc sống chết cùng thi ca và văn chương hoặc dừng lại đâu đó sau này... nhưng ngày hôm nay, tôi tin rằng không chỉ riêng tôi mà những người viết khác họ cũng có những cảm động sâu sắc này như sự tri ân đầy kính trọng.

Chúc sức khoẻ, niềm vui của nhà thơ và gia đình, cùng cộng sự. Một năm sắp hết và một mùa mới cho những tác phẩm đầu tay mới 2017.

Trân trọng,

Gần cuối thu 2016

Như Quỳnh de Prelle, từ Brussels,


1 năm sau đó, Song tử của Như Quỳnh de Prelle ra đời, xuất bản tại Việt Nam, nhà xuất bản Thuận Hoá, với sự giúp đỡ của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, tờ tạp chí duy nhất lúc đó với nhiều tác giả mới và chất lượng về văn chương Việt. Song tử của Như Quỳnh de Prelle tự phát hành, có mặt ở khắp nơi như Bắc Mỹ, Úc Châu, Canada, Nhật Bản và nhiều nước khác….


Đến năm 2018, Như Quỳnh de Prelle xuất bản Người mang nước tại Hoa Kỳ, với sự chia sẻ của nhà thơ Du Tử Lê, ông viết bài giới thiệu cho 3 phần của tập thơ gần 400 trang cũng như giới thiệu nhà xuất bản Sống tại Hoa Kỳ. Tập thơ lúc đầu có tên là Quỳnh và mùa thu, sau đó, tôi đổi thành Người mang nước. Với tên Người mang nước, nhà thơ Du Tử Lê vô cùng hài lòng và thích thú. Hiện nay, tác phầm có mặt trên toàn hệ thống amazon của Bắc Mỹ, Châu âu, Châu úc, Ấn độ…. và các nước Châu phi, Arap….


Sau giải thưởng Du Tử Lê, 2016, Như Quỳnh đã xuất bản 4 tác phẩm, Song tử, Người mang nước, Buổi sáng phủ định và Biến đổi khí hậu. Như Quỳnh de Prelle đã đọc thơ tại các liên hoan văn hoá tại Brussels và Bỉ, để lại nhiều dấu ấn với bạn đọc và người xem bởi giọng thơ bằng tiếng Việt. Cũng từ việc đi đọc thơ mà tôi trở thành một dịch giả cho chính những bài thơ của mình và tham gia nhiều các hoạt động văn hoá và cộng đồng tại Brussels.


Nhà thơ Du Tử Lê là người kết nối với chúng tôi, thế hệ trẻ, 8x và 9x, một thế hệ hoàn toàn khác, được sinh ra sau chiến tranh, và chúng tôi luôn ý thức về sự hàn gắn, không phân biệt, không chia rẽ của lịch sử đã đi qua cũng như trách nhiệm của một công dân sống bên ngoài quê hương, kết nối mọi người đoàn kết và thương yêu. Tiếng Việt là ngôn ngữ cho tôi tình bằng hữu và sự gắn bó đó giữa những ngôn ngữ khác và sự đa dạng văn hoá toàn cầu như hôm nay. Sự chu đáo của gia đình ông, như cô Hạnh Tuyền và con gái Lâm Quỳnh luôn khiến cho tôi xúc động. Và tình cảm, sự trân quý này, tôi giữ cho sự riêng tư của mình nhiều hơn, tôi ít chia sẻ và nói ra, có viết ra cũng không đủ đầy những gì tình cảm và sự kính trọng của tôi dành cho ông và gia đình của ông. Sự ra đi đột ngột và thanh thản của ông khiến tôi choáng váng bởi chính lúc này, tôi đang chờ tác phẩm của tôi được mang sang đây, để tôi gửi cho ông và gia đình như một thói quen, có tác phẩm mới tôi luôn muốn gửi cho ông đầu tiên để ông hiểu rằng, Giải thưởng của ông có giá trị như thế nào với tôi và thế hệ của tôi. Đó là con đường mở ra những chân trời và cũng như giúp cho sự nỗ lực của chúng tôi mạnh mẽ hơn đến với văn chương, đến với những bất trắc và khó khăn của công việc này.


Sự ra đi của nhà thơ Du Tử Lê khiến cho tôi nhìn lại thời gian và những lựa chọn, sự im lặng… tôi sẽ viết tiếp, sẽ nhớ thương và tỏ bày tiếp bằng tiếng việt hay không. Sự nhớ thương ấy, đã kéo lại những tình cảm gần xa, những mất mát tưởng dường như không thể kết lại. Tôi đã tìm thấy trong sâu thẳm tâm trí của mình, Tình yêu và Quê hương, Thi ca và Tình Yêu như một định mệnh. Tôi lựa chọn nó để giữ những gì còn lại như những di sản của Thi ca, của cá nhân tôi và của những ai dành sự trân quý cho tôi và tác phẩm của tôi. Tôi biết ơn ông. Khi ông nằm xuống vĩnh hằng hay khi ông về phía biển, tôi biết rằng, tôi tồn tại ở đây, thi ca của tôi và tình yêu của tôi, tiếng việt của tôi.


Một ngày mùa thu, Như Quỳnh de Prelle, tưởng nhớ ông và có lẽ những mùa thu còn lại, tôi sẽ luôn nhớ những khoảnh khắc này.



Từ Brussles, mùa mưa tầm tã, như Huế ở quê nhà, xa xôi mà thật gần.


Bài thơ viết dành cho nhà thơ Du Tử Lê


Quỳnh và mùa thu

Người mang nước

chia tay Những tình ca thế kỷ

những cuộc chia ly

đuổi bắt

những cuộc tan rã

mộng thường

tan hợp

mong hoà hợp

yêu thương


Quỳnh và mùa thu

vắng mặt từ bên kia Cali

mặt trời đổ xuống

úa vàng

đỏ như lụa như nhung

tro đã ngủ rồi

mịn màng và yên đẹp


bình yên của một buổi chiều

lá vẫn rụng rời

thành đất nâu

cây xanh lại mọc mầm biêng biếc

tiếc nuối nhiều

xót xa nhiều

đớn đau bao nhiêu

cũng không đủ đầy

yêu thương cho trọn vẹn


tình yêu của thi ca

cũng làm bao kẻ tủi hờn khốn đốn

nhưng còn lại với nhau

tri âm và tiếng việt

giọt máu nào

rồi cũng lạnh như băng

trắng như tuyết


Người mang nước

chia ly

những câu chuyện buồn

của nhiều thế hệ

và còn lại trong nhau

như đến và đi

như tình yêu và thi ca

như bắt đầu và hiện hữu

lụi tàn và tái sinh


mùa thu bay bay bay bay

hoa khói bay

vườn thơ bay


Nhà thơ Như Quỳnh de Prelle, từ Brussels, vương quốc Bỉ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 17434)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
13 Tháng Ba 20233:57 CH(Xem: 6050)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
28 Tháng Hai 20239:01 SA(Xem: 1423)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
23 Tháng Giêng 202312:00 SA(Xem: 11545)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
28 Tháng Mười Hai 202211:47 SA(Xem: 6272)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
30 Tháng Mười Một 20225:26 CH(Xem: 1521)
Họ Lê viết ra với tất cả thành thực, không mầu mè, không dùng ngôn ngữ để lòe đời. Tôi cho đó là tấm lòng tử tế của Du Tử Lê đối với chữ nghĩa.
14 Tháng Mười Một 20223:39 CH(Xem: 11278)
Tuy không phải làm bất cứ công việc nào trong nhà, nhưng Bố tôi bận lắm.
02 Tháng Mười Một 202212:00 SA(Xem: 20385)
Bài thơ là ao ước của một người muốn được biển đón nhận thân xác mình một mai khi ông bước ra khỏi cuộc đời.
31 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 12722)
Tôi không biết trước tôi, có người trẻ nào đã nói về thơ Du Tử Lê hay chưa. Riêng tôi, tôi rất vinh dự được mời phát biểu về thơ Du Tử Lê
17 Tháng Tám 202210:06 SA(Xem: 1736)
Có phải chính vì lòng nhân ái, tính nhân văn của một nhà thơ lớn mà cả trong tác phẩm và nhân cách ngoài đời của họ càng làm cho chúng ta kính yêu và ngưỡng mộ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31965)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,