Khánh Trường, Ám Ảnh Bất Toàn, Trong Văn Chương, Và Đời Sống

20 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 18289)
Khánh Trường, Ám Ảnh Bất Toàn, Trong Văn Chương, Và Đời Sống


Nếu phải chọn một nhà văn, tiêu biểu cho trường hợp hay, hiện tượng phức tạp, mâu thuẫn, trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại, hơn một phần tư thế kỷ qua, tôi sẽ chọn Khánh Trường. Nguyễn Khánh Trường.

Tôi chọn Khánh Trường/ Nguyễn Khánh Trường, không phải, vì ông là họa sĩ, cùng lúc, nhà văn, cùng lúc nhà thơ và, cùng lúc nhà báo.

Nơi quảng trường sinh hoạt văn nghệ của chúng ta, trong nước, cũng như hải ngoại, không chỉ có một Khánh Trường vừa vẽ, vừa làm thơ, viết văn, lại còn làm báo nữa. Chúng ta có khá nhiều nghệ sĩ, ở trường hợp này. Đó là những lãnh vực, tự nó, có những mối tương quan, liền lạc hữu cơ.


Tôi chọn Khánh Trường, có dễ, bởi Khánh Trường/ Nguyễn Khánh Trường tiêu biểu cho ý niệm khá buồn thảm: người là con vật bị ngộ nhận.

Ý niệm ấy, không mới mẻ gì.

Không phải đợi tới lúc chúng ta có một Albert Camus, với những tác phẩm đào xới chủ đề "con người là một con vật bị ngộ nhận," một cách trầm thống, lúc đó, vấn nạn ngộ nhận mới được đặt ra trong sinh hoạt tri thức của con người.

Đọc lại những tác phẩm cổ điển; nhớ lại những bi kịch trong thần thoại cổ Hy Lạp, trong văn chương Shakespeare, luôn cả những tác phẩm gần gũi chúng ta hơn, như Đoạn Trường Tân Thanh, như Cung Oán Ngâm Khúc; dù với ít, nhiều cường điệu, hầu hết các nhân vật trong những tác phẩm này, cũng chỉ như những con vật rẫy rụa tuyệt vọng trong lưới định mệnh.

Họ bị thảm kịch đánh bẫy và trở thành con tin hớn hở (hay tội nghiệp?) trong bầu khí thảm kịch đó.

Với tôi, Khánh Trường/ Nguyễn Khánh Trường, không chỉ tiêu biểu cho trường hợp con người là con vật bị ngộ nhận, bị đánh bẫy, mà, Khánh Trường, tự thân còn là nạn nhân hay con vật của chiếc lưới tuyệt vọng do chính ông giăng lấy cho mình.

Với tôi, sự rẫy rụa của Khánh Trường, từ hình tượng, mầu sắc, tới chữ nghĩa, là hệ quả đương nhiên của chủ tâm đánh tháo khỏi vòng tay định mệnh. Đơn giản, ta có thể coi đó như nỗ lực tuyệt vọng trong kiếm tìm hoàn hảo, của Khánh Trường.

Khánh Trường, chủ biên một tạp chí, như Hợp Lưu, sau 12 năm tồn tại liên lủy, như một phép lạ, và, cùng lúc, cũng là thảm kịch dài đẵng, cuộc chơi chập trùng ngộ nhận, tôi nghĩ, tựa khuôn mặt khác của mâu thuẫn hay, một trong những cách thế kiếm tìm hoàn hảo, của ông?

Tám năm trước, khi trả lời một cuộc phỏng vấn của Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh, phát biểu về Hợp Lưu, tại sao? Người chủ biên dài lâu nhất, một tạp chí, chí ít, cũng đến ngày hôm nay, cho biết:

"Ngày nay, sau mười mấy năm, chiến tranh đã kết thúc, quốc gia đã độc lập, vấn nạn bức thiết nhất là làm thế nào đưa đất nước ra khỏi cảnh u tối, lạc hậu, nghèo đói, độc tài, chuyên chế. Muốn giải quyết vấn nạn này, trước tiên phải đưa dân tộc trở về với "đại khối." Tùy tâm cơ, hoàn cảnh, sở thích, mỗi người mỗi cách. Tôi yêu văn nghệ, vì vậy tôi chọn văn nghệ như phương tiện để góp phần thực hiện ước mơ kia. Ước mơ xóa bỏ những vĩ tuyến 17 trong lòng mỗi người Việt Nam, ước mơ hợp lưu mọi tinh hoa của giống nòi, không phân biệt vị trí quá khứ. Nói theo ngôn ngữ Tạ Duy Anh: "phải bước qua lời nguyền," cái lời nguyền hình thành trong não trạng mỗi chúng ta, khởi từ thảm kịch qua phân Nam Bắc. Nói gọn lại, phải ý thức rằng, chúng ta, không chừa ai, đều là nạn nhân của một giai đoạn lịch sử. Nếu chưa đủ tỉnh táo và can đảm vượt thoát khỏi thân phận nạn nhân, thì, mãi mãi chúng ta sẽ còn trầm luân trong vũng lầy thù hận. Vô lý, vô nghĩa và bất nhân. Bất nhân với chính bản thân, đã đành, còn bất nhân với lịch sử nữa."

Có dễ, cũng vì tấm lòng chân thật (tới ngây thơ,) thiết tha (tới ngông cuồng,) qua bút hiệu Kim Thi, trong mục "Ngày Tháng," con người làm báo trong Khánh Trường/ Nguyễn Khánh Trường, đã không ngớt gióng giả những hồi chuông lai tỉnh chân diện mục: nhân ái. Nguyễn đã gặt hái được một cách dư thừa những "vụ mùa trái độc."

Những tưởng, những vụ mùa bất ưng, những ngày gió chướng sẽ quật Khánh Trường ngã xuống, tênh hênh trên những trang chữ nồng nàn của ông; và, sự ra đi, hay rút lui của những đồng hành, từ điểm khởi, là những dự báo bất thường, thời tiết; có khả năng nhắc nhở, khuyến cáo ông; vậy mà Khánh Trường vẫn bước tới; như sự bước tới (một cách ương ngạnh) với định mệnh.


Ngộ nhận, nếu đó là cây bài thủ mệnh của người đàn ông mang tên Khánh Trường, (thì,) nó không chỉ chi phối phần đời làm báo của Khánh Trường/ Nguyễn Khánh Trường; nó còn dẫm đôi chân tàn khốc lên những khối mầu, những hình thể của một Khánh Trường, họa sĩ.

Phát biểu suy nghĩ của mình về Hội Họa, cũng trong cuộc phỏng vấn vừa kể, Khánh Trường nói:

"Một bất hạnh (cũng có thể may mắn?) - tôi không xuất thân từ bất cứ trường ốc nào. Thuở nhỏ, mê vẽ, chưa kịp học vẽ, đã phải khoác lên người bộ quân phục. Giải ngũ không bao lâu thì biến cố 1975 ập tới, cơm áo lao đao, thê nhi lận đận, tuổi lại chẳng còn trẻ trung chi mấy, muốn học, cũng đã muộn màng. Trong một buổi nói chuyện với vài anh em trong ban chủ trương tờ Thiện Chí, bên Đức, tôi có tâm sự: Tôi biết vẽ từ khi biết cầm... các cái: than củi, mảnh gạch, ngói vỡ (trên các bức tường quết vơi trắng,) rồi bút chì, bút rông, bút lá tre (trên tập vở học trò...,) rồi mầu nước, bột màu, sơn dầu (trên giấy, vải, bố...) Từ ấy đến nay, hơn một phần ba thế kỷ tìm tòi, đọc, tập luyện, thể nghiệm hết sức cam go. Con đường từ A qua B, nếu có người hướng dẫn, chỉ mất nửa giờ đến đích. Tôi đi một mình, lại không có bản đồ, có khi lòng vòng mất cả ngày. Tuy nhiên, trong cái khó ló cái khôn: nhờ khổ công tìm kiếm, tôi khá vững về hình họa (nhiều họa sĩ Việt Nam, dù xuất thân trường ốc đàng hoàng, muốn vẽ một bàn tay, một khuôn mặt, một đồ vật "đâu ra đó," vẽ không xong. Những vị này lúc còn học trong trường thường "khinh bỉ" hình họa, muốn đi tắt, đi nhanh nên chỉ thích bôi màu xanh đỏ tím vàng đầy khung bố, đợi ráo mặt, đổ xăng đổ dầu lên cho co cụm nhăn nhúm lại để tạo "chất," xong, lật ngang lật dọc, thêm, bớt chút đỉnh cốt hơi hơi giống cái gì đó, rồi đặt một cái nhan đề thật "nổ," thật "bí hiểm," và gọi đó là tranh siêu thực."

Những người theo dõi khít khao bước đường tạo hình của Nguyễn, sẽ không khỏi ngạc nhiên, khi thấy những tương phản, đối chọi gay gắt. Từ những bức sơn dầu khỏa thân, mà hai mầu chính được dùng ở thể gần như nguyên trạng là, đỏ và xanh, Khánh Trường bước qua mầu tối là sự trộn lẫn giữa hai mầu nguyên thủy, đen và trắng; với hình ảnh những người đàn ông lẻ loi, cuối đường; những thiếu nữ và, trăng xám; những mẹ, con và, biển tối...

Lại có thời gian, người xem chỉ thấy trên canvas của Khánh Trường những hình khối, trơ vơ, lạc lõng, như sự vỡ bùng của tâm thức quá tải số lượng thuốc nổ hư vô...

Con người lạc lõng, (hay hư vô lạc lõng?) tất cả cũng chỉ là một mặt nào đó của nỗ lực đi tìm hoàn hảo để suốt cuộc trường chinh tìm kiếm (hoặc trốn chạy) kia, Khánh Trường/ Nguyễn Khánh Trường chỉ có thể, có được cho mình sự bất toàn. Tựa bất toàn, diện mạo song sinh với ngộ nhận hoàn hảo.

Nếu ở mặt báo chí, mặt hội họa, ám ảnh bất-toàn-chia-nửa-phần- đời-hoàn-hảo còn có lúc được giảm khinh, che mờ bởi những đám mây mang nặng những cơn mưa bập bềnh cảm hứng, hay sự nới tay, độ lượng bất ngờ của vô thức, thì trong cõi văn xuôi Khánh Trường/ Nguyễn Khánh Trường, mối ám ảnh bất toàn, đứa con song sinh của ngộ nhận, lại thường trực hiện diện, như kẻ dẫn đường (chết dẫm,) trong sự cần mẫm quá độ của chính hắn.

Ngay từ truyện ngắn (hay tùy bút ký sự) đầu tay của Khánh Trường, đăng trên tuần báo Khởi Hành những năm đầu thập niên 70; kể chuyện hai anh em ruột, ở chung một đại đội, tham gia chiến dịch Lam Sơn, 719; khi người anh tử thương, người em dùng con dao đi rừng, vừa khóc vừa chặt đầu anh, bỏ vào bao mặt nạ chống hơi độc, mang về cho mẹ, ngộ nhận đã sớm rôm rả, cất tiếng.

Dù chuyện thật, Khánh Trường chứng kiến từ đầu, trở thành ám ảnh chai, chết trong tâm trí ông, nhưng khi câu chuyện được phổ biến, ngộ nhận đã cùng lúc đến với tác giả, như chiếc bóng đeo quẩn gót chân.

Tôi không có khả năng lý giải về một tương quan định mệnh nào đó, giữa dòng chữ đầu tiên, và những giòng chữ kế tiếp, trải trên mặt phẳng thời gian đằng đẵng, một đời, nhà văn. Nhưng, điều tôi nhận ra, điều tôi tìm thấy: Tuồng, trong khá nhiều truyện ngắn (hoặc dài,) của Khánh Trường, nếu nhân vật không bất toàn thể chất, (thì,) cũng bất toàn tâm lý. Sự bất toàn thân, tâm đó, như phản diện của nỗ lực đi tìm toàn hảo, hay hành trình soi sáng ngộ nhận.


Một trong những truyện ngắn mới của Khánh Trường, truyện "Những Vòng Tròn Không Đồng Tâm," in trong tập "Chung Cuộc", tôi tình cờ gặp nhân vật nam, tên Huân, với đôi chân tật nguyền, được nhân vật nữ, tên Quỳnh Thư, chọn, trao gửi tình yêu thời con gái. Nhưng sự bất toàn của Huân lại là nhát dao chém xuống khuôn mặt tình yêu Quỳnh Thư; tựa, bất hạnh vốn chiếm giữ nửa phần chân dung hạnh phúc. Tựa, bất toàn vừa là chính diện tình yêu Quỳnh Thư, vừa là phản diện của ngộ nhận: Định mệnh bất phân ly. Quà tặng tai ương cho mỗi sinh vật, mang tên con người.

Tôi không biết Quỳnh Thư (hay Khánh Trường chia nửa với nhân vật,) khi viết:

"Tôi vẫn là tôi của những năm mười tám, hai mươi, vẫn muốn đi tìm sự hoàn hảo ở một người đàn ông. Hoàn hảo ở cả thể xác lẫn tâm hồn. Tôi biết, sẽ chẳng bao tôi tìm ra mẫu người lý tưởng đó."

(Những Vòng Tròn Không Đồng Tâm, trang 131.)

Người đàn ông được nhân vật Quỳnh Thư kiếm tìm đó, tôi nghĩ, có dễ cũng là người đàn ông, hay, một con người, nói chung, (mà,) Khánh Trường hằng săn đuổi. Một con người không thật. Một con người không hiện diện. Hoặc giả, nếu có, theo tôi, con người ấy, cũng chỉ có thể sinh thành từ túi bào thai ngộ nhận.

Tôi muốn gọi ngộ nhận trong văn chương Khánh Trường/ Nguyễn Khánh Trường là ngộ nhận khép.

Tôi muốn chỉ danh nó là mâu thuẫn nội tại. Và, Nguyễn Khánh Trường là hiện thân của mâu thuẫn bình phương.

Những tảng mầu, khối, chưa một lần thỏa mãn nhu cầu kiếm tìm hoàn hảo, nơi ông. Những dòng thơ sốc nổi hay sâu lắng, chưa một lần mang lại cho Khánh Trường nụ cười. Những trang giấy được lấp đầy bởi những con chữ nóng rẫy, rát bỏng lương hảo của một gã giang hồ, phiêu bạt (thứ thiệt,) của Khánh Trường, chưa một lần, hắt trả lại cho ông, niềm vui, dù khiêm tốn, liu điu.

Thì thôi, hãy để ông "tự do phơi phới" như thơ Mai Thảo, với những vết chàm (mà,) định mệnh đã đánh dấu trên tâm, thân chàng.

Du Tử Lê,
Tháng 9-2001

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17025)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 969)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8803)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11049)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30703)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22899)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19774)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19243)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16916)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31940)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34928)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,