Vài Sắc Thái Đặc Biệt Trong Thơ Nguyễn Đức Liêm,

26 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 13688)
Vài Sắc Thái Đặc Biệt Trong Thơ Nguyễn Đức Liêm,
(Tiếp theo và, hết).

Dù Nguyễn Đức Liêm làm thơ như một thú đau thương ông dành cho thơ? Hay ông chọn việc “bạo hành” thơ, như một hình thức tự bạo hành? Thì, bằng vào ghi nhận của tôi, cõi-giới thơ họ Nguyễn chí ít cũng có hai sắc thái mà, tôi cho là đáng kể nhất: Tính khôi hài, trào lộng chính ông và, chủ tâm sử dụng tối đa những chữ kép vốn cực kỳ phong phú trong ngôn ngữ Việt.

nguyenducliem-content

Tôi thí dụ như những từ kép như “vớ vẩn,” “lẩm cẩm,” “tẩn mẩn,” “lăng quăng,” “lôi thôi,” “lếch thếch,” “nhếch nhác”… Đôi khi một từ trong những cập đôi này, chỉ mang tính hư tự; hoặc lập lại chính nó, hầu tạo thêm âm ngữ. Chúng cũng có thể giữ vai trò chỉ ra sự yếu, nhạt của một số tính từ… Như “vui vẻ,” ve vãn,” “vung vẩy” “trăng trắng,” “xanh xanh,” “nhờ nhờ,” “nhạt nhạt” v.v…

Về phương diện khôi hài hoặc trào lộng chính mình, người đọc thấy Nguyễn Đức Liêm đã phơi bày nó ngay trong nhan đề thi phẩm “Chàng Liêm Mái Tóc Điểm Sương Mới Về,” xuất bản năm 2006 - - Năm họ Nguyễn về lại Việt Nam lần đầu tiên, kể từ tháng 4-1975.

Riêng trong thơ Nguyễn Đức Liêm thì, tính chất phúng thích, tự trào được của ông ưu ái, phân tán nhiều nơi, dưới nhiều hình thái khác nhau. Tuy nhiên, dù dưới dạng thức nào, họ Nguyễn vẫn chọn nhân xưng đại danh tự ngôi thứ nhất: “Tôi.” Mặt khác, cũng không ít những câu thơ ông dùng chính tên của mình: “Liêm.” Hoặc “Nguyễn,” “Nguyễn Đức Liêm”. Đôi chỗ ông còn viết tắt chữ “NĐL” là tên họ của ông nữa:

“Chàng say rượu Nguyễn đương thiền

thần tình ám ảnh cũng quên niết bàn

mê tơi cuộc nữ chứa chan

châu thân luyến láy nồng nàn bao la…”

(TTNĐL2. Tr. 25.)

Hay:

“K. chĩa ngón tay

Johnnie Walker Swing

có ba cái đặc biệt

Một - Chai giống chai Phật Bà Hennessy XO

Và như mặt Thành đang déformant

Như mũi Liêm có thể déformable

Đít chai cũng bị déformé

Cũng lồi lõm vừa đủ để có thể

Swing tới swing lui khi đụng đến…”

(TTNĐL2. Tr. 25.)

Hoặc:

“Chẳng cần bắt chước ai cho mệt

Tên cha mẹ đặt là nhứt

Tên khác hay lạ đến đâu cũng chỉ nhì

Nguyễn Đức Liêm

Xong…”

(TTNĐL2. Tr. 55.)

Hoặc nữa:

“Ừ

Thì giờ thứ hăm nhăm

cứ việc mà tận thế

còn Nguyễn Đức Liêm

của giờ thứ hăm tư

năm mươi chín phút

năm mươi chín giây

vẫn là Nguyễn Đức Liêm

thương quá nhớ quá yêu quá

mê quá quá

em-ơi-em-ơi-forget-you-not

mất rồi

Tình này anh chấp hết…”

(TTNĐL2. Tr. 106).

Chỉ với một số câu thơ trích trong dăm bài thơ đầu của Tuyển Tập 2, Thơ Nguyễn Đức Liêm, người đọc đã sớm thấy: Về phương diện vị trí của những con chữ, họ Nguyễn không tuân theo một hình thức tu từ học (rhetoric) nào hết. Nếu phải tìm cho ra một hình thái nào đó của tương quan, vị trí giữa những con chữ trong thơ Nguyễn Đức Liêm thì, có dễ đó chính là tu từ học của riêng… “chàng Liêm” vậy.

Với chủ tâm sử dụng tối đa chữ kép (vốn cực kỳ phong phú và cũng là một trong nhiều nét đặc thù của ngôn ngữ Việt), Nguyễn Đức Liêm đã có những câu thơ như:

“Nắng thủ thỉ thù thì theo gió

Thế gió đâu

Gió nấp sau lời nói của người

(……)

Ơi nhe nhè nhẹ heo may

Thương con suối bạc ban ngày ngủ mê

Tự dưng líu lưỡi lên kìa

Chàng màng thiêm thiếp đề huê giung giăng…”

(TT 2, NĐL. Tr. 24).

Hoặc nữa:

“Bươm vang vang bướm vang vang

Chương kinh năng nắng vàng vàng thơm thơm…”

(TT 2, Thơ NĐL. Tr. 22).

(Từ kép trong hai câu thơ này “bươm bướm” và “năng nắng” ).

Tôi không biết xu hướng đảo lộn mọi trật tự có sẵn, đã thành nếp của tiếng Việt, được Nguyễn Đức Liêm khai thác tự bao giờ? Tôi nghĩ nhiều phần, từ nhiều chục năm qua.

Một cách rõ hơn, xu hướng của của Nguyễn Đức Liêm nằm nơi nỗ lực chia, cách một chữ kép, một tên gọi thành hai phần. Sau đó, ông nối kết hai phần cách ly này bằng một hay nhiều hơn một từ (thường mang tính bất ngờ) nào đấy. Thí dụ:

“Nhìn xuống muôn trư đùa bát giới

Nhìn lên tôn ngộ có hơn không

Nhìn vào chẳng thấy sa tăng thức

Nghe ngóng con đường nổi thánh tăng.”

(TT 2, Thơ NĐL. Tr. 107).

(“Trư Bát Giới” và “Tôn Ngộ Không,” hai nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân)

Ở một dạng khác của sự cố tính chia, cách một từ kép, Nguyễn Đức Liêm cũng thường thêm cho mỗi phần tử bị tách lìa đó, một hay, một cụm từ khác - - Hầu làm thành một câu thơ có hai vế, như:

“Tiếng thung yêu lũng mệt noài

Bỏ xa rừng rú nguôi ngoai sông hồ…”

(TT 2, Thơ NĐL. Tr. 25).

(Từ kép trong hai câu thơ này là “Thung Lũng”).

 

Hoặc:

“Bên đây chiếc bóng em thon

Nưng niu nứng níu vuông tròn dòng xuân

Ngón tay tẩn mẩn tần mần

Anh xoa muỗi đốt em ngần ấy ơi…”

(TT NĐL2. Tr. 26).

(Từ kép trong mấy câu thơ này “niu níu”…).

Hoặc nữa:

“Tay uyên chiều giấc ương xinh

Lưỡng nghi ơi thái cực hình tính tang.

(TT NĐL2. Tr. 111).

(Từ kép trong hai câu thơ này “uyên ương”).

.

Tóm lại, dù cảm hay không cảm được thơ Nguyễn Đức Liêm, tôi vẫn muốn nói rằng, họ Nguyễn đã có xu hướng đổi mới thi ca bằng con đường ngôn ngữ, ngay khi ông còn rất trẻ.

Sau đấy, thời gian lại giắt tay, đưa ông bước tới những khúc quành chữ, nghĩa gay gắt; dễ đưa tới những tranh cãi! Những yêu, ghét rạch ròi! Làm thành đôi bờ đối nghịch!

Nhưng đứng ở bờ nào, theo tôi, Nguyễn Đức Liêm trước, sau vẫn là một nhà thơ yêu tiếng Việt nồng nàn, cách của ông.

Liệu người đọc có thấy phải đòi hỏi nhà thơ một điều gì khác?

Du Tử Lê,

(Calif. Nov. 2012).

------------------------

Chú thích:

(1)Căn cứ theo một bài nói chuyện của Giáo sư Trần Lam Giang thì, nhà thơ Nguyễn Đức Liêm sinh ngày 8 tháng 12 năm 1941 tại Kiến An. Ông học nghề đạo diễn điện ảnh với các đạo diễn truyền hình Hoa Kỳ thuộc hãng NBC ở Saigon. Năm 1969 ông bị động viên vào quân trường Thủ Đức. Tốt nghiệp, ông được biệt phái về lại đài truyền hình số 9, tiếp tục công việc đạo diễn cho đài này. Tháng 4-1975, tỵ nạn tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn sống qua nhiều tiểu bang khác nhau, gồm luôn cả thời gian 2 năm ở Alaska.

Tính tới giữa năm 2012, Nguyễn Đức Liêm đã xuất bản tất cả 11 thi phẩm. Ông hiện cư ngụ tại tiểu bang Virginia.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 20219:17 SA(Xem: 7007)
Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài ‘Mẹ Tôi’,
24 Tháng Tư 202112:00 SA(Xem: 19588)
Chúng ta cùng biết, Nhà thơ Lê Đạt là một trong những kiện tướng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, giữa thập niên 50
11 Tháng Ba 202112:00 SA(Xem: 10637)
Một buổi sáng, bất ngờ Bạn-tôi nhắc tôi đọc truyện ngắn “Nấm Mồ” của Vũ Thư Hiên. (1
31 Tháng Giêng 202112:00 SA(Xem: 13158)
Theo Wikipedia-Mở thì, hành trình văn chương, nghiên cứu của nhà văn Bình Nguyên Lộc có thể tạm chia thành bốn thể loại chính
27 Tháng Mười 202012:00 SA(Xem: 19524)
Bây giờ đã 24 năm kể từ ngày dòng văn học nghệ thuật miền nam Việt Nam bị bức tử.
26 Tháng Tám 202012:00 SA(Xem: 12538)
Những người theo dõi sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960...
31 Tháng Bảy 20209:56 SA(Xem: 8077)
Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào!.! chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy…
11 Tháng Bảy 202012:00 SA(Xem: 19489)
dutule.com: Chúng tôi đăng lại, bài Du Tử Lê viết về bạn mình, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, như món quà muộn, mừng Sinh Nhật anh.
06 Tháng Sáu 20203:30 CH(Xem: 5792)
Trần Thanh Hiệp ghi nhận rằng “lịch sử” thơ Tự Do ở Việt Nam, đã chào đời khoảng cuối thập niên 1920, đầu thập niên 1930.
11 Tháng Ba 202012:00 SA(Xem: 11254)
họ không chỉ là những viên gạch lót đường mà họ còn là những con én lẻ loi, tin rằng trong hoàn cảnh nào thì, mùa xuân rồi cũng sẽ tới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,