Nguyễn Thị Nga My, ‘hồng nhan đa truân’?

18 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 9778)
Nguyễn Thị Nga My, ‘hồng nhan đa truân’?


(Tiếp theo và hết)

Kỷ niệm như một vết son buồn thời thiếu nữ, của Nguyễn Thị Nga My, một lần nữa thức giấc trong tác giả, nhiều chục năm sau, ở xứ người, khi Nga My gặp lại Trịnh Công Sơn ở Montreal, Canada:

“Tôi vẫn tiếc là khi từ giã Saigon vào tháng 4, 1975, tôi đã không mang theo tập nhạc mà S. đã dành tặng cho tôi để thỉnh thoảng tôi hát lại những bài hát mà tôi vẫn thường yêu thích! Có một dạo, ở Montreal, chị KM của tôi có nói: 'Cô Tâm, em gái Sơn, thường hỏi thăm em và khi nào em qua đây chơi thì cho cô ấy biết, cô có ý tìm em.’ Vào một buổi tối cuối hè 1992, khi chúng tôi (bạn trai của tôi và tôi) trở về nhà thì nghe máy thâu âm giọng nói quen thuộc của S.: 'NM nhớ gọi cho S. ở số phone... Chúc NM hạnh phúc!' Tôi rất vui mừng khi nghe được giọng nói quen thuộc của S. Tôi tự hỏi: 'Có lẽ S. hết giận mình rồi, S. đã trở lại vui vẻ?' Người bạn trai của tôi rất ái mộ nhạc của TCS; và chúng tôi đi thăm S. ngay vào sáng ngày mai. Gặp lại S., tôi thấy S. ốm và già đi nhiều (...).

“Ở Montreal, S. có một người bạn rất thân là anh Ngô Văn Tao. Họ có thể xem như hình với bóng. Có phải chăng sự tương đồng đó là do sự trùng hợp của hai tâm hồn đồng điệu, họ đã gặp gỡ nhau trong tình người và tình đời?! Anh Quế rủ S. và tôi đi bờ hồ ở một nơi xa vắng. Chiều trưa hôm đó, mặt hồ thật đẹp và phẳng lặng. Nước hồ trong mát, anh Quế và tôi bơi lội thỏa thích, còn S. chỉ ngồi trên bờ hồ đọc sách, vai lại khoác một chiếc áo len. S. vẫn say mê đọc sách, cũng như ngày nào ở Đà Lạt. Có lần S. đem hai cuốn sách đến cho tôi và nói: 'Nếu NM không đọc hai cuốn sách này thì xem như mất nửa đời người!' Đó là cuốn Udomo, một vòng hoa cho người cách mạng (Peter Abrahams) và Alexis Zorba, con người chịu chơi (Nhà văn Hy Lạp Níkos Kazantzákis)...” (ĐHTK, tr. 93 & 94)

Ở một đoạn khác, cũng từ hồi ức những ngày Nga My gặp lại người nhạc sĩ từng ngỏ ý xin cô một đứa con, lúc hai người đều còn khá trẻ, Nga My viết:

“...Ở Montreal, tôi gặp lại Khánh Ly cũng từ Mỹ qua thăm S. Khánh Ly bao giờ cũng có mái tóc dài mượt mặc dù sau này chị đã lớn tuổi. Trong một bữa trưa tại phòng ăn nhà Tâm (em gái TCS), KL nói với mọi người:

‘- Mai thường hay nói với chồng Mai là Mai luôn luôn yêu anh S.

‘Tôi nghĩ Khánh Ly nói yêu có nghĩa là thương như yêu cha mẹ, yêu thầy cô, yêu bạn bè. Còn tôi thường hay nói yêu là tình yêu giữa trai gái hay là một cái gì tượng trưng và tổng quát như tình yêu quê hương, tình yêu bạn bè, tình yêu nhân loại v.v... mà tình yêu hay giữ kín, còn tình thương thì dễ dàng công bố v.v... Khánh Ly nói tiếp:

'- Anh S. không bao giờ chạy theo ai mà chỉ có các cô chạy theo anh S. mà thôi.

“Tôi vụt miệng nói:

'-Thế cũng không phải, vì có một lần ở Đà Lạt, S. đã trách My là: 'Nếu My thương S. hơn thì My đã đi xuống phố cho S. bắt gặp; S. đã tìm My khắp nơi mà không tìm ra My!’

“Tôi thấy vẻ ngỡ ngàng trên nét mặt của S., S. lộ vẻ lung túng như gợi lại dĩ vãng và S. nhìn tôi nói:

“- Moa quên mất!

“Tôi không nhìn vào phản ứng của những người khác sau câu nói của tôi vì tôi đang để ý đến S., hình như không nghe ai phát biểu một ý kiến gì! (ĐHTK, tr. 102, 103)
Khép lại tuyển tập phần thứ hai trong ĐHTK, tác giả cho biết:

“Sau khi S. mất, tôi được bạn bè cho biết họ đã hỏi S. trong những năm cuối đời khi S. đau nặng, họ muốn biết rõ bài nào S. viết cho ai. Họ mới biết cô thì được xem như gió, cô thì nắng, cô thì tóc, cô thì dòng sông, cô thì nụ hồng, cô thì bống, cô thì mùa thu, v.v... Tôi được xem như gió và hoa vàng. Bài đầu tiên 'Tạ Ơn' S. đã viết, ‘Em ra đi như một thoáng gió thầm, để lại đây thành phố không hồn.’ Có lẽ là gió, nên tình này thoảng qua rất mau và đó là tình vu vơ, sao ta lại muộn phiền chứ! Còn gọi là 'Hoa Vàng' vì tôi đã lớn tuổi, xem như 27, 28, gần 30 tuổi rồi, chứ gì!” (ĐHTK, tr. 111)

Tuy nhiên, thực tế đời thường lại không nâng niu giai nhân, người được ví như “gió,” như “hoa vàng” giữa quảng trời âm nhạc tài hoa Trịnh Công Sơn - - Mà, bản chất đố kỵ của định mệnh tàn khốc, đã hiện nguyên dạng ngạ quỷ, giáng những đòn thù tưa máu xuống đời “gió,” đời “hoa”! Phải chăng, đó là màn cuối của bi kịch một kiếp “hồng nhan đa truân”? Đấy là nội dung của Tuyển tập phần ba, tựa đề “Cánh Hoa Trước Gió” của hồi ký Nguyễn Thị Nga My.

Ở tuyển tập phần thứ ba này, tác giả đã phân thân từ “một trong bốn huyền thoại nhan sắc, một thời vàng-mười, giữa rêu phong, cổ tích Huế,” thành nhân vật tên Sao - kể lại những cảnh đời địa ngục của mình. Những kể lại, ở trên và, rất xa tưởng tượng của người đọc. Tôi không nghĩ mình nên ghi lại ở đây, dù chỉ là tóm tắt! Tôi muốn dành quyền cho độc giả bước cùng tác giả, đi lần xuống, từng tầng địa ngục trần gian. Mà, nơi địa tầng cuối cùng, là nỗi xót xa khi Nga My cho thấy, chẳng những cô bị “tật nguyền” thể chất mà, còn bị “tật nguyền” cả tinh thần nữa.

Tôi chỉ xin ghi lại ở đây, những dòng chữ cuối của tuyển tập phần thứ ba, “Cánh hoa trước gió,” cũng là những dòng chữ cuối của Hồi Ký ĐHTK, như tiếng kêu thương của một loài chim quý, hay tiếng rụng vô thanh của âm bản một cánh hoa đời, kiếp:

“...Tưởng cũng nên nêu lên ở đây, vào mùa Xuân năm 1993, khi Sao được 52 tuổi, nàng bị một tai nạn lớn ở đầu (do sự vô ý của một người bạn đang tập đánh mạnh quả đấm vào bao cát) làm nàng bị méo mặt mày, trở nên già nua và sức khỏe bị yếu hẳn lại. Bạn bè trông vào và không nhận ra được nàng vì nàng đã thay đổi quá nhiều. Vì não bộ là trung tâm của sự sống, Sao không còn được khỏe mạnh và vui vẻ như xưa, nàng chỉ muốn yên tĩnh một mình và xa lánh những nơi phồn hoa đô hội. Có lẽ cũng vì tai nạn đó mà nàng không còn muốn tiếp tục đi chung đường với Như?!

“Sao chạnh nghĩ tới thân phận mỏng manh của những người con gái bạc phước, như bèo giạt, hoa trôi... Kiếp sống ngắn ngủi của đời người...Nàng khẽ ngâm mấy câu thơ của Đinh Hùng:

Những cánh hoa này rất mỏng manh
Ngay mai cho gió cuốn xa cành
Và ngày mai nữa, ‘anh’ đi dạo
Sẽ gặp hồn tôi trên cỏ xanh.

(Garden Grove, Tháng Bảy, 2014)

 

Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Mười Một 20147:00 SA
Khách
Tóm tắt rất hay! Tôi đã tìm trên Internet và đã đặt mua cuốn sách đó mà chưa nhận được có lẽ vì họ phải gởi về Hawaii. Mong thay.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 21544)
Với tiêu chí tự đặt cho mình: “Nhạc phải cho hay, lời phải cho đẹp và ý nghĩa;” Từ Công Phụng đã đem đến cho giới thưởng ngoạn những tình khúc sang cả, mượt mà từ nhạc tới lời.
10 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 34807)
Mặc dù, mỗi chúng ta, hằng ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, cũng có thể gọi được, tự làm lấy cho mình một ly cà phê sữa đá. Chỉ riêng Anh thì không. Chẳng bao giờ, chẳng bao giờ, nữa!
01 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 12223)
Mùa xuân đồng nghĩa với sự hồi sinh của tất cả mọi đọt, mầm. Từ đó, tin yêu, hy vọng lấp lánh khắp cùng trời đất.
30 Tháng Mười Hai 201912:00 SA(Xem: 17978)
Dù bây giờ, Việt Dzũng không còn nữa, nhưng những đóng góp, những đầu tư của Việt Dzũng cho tự do, nhân bản và tình người, sẽ mãi còn là những ngọn lửa ở được với mai sau.
04 Tháng Mười Hai 20191:55 CH(Xem: 11577)
Cách gì, cậu Trúc, Thứ Sáu tới đây, cả bà T., Orchid, và tớ cũng sẽ đi… “thăm” cậu; trước khi tớ sẽ gặp lại cậu, như ngày nào hẹn nhau ở Canada… cậu còn nhớ chứ?
02 Tháng Mười Hai 20191:03 CH(Xem: 5557)
Sáng Tạo đã thành công trong việc đổi mới thơ. Nhưng đã thất bại trong việc đổi mới thơ cho mọi người,
28 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 11436)
Bị thôi thúc bởi ngọn lửa bập-bùng-náo- nức của T., cuối cùng, tôi cũng đã thực hiện được chuyến viếng thăm người họa sĩ nổi tiếng một thời của văn học, nghệ thuật miền nam
19 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 20338)
Nguyên Sa đã chết! (Như Mai Thảo đã chết!) Dù, chính tôi theo chân những người thân yêu của anh, theo chân bạn hữu tiễn, đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng.
02 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 10653)
Tôi tự thấy mình thật thiếu sót, khi chỉ tìm đến vào cõi nhạc Trần Dạ Từ / Lê Hà Vĩnh, cách đây vài năm…
28 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 9519)
Đó là một buổi tối. Một buổi tối nào đó, dưới gầm trời tạm dung nào đó, tại cột cây số lưu vong nào đó...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19039)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1039)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22508)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14048)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19222)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8856)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11104)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25552)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19828)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18080)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24544)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31995)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,