Du Tử Lê nói về 20 Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975)

16 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 11201)
Du Tử Lê nói về 20 Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975)


LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, nhà thơ Du Tử Lê dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo Đinh Quang Anh Thái thực hiện.

dtl_01bytriettran

Nhà thơ Du Tử Lê. (Hình: Trần Triết)


Đinh Quang Anh Thái (NV): Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam rất đa dạng gồm nhiều lãnh vực văn, thơ, họa, kịch, điện ảnh... nên khó có thể nêu câu hỏi bao quát, vậy xin hỏi anh về thơ, thưa nhà thơ Du Tử Lê?


Nhà thơ Du Tử Lê:
Tuy anh giới hạn câu hỏi trong lãnh vực thi ca, nhưng ngay lãnh vực này cũng bao la lắm, anh Thái à. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng nêu lên một vài điểm chính của dòng thơ miền Nam, 20 năm.
Trước nhất là phong trào thơ tự do ở miền Nam, mà người cầm cờ đầu là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, trên tạp chí Sáng Tạo. Tưởng cũng nên nhấn mạnh nhà thơ Thanh Tâm Tuyền không phải là người đầu tiên du nhập thể thơ tự do vào sinh hoạt thi ca Việt Nam. Mà thơ tự do đã hiện diện trong sinh hoạt văn chương Việt Nam từ thời tiền chiến với ông Nguyễn Xuân Sanh và nhóm Xuân Thu Nhã Tập. Kế tiếp, thời kháng chiến, bắt đầu từ năm 1945, thơ Tự do cũng đã được một số nhà thơ thuở đó, khai thác, như các ông Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm… Tuy nhiên, những người này vì tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đòi tự do tư tưởng cho những người cầm bút, nên họ bị nhà cầm quyền Hà Nội thuở đó đàn áp, trù dập thẳng tay, nhiều chục năm liên tiếp, nên khuynh hướng thơ tự do của họ, cũng sớm bị kết thúc.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh, người cầm cờ đầu phong trào thơ tự do ở miền Nam là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhưng người khiến cho độc giả, các nhà thơ trẻ lao vào thơ tự do lại là nhà thơ Nguyên Sa. Điển hình như bài “Nga,” “Tiễn biệt” hoặc “Paris có gì lạ không em” của ông. Hai người tôi vừa đề cập, xuất hiện cùng một lúc, ngay từ những số đầu tiên của tạp chí Sáng Tạo.


NV:
Như vậy, Thanh Tâm Tuyền là người “cầm ngọn cờ đầu” trong lãnh vực Thơ Mới, và Nguyên Sa là người đẩy thơ mới đi xa; thế còn Cung Trầm Tưởng và Tô Thùy Yên thì sao ạ?


Nhà thơ Du Tử Lê:
Hai nhà thơ Nguyên Sa và Thanh Tâm Tuyền xuất hiện cùng một thời điểm ở ngay bậc thềm thứ nhất của phong trào thơ tự do miền Nam. Nhưng nhà thơ Cung Trầm tưởng, thời đó, không làm thơ tự do. Ông chuyên về thơ Lục Bát và nổi tiếng với thể thơ này.
Còn nhà thơ Tô Thùy Yên, mặc dù dư luận thường gắn liền Thanh Tâm Tuyền với Tô Thùy Yên, giống như một “cập bài trùng” của thơ tự do. Sự thật, Tô Thùy Yên không chuyên về thơ tự do. Hầu hết những bài thơ của Tô Thùy Yên thời đó cũng như sau này là thơ bảy chữ và tám chữ.
Ngay bài thơ nổi tiếng nhất của Tô Thùy Yên, thời mới cộng tác với tạp chí Sáng Tạo là bài “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” cũng là một bài thơ bảy chữ. Ông giữ vần chặt chẽ như các nhà thơ thời tiền chiến vậy. Tôi thí dụ: ơiđi với nơi, với chơi, với rơi.v.v… Chỉ có một chút khác là, giống như một số nhà thơ cùng thời thuở đó, ông dùng nhiều âm trắc cho câu thứ hai và thứ tư cho mỗi khổ 7 chữ 4 câu. Cụ thể nơi bài tôi mới nhắc, 4 câu đầu là:


“Trên cánh đồng hoang thuần một mầu
Trên cánh đồng hoang dài đến nỗi
Tầu chạy mau mà qua rất lâu…”


NV:
Nguyễn Đức Sơn làm nhiều thơ, một số bài dùng nhiều chữ dung tục, thậm chí có bài mô tả cảnh người phụ nữ “đái;” phải chăng đây là một cách tạo dáng riêng cho mình hoặc là một thái độ nổi loạn nhằm thoát khỏi những đè nén tình dục vốn không thấy nơi những nhà thơ thời tiền chiến?


Nhà thơ Du Tử Lê:
Cám ơn câu hỏi sâu sắc, bất ngờ của anh Thái. Tôi nghĩ nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (tên thật), từng được biết dưới bút hiệu Sao Trên Rừng, cố tình đưa vào trong thơ của ông, những hình ảnh dung tục, rất đời thường, như anh nói, là một cách phá vỡ khuôn sáo nệ cổ của dòng thơ tiền chiến, vốn ảnh hưởng quá nặng bởi nề nếp đạo đức Khổng-Mạnh. Mặt khác, tôi nghĩ, ông cũng muốn tạo một thế giới ngôn ngữ riêng cho mình nữa. Như tôi nhớ thì trong một bài thơ dài của Nguyễn Đức Sơn, ở hai đoạn thơ khác nhau, đã hai lần ông đem hình ảnh người phụ nữ đi tiểu vào trong thơ, đó là: “Bên nương vắng em vén quần sắp đái/anh thấy càn khôn rụng xuống tim.” Và “Ôi một đêm bụi cỏ dáng thu người/em chưa đái mà hồn anh đã ướt.”


NV:
Giai đoạn 1954-1975, cuộc chiến ngày càng khốc liệt, sống và chết trong chiến tranh có phải là nỗi ám ảnh của những người làm thơ miền Nam không ạ?


Nhà thơ Du Tử Lê:
Đúng vậy thưa anh Thái. Ám ảnh sống/chết không chỉ trong thơ mà còn thấy rất nhiều trong văn xuôi miền Nam. Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ cũng nên nói thêm rằng, không vì thế mà hận thù, sắt máu là ngọn đuốc soi đường cho thi ca miền Nam thuở đó.


NV:
Các nhà thơ quân đội lúc bấy giờ có chịu sự chỉ đạo hay nghiêm cấm gì không – về lằn ranh Quốc-Cộng?


Nhà thơ Du Tử Lê:
Tôi có thể trả lời ngay rằng: Không. Ngay tôi, thời đó là quân nhân, bị ràng buộc bởi kỷ luật quân đội mà vẫn không bị một lệnh lạc chi phối nào từ phía quân đội hoặc chính quyền. Tùy quan điểm từng cá nhân, ai muốn dùng thơ để chống cộng thì cứ viết. Những người còn lại, vẫn thoải mái đi theo quan niệm hay đường lối văn chương của mình. Chúng tôi tôn trọng nhau. Như thể “nước sông không đụng nước giếng” vậy.


NV:
So sánh 20 Năm Văn Học 1954-1975 của hai miền Nam-Bắc, anh thấy nét nổi bật nhất là gì?


Nhà thơ Du Tử Lê:
Có hai đặc điểm nổi bật và rõ ràng nhất. Một là, thơ miền Nam, không sắt máu, không hận thù, nghĩa là rất nhân bản. Hai là các nhà thơ miền Nam không làm thơ theo “chỉ thị.” Hai điều này hoàn toàn không có với thi ca miền Bắc, trong chiến tranh. Tôi tin, là anh Thái có nghe hay đọc đâu đó, nhận định của nhà văn Nguyên Ngọc, một cây bút hữu danh của chế độ Cộng Sản miền Bắc, người từng được tín nhiệm trong chức vụ chủ nhiệm hay “tổng biên tập” (theo cách gọi của miền Bắc), tạp chí Văn Nghệ Trung Ương, Hà Nội. Ông có một câu nói, theo tôi phản ảnh khá trung thực nền văn chương miền Bắc. Đó là câu “miền Bắc thời chiến tranh Nam-Bắc chỉ có một nền văn chương gọi là nền văn chương minh họa.” Nói cách khác, đó là một nền văn chương chỉ huy, tất cả phục vụ cho chế độ, cho nhu cầu phục vụ chiến tranh với các chiến dịch lớn, nhỏ.

NV: Cám ơn nhà thơ Du Tử Lê đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 21388)
Với tiêu chí tự đặt cho mình: “Nhạc phải cho hay, lời phải cho đẹp và ý nghĩa;” Từ Công Phụng đã đem đến cho giới thưởng ngoạn những tình khúc sang cả, mượt mà từ nhạc tới lời.
10 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 34680)
Mặc dù, mỗi chúng ta, hằng ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, cũng có thể gọi được, tự làm lấy cho mình một ly cà phê sữa đá. Chỉ riêng Anh thì không. Chẳng bao giờ, chẳng bao giờ, nữa!
01 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 12049)
Mùa xuân đồng nghĩa với sự hồi sinh của tất cả mọi đọt, mầm. Từ đó, tin yêu, hy vọng lấp lánh khắp cùng trời đất.
30 Tháng Mười Hai 201912:00 SA(Xem: 17810)
Dù bây giờ, Việt Dzũng không còn nữa, nhưng những đóng góp, những đầu tư của Việt Dzũng cho tự do, nhân bản và tình người, sẽ mãi còn là những ngọn lửa ở được với mai sau.
04 Tháng Mười Hai 20191:55 CH(Xem: 11395)
Cách gì, cậu Trúc, Thứ Sáu tới đây, cả bà T., Orchid, và tớ cũng sẽ đi… “thăm” cậu; trước khi tớ sẽ gặp lại cậu, như ngày nào hẹn nhau ở Canada… cậu còn nhớ chứ?
02 Tháng Mười Hai 20191:03 CH(Xem: 5449)
Sáng Tạo đã thành công trong việc đổi mới thơ. Nhưng đã thất bại trong việc đổi mới thơ cho mọi người,
28 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 11318)
Bị thôi thúc bởi ngọn lửa bập-bùng-náo- nức của T., cuối cùng, tôi cũng đã thực hiện được chuyến viếng thăm người họa sĩ nổi tiếng một thời của văn học, nghệ thuật miền nam
19 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 20181)
Nguyên Sa đã chết! (Như Mai Thảo đã chết!) Dù, chính tôi theo chân những người thân yêu của anh, theo chân bạn hữu tiễn, đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng.
02 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 10464)
Tôi tự thấy mình thật thiếu sót, khi chỉ tìm đến vào cõi nhạc Trần Dạ Từ / Lê Hà Vĩnh, cách đây vài năm…
28 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 9401)
Đó là một buổi tối. Một buổi tối nào đó, dưới gầm trời tạm dung nào đó, tại cột cây số lưu vong nào đó...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18833)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8126)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13901)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31810)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,