Vũ Quang Ninh, từ con nuôi của TT Diệm tới nghiệp phát thanh (Kỳ 2)

12 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 9141)
Vũ Quang Ninh, từ con nuôi của TT Diệm tới nghiệp phát thanh (Kỳ 2)

 

(Tiếp theo và hết) 

Ngày 16 tháng 3 năm 2013 ông Vũ Quang Ninh đã vĩnh viễn ra đi trong luyến tiếc của rất nhiếu. Trước tin buồn này, báo Viễn Đông số đề ngày 17 tháng 3 năm 2013, đã có một bản tin khá đầy đủ, nguyên văn như sau:

“…Một trong những người Việt Nam làm đài truyền thanh kỳ cựu nhất tại hải ngoại đã ra đi vĩnh viễn trong sự thương tiếc của nhiều người, nhất là những thính giả trung thành của đài Little Saigon Radio (LSR). Vào sáng sớm Thứ Bảy 16-3-2013, ông Vũ Quang Ninh đã lìa trần ở Quận Cam, hưởng thọ 84 tuổi.

“Theo lời của một thân nhân nói với nhật báo Viễn Đông, ông Vũ Quang Ninh đã vào bệnh viện Garden Grove vào ngày Chủ Nhật 10-3 vì bị viêm phổi. Sau vài ngày nằm ở bệnh viện này, ông được gia đình đưa qua bệnh viện Kaiser ở Irvine nơi mà ông đã trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 4 giờ sáng Thứ Bảy.

“Trong hai thập niên, ông Vũ Quang Ninh là giám đốc của Little Saigon Radio, một đài phát thanh kỳ cựu, được nhiều người biết đến nhất tại Nam California trong nhiều năm.

“Thành lập đài phát thanh ở hải ngoại là một ước mơ lớn được thành tựu của ông Vũ Quang Ninh. Chào đời tại miền Bắc Việt Nam, ông di cư vào Nam năm 1954 và bước vào ngành truyền thông kể từ đó. Sau khi tốt nghiệp trường sĩ quan Thủ Đức, ông được làm việc tại đài phát thanh Quân Đội của chế độ Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến 1959.

“Trong thập niên 1960 cho đến năm 1975, ông làm việc tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý ở Sài Gòn, viết báo, viết bài bình luận cho các đài phát sóng từ miền Nam ra miền Bắc.

“Sau khi tị nạn cộng sản tại Mỹ, ông làm cán sự xã hội tại Orange County, vẫn theo đuổi ngành truyền thông và chờ cơ hội mở đài phát thanh. Đến năm 1993, sự nghiệp truyền thanh của ông đã bay bổng lên cao với sự thành lập đài LSR. Ở thời kỳ cao điểm, đài này phát sóng trực tiếp đến cả trăm ngàn thính giả tại Quận Cam, Nam California; San Jose, Bắc California; và Houston, Texas.

“Ông Vũ Quang Ninh từng nói rằng phát thanh đã ngấm vào máu, là hơi thở của đời sống của ông. Mặc dù già yếu trong mấy năm gần đây, ông vẫn đến đài phát thanh hầu như mỗi ngày. Theo lời của Hương Terri, con gái của ông Vũ Quang Ninh và cũng là người thường lái xe đưa cha đến đài, ông vẫn viết bình luận và nhờ xướng ngôn viên khác đọc trên làn sóng cho đến trước ngày vào bệnh viện.

“Ông Bảo Trung, một nhân viên tiếp thị của LSR, nói với báo Viễn Đông: ‘Lúc nào bác Ninh cũng nghĩ đến một dự án nào đó để mang lại lợi ích cho cộng đồng. Cho dù nằm trên giường bệnh bác cũng nghĩ đến việc này, việc kia mà bác có thể thực hiện cho người khác. Phải nói là bác đã chiến đấu cho đến chết’.

“Ông Nguyễn Hữu Công, trưởng ban chương trình của LSR, cũng đồng ý với nhận xét đó, và nói thêm: ‘Ông Ninh luôn nghĩ đến những điều lợi ích nhất cho cộng đồng mà ông có thể làm được…’ ” (4)

Tôi nhớ, trước khi ông Vũ Quang Ninh từ trần đâu khoảng nửa năm, trong một gặp gỡ không hẹn trước với một số bằng hữu quen biết, thân thiết tại Saigon, một người trong nhóm, tình cờ đề cập tới những đóng góp lớn của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương cho nền tân nhạc Việt Nam (5) - - Tôi thấy ông Ninh bỗng trở nên đăm chiêu, như thể có những suy nghĩ hay hồi tưởng lao lung nào đó. Sau đấy, ông tâm sự đại ý:

Trong những ngày cuối cùng của tháng 4-75, trước khi Saigon sụp đổ, ông nhận được lời hứa của một người bạn Mỹ, ở tòa đại sứ, cũng là cố vấn trưởng của đài phát thanh Tiếng Nói Tự Do (TNTD), sẽ di tản tất cả nhân viên và, những cộng tác viên quan trọng của đài TNTD ra khỏi Việt Nam. Thời điểm của cuộc di tản đặc biệt này, dự trù là tối ngày 29. Địa điểm tập trung là đài TNTD, ở số 7 đường Hồng Thập Tự. Những chi tiết khác, sẽ được thông bao sau.

Chính vì thế mà ông Ninh đã thông báo tin đặc biệt này cho một số nhân viên và bằng hữu văn nghệ sĩ của ông.

Ông Ninh kể vào khoảng 9 giờ tối ngày 29 tháng 4, ông nhận được điện thoại của người bạn Mỹ, gọi từ tòa đại sứ, yêu cầu ông đến gặp ông ta gấp. Đích thân ông ta sẽ ra cổng để đón ông Ninh…

Ông Ninh hấp tấp ra đi, không quên nói với mọi người là cứ ở lại đài. Ông sẽ gọi về ngay khi có tin tức cụ thể…

Nhưng, vẫn theo tâm sự của ông Ninh thì sau khi vào tòa đại sứ rồi, ông được người bạn Mỹ thông báo rằng, tình hình biến chuyển qúa nhanh chóng. Không ai kịp trở tay, làm bất cứ một điều gì vào giờ thứ 25 nữa! Vì thế, người bạn Mỹ đã giữ ông Ninh lại. Và khuya hôm đó, ông được trực thăng bốc ra Hạm đội 7. Ông kể, ông rất muốn thông báo tin xấu này với những bằng hữu đang chờ ông ở đài. Như các ông Phạm Đình Chương, Mai Thảo, Thanh Thoại, Hồ Đăng Tín, Hoàng Thư v.v… Tất cả khoảng trên dưới 20 người. Nhưng người bạn Mỹ của ông nói là không nên. Do đó, ông không thể dùng tel. của tòa đại sứ để gọi về đài. (Thời đó, chưa có cell phone ông Ninh nhấn mạnh).

Ông Ninh cho rằng, đó là một thất bại lớn nhất, dù ngoài thẩm quyền của ông. Bởi vì:

“Nếu tôi có thể gọi về đài, thì cũng sẽ có một số anh em tìm được đường di tản khác…!” Ông Vũ Quang Ninh nói.

Tâm sự của ông Vũ Quang Ninh về sự kiện vừa kể, trùng hợp với những gì sau này, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương (cũng như nhà văn Mai Thảo), đã đôi lần thuật lại.

Tác giả trường ca “Hội Trùng Dương” thuật rằng: Tới khuya, sau khi không có tin tức gì từ ông Ninh, một số anh em lục tục trở về nhà. Tuy nhiên, số còn lại cũng tới bảy tám người; ngủ ở đài TNTD cho tới sáng hôm sau, tức sáng 30 tháng -4-1975. Trước khi chia tay, ai về nhà nấy, thì những người còn lại được nghệ sĩ Hoàng Thư mời qua tiệm phở bên kia đường (nằm dọc theo bờ tường cư xá Bưu điện).

(Nghệ sĩ Hoàng Thư nổi tiếng với vai diễn “Trấn thủ lưu đồn” trên sân khấu cũng như trên truyền hình và, phát thanh, cho biết, trước khi người vợ cũ của ông di tản theo chồng về Mỹ, đã gửi lại cho ông 100 đô la. Ông muốn tiêu hết với bạn bè vì không biết tương lai, có còn gặp lại nhau nữa hay không?!!)

.

Tuy nhà truyền thông Vũ Quang Ninh không còn nữa, nhưng con đường phát thanh đầy gai góc ở những năm tháng đầu tiên thời tỵ nạn đã được ông dọn đường, phát quang cho lãnh vực này hôm nay trở nên phong phú, tốt tươi.

Tôi trộm nghĩ, chúng ta không có nhiều lắm, những người làm được những việc như ông. Nên, cách gì thì họ Vũ cũng đáng được ghi nhớ, bởi ông đã cống hiến trọn đời mình trong lãnh vực phát thanh của người Việt Quốc Gia từ trong nước, tới hải ngoại. 

Du Tử Lê,
(Garden Grove, Feb. 2015)

________

Chú thích: 

(4) Tiểu sử ông Vũ Quang Ninh chúng tôi dựa theo 1 bài viết có trên Wikipedia-Mở. Tuy nhiên, sau khi bài thứ nhất viết về họ Vũ, được phổ biến, một bằng hữu của chúng tôi là nhà báo Vương Hồng Anh cho biết, bài viết đó có một vài điều không chính xác. Xin ghi nhận để rộng đường dư luận.

(5) Tiểu sử của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương được trang mạng Wikipedia-Mở, ghi lại, nguyên văn như sau: “Phạm Đình Chương (1929-1991) là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến và là một tên tuổi lớn của tân nhạc Việt Nam. Ngoài ra ông còn là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc. 

“Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cha của Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được hai người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.

“Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.

“Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.

“Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, nhưng phần nhiều những nhạc phẩm của ông thường được xếp vào dòng tiền chiến bởi mang phong cách trữ tình lãng mạn. Các nhạc phẩm đầu tiên như Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi... có không khí hùng tráng, tươi trẻ.

“Năm 1951 ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với nghệ danh Hoài Bắc, ông cùng các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Thời kỳ này các sáng tác của ông thường mang âm hưởng của miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của mình: Khúc giao duyên, Thằng Cuội, Được mùa, Tiếng dân chài... Thời gian sau đó, ông viết nhiều bản nhạc nổi tiếng và vui tươi hơn: Xóm đêm, Đợi chờ, Ly rượu mừng, Đón xuân...

“Sau khi cuộc hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau thương vào những bài nhạc tình da diết, đau nhức, buốt giá tâm can: Đêm cuối cùng, Thuở ban đầu, Người đi qua đời tôi, Nửa hồn thương đau.

“Có thể nói Phạm Đình Chương là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Nhiều bản nhạc phổ thơ của ông đã trở thành những bài hát bất hủ, có một sức sống riêng như: Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê))... Phạm Đình Chương cũng đóng góp cho tân nhạc một bản trường ca bất hủ Hội Trùng Dương viết về ba con sông Việt Nam: sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long.

“Sau 1975 Phạm Đình Chương định cư tại California, Hoa Kỳ. Ông mất 22 tháng 8 năm 1991 tại California. Theo một số tài liệu khác thì ông mất năm 1993”.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17074)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12286)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33544)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5469)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9325)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10112)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19502)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17074)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12285)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14024)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8507)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24519)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,