Ngọc Hoài Phương, Tính chất nhà báo trong thi ca,

02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10087)
Ngọc Hoài Phương, Tính chất nhà báo trong thi ca,

Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không? Chỉ biết thời trung học, ông rất xông xáo, nhiệt tình với những sinh hoạt văn nghệ học sinh thời đó. Nhưng giai đoạn này của Ngọc Hoài Phương đã chấm dứt sớm khi ông chính thức bước chân vào làng báo. Khoảng giữa năm 1964, ông nhận lời phụ trách trang văn nghệ, rồi mau chóng trở thành Phụ tá Tổng thư ký nhật báo Thời Luận của giáo sư Nghiêm Xuân Thiện.

Khởi tự bệ phóng nhật báo Thời Luận, tính tới ngày di tản khỏi Saigon, Ngọc Hoài Phương được giới ký giả ghi nhận là, một trong những ký giả thành công nhất, qua nhiều vai trò, chức vụ của nhiều nhật báo, tuần báo khác nhau ở Saigon.

Định cư tại miền nam California, ngay những tháng năm đầu tiên của đời tỵ nạn, Ngọc Hoài Phương cũng đã trở lại với sinh hoạt báo chí, như một cái nghiệp mà, ông không thể bỏ được. Đó là thời gian ông cùng với cố ký giả Nguyễn Hoàng Đoan và một vài thân hữu nữa, dựng bảng Hồn Việt ở San Diego, trước khi di chuyển về vùng Los Angeles.

Khi tạp chí Hồn Việt được sang tên cho ông Đỗ Ngọc Tùng thì, Ngọc Hoài Phương là người được ông Tùng yêu cầu ở lại, tiếp tục trông nom tổng quát tờ báo này. Tới năm 1989, ông chính thức trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Hồn Việt do ông Đỗ Ngọc Tùng trao lại.

Cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế Hoa Kỳ và sự phát triển rầm rộ, cạnh tranh gay gắt thuộc lãnh vực báo chí, truyền thanh, truyền hình của cộng đồng Người Việt tại Hoa Kỳ, như nhiều tạp chí khác, báo Hồn Việt phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để tồn tại.

Giữa lúc các tạp chí lần lượt phải đình bản thì, Hồn Việt của Ngọc Hoài Phương, với sự tiếp tay tích cực của cố nhạc sĩ Việt Dzũng, vẫn hiện diện đều đặn mỗi tháng...

Chìm trong tâm bão thời thế khó khăn ấy, nhiều người tỏ dấu ngạc nhiên, tự hỏi, lý do gì khiến Ngọc Hoài Phương không buông bỏ gánh nặng Hồn Việt?

Đôi lần, trong những gặp gỡ bằng hữu, nhà báo Ngọc Hoài Phương cho biết, ông cố duy trì Hồn Việt, để lấy chỗ đăng tải sáng tác của những người mới viết hoặc, những cây bút không có được sự quảng giao trong lãnh vực sinh hoạt văn nghệ.

Ông nói:

“Nếu tôi đóng của tờ Hồn Việt thì lấy chỗ đâu cho nhu cầu phổ biến sáng tác của những tác giả đó?”

Dù cố gắng với tâm nguyện đáng quý như vừa kể, cuối cùng, tạp chí Hồn Việt cũng đã phải đình bản. Cách đây gần hai năm. Thời gian này, cũng là thời gian những người theo dõi sinh hoạt của nhà báo Ngọc Hoài Phương thấy ông làm thơ có phần nhiều hơn.

Theo tôi, có thể đó là phản ứng tự nhiên của nhu cầu “cân-bằng-sinh-thái tinh-thần” của người có đời sống sống nghiêng nặng về tinh thần!?.

Nếu theo dõi sít sao sinh hoạt của nhà báo Ngọc Hoài Phương, ta sẽ thấy, kể từ ngày phải sống đời tỵ nạn nơi xứ người, Ngọc Hoài Phương đã dành nhiều thì giờ hơn cho thơ. Bằng cớ chỉ trong vòng ít năm, ông đã cho xuất bản hai thi phẩm. Một tựa đề “Cõi tạm”, ấn hành năm 1992. Và thi phẩm thứ hai, tựa đề “Vẫn còn cõi tạm”, ấn hành năm 1999. Cả hai thi phẩm như hai dấu ấn thi ca đậm nét, bất ngờ của Ngọc Hoài Phương, để lại trong lòng người đọc.

Trước khi bước vào “Cõi tạm”, trong Lời Tựa, cố thi sĩ Nguyên Sa viết:

“Được.

“Rất được.

“Tôi có lưỡng lự, nhưng chỉ mất đúng một phần trăm giây, tôi chọn ngay ‘rất được’.

Một mai
Xa dấu chân người
Cõi riêng
Ta vẫn rượu mời riêng ta.

“Rất được.

Ta còn ở lại chốn này
Để coi thiên hạ biến ngày thành đêm
Cõi trần
Một tỉnh mười điên
Một mai gột hết ưu phiền
Ta đi.”

“Rất được...

“Thơ Ngọc Hoài Phương gửi Mai Thảo ở đoạn trên, rất được. Thơ Ngọc Hoài Phương gửi Du Tử Lê đoạn dưới được quá…”

Trong cõi giới thơ Ngọc Hoài Phương thị phần dành cho bằng hữu, luôn không nhỏ, dù ở giai đoạn nào. Tác giả “Áo lụa Hà Đông” đã rất chuẩn xác khi ghi nhận:

“ Tôi muốn nói thơ bằng hữu của Ngọc Hoài Phương gửi Mai Thảo, gửi Du Tử Lê, gửi Long Ân, gửi Nguyên Vũ, gửi Việt Dzũng, gửi Jeannie Mai, gửi Julie, gửi Đặng Đức Nghiêm đều rất được (…)

“Đêm nằm nghe kỹ, bạn sẽ thấy còn những nhịp điệu khác của trái tim tuyệt vời đó. Nhịp quê hương. Nhịp tháng 4. Nhịp lưu vong. Nhịp Chén sầu.

Anh còn thức giữa đêm thâu
Nghiêng ly
thêm một chén sầu ly hương.

Và:

Tháng Tư
Vẫn tháng Tư này
Ngồi đây đếm tuổi lưu đầy, chất cao.

“Thâm sâu giữa những nhịp tim là tiếng vọng của lặng im. Tiếng vọng của ý thức về thân phận. Ý thức về kiếp người, sự hữu hạn, sự phi lý, về cái chết ở cuối đường như yếu tính của sự sống, yếu tính của hữu thể. Ngọc Hoài Phương quan tâm tới triết lý từ bao giờ? Làm sao Ngọc Hoài Phương tìm được cái nghệ thuật đưa triết học vào thơ mà không làm dáng, thẳm sâu mà không ồn ào, đau đớn mà không khóc than. Triết lý Cõi Tạm. Triết lý cõi đời. Triết lý cõi trời. Triết lý cõi ta.

Cõi này đã lỡ ghé qua
Thì trăm năm
Cũng chỉ là thế thôi
Cõi xưa
Đã bỏ đi rồi
Cõi sau chưa tới
Cõi trời thì xa.
Cõi người
Thế giới mù lòa
Ngồi nghe toàn chuyện quê nhà tang thương
Cõi riêng
sót lại cuối đường – cõi ta” (…)

(Trích Nguyên Sa, “Cõi Tạm”, tr. 5, 6, 7 & 8)

.

Tính chắt, lọc, nhắm thẳng vào tâm điểm của hiện tượng, dù tâm cảnh hay, hiện thực đời thường, là một trong những nét đặc thù của thơ Ngọc Hoài Phương.

Dường như trong tất cả những bài thơ có được, tính tới hôm nay của tác giả “Cõi Tạm” ngày càng trở nên chắt, lọc hơn.

Đọc nhiều thơ Ngọc Hoài Phương những tháng, năm vừa qua, tôi thấy, càng lúc, thơ ông càng ngắn lại. Có nhiều bài chỉ hai câu. Hoặc, dài lắm, thì cũng chỉ tối đa bốn câu mà thôi.

Nhưng đó là sự lắng xuống, sắc lại rất khó đạt tới trong ngữ-cảnh phức tạp, muộn phiền nơi những năm tháng cuối đời tỵ nạn của một thi sĩ.

Tôi trộm nghĩ, có thể vì thói quen hay kỹ năng của một nhà báo có trên nửa thế kỷ tác nghiệp, đã trở thành thuộc tính của Ngọc Hoài Phương? Nên khi mục kích, ghi nhận một sự việc, một hiện tượng thì phản xạ tự nhiên, giúp ông nhận ra ngay, đâu là cốt lõi của sự kiện? Đâu là tâm bão của những thước phim chuyển động vút qua của cảm nhận?

Giống như một nhiếp ảnh gia lão luyện, nhìn vào một tấm-ảnh-tâm-trạng-thời- thế, Ngọc Hoài Phương thấy ngay ông phải chiếu ống kính hay, ngọn đèn nhà báo của mình vào những góc nào của dương bản? Ông có khả năng chụp bắt cái giây phút phù du kia bằng những con chữ…cũng sâu, kín như những góc khuất ấy. Và, chỉ một góc khuất ấy!?!

Nhờ vậy, người đọc thơ ông, tựa như được uống nước cốt của một loại loại rượu chưng cất, riêng. Rất riêng. Rất Ngọc Hoài Phương, vậy.

(Calif. Mar. 2015)

.

Sau đây, chúng tôi trân trọng kính mời bạn đọc thưởng lãm một số thơ mới/ cũ, do chính tác giả Ngọc Hoài Phượng tự chọn.

.

Còn xa đường về
Ta giờ lưu lạc cuối trời
Saigon, thôi cũng một thời đã qua!
Tháng Tư, vẫn nhớ quê nhà
Bao nhiêu năm lẻ, còn xa đường về…



Vô đề
Nắng xuân không ấm đời luân lạc
Quê cũ mù xa, chặn lối về.


Rừng hoang
Một góc rừng hoang,
Phật ở đây.
Trải bao năm tháng chẳng ai hay
Thế gian
rối rít trò điên đảo
Ai tỉnh?
Ai vờ ngất ngưởng say?



Con cá mắc cạn
Ta như con cá xa nguồn
Bao nhiêu năm
Vẫn chẳng buồn trách ai.
Cuộc đời
Bớt một
Thêm hai
Thế cho nên
Chuyện dông dài
Vậy thôi…



Đời cũng vàng theo cánh hạc bay
Một chút vu vơ gió đuổi mây
Dấu xưa còn đậm nét. Ô hay
Mùa Xuân lại đến, không hò hẹn
Đời cũng vàng theo cánh hạc bay.



Ngựa già
Ngựa già sau chặng đường dài
Bước trong xa vắng
Bước ngoài lẻ loi
Ngập ngừng: bước nữa hay thôi
Ngước nhìn: mây cuối chân trời vẫn xa.


Chút đá vàng còn sót lại ngàn sau
Ta vẫn sống như người xưa đã sống
Chẳng có gì để gửi lại cho nhau
Và, ta cũng biến như người xưa đã khuất
Chút đá vàng còn sót lại ngàn sau…

Ngọc Hoài Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Sáu 20199:23 SA(Xem: 4097)
Không chỉ trân trọng với những tác giả nổi tiếng từ trước 1975, ở quê nhà, như Mai Thảo, Võ Phiến, Nhật Tiến, Lê Uyên Phương, Đinh Cường, Nguyên Khai, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Đức Quang…,
22 Tháng Sáu 20199:40 SA(Xem: 4563)
Nhà xuất bản Lotus Media lại mới gửi tới những người yêu văn chương, một tác phẩm mới của nhà thơ Phan Tấn Hải
12 Tháng Sáu 20199:58 SA(Xem: 5660)
Một trong những chương sách đạt tới tiêu chí ấy là chương tựa đề “Đất và nhà của bà Nhu ở Đà Lạt”
05 Tháng Sáu 20199:50 SA(Xem: 4443)
...mặt bên kia của Đà Lạt êm đềm, Đà Lạt “đất hứa” thì Đà Lạt còn là vùng giao tranh và mưu toan quyền lực.
28 Tháng Năm 20192:23 CH(Xem: 3268)
Người đọc sẽ rất khó tìm thấy những bày tỏ bi quan, hoặc than thở, “vật vã” trong thơ Đỗ Nghê
28 Tháng Năm 201911:31 SA(Xem: 5538)
Phần tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên, cũng cho thấy bản chất thận trọng tới từng chi tiết
01 Tháng Năm 201910:57 SA(Xem: 5055)
“Tro tàn” là một chuyện viết về chiến tranh hiếm hoi, tương đối im, vắng tiếng súng
23 Tháng Tư 201910:43 SA(Xem: 5496)
Đây không phải là một bộ lịch sử văn học.
15 Tháng Tư 201912:45 CH(Xem: 4875)
Theo đánh giá chủ quan của ông thì ông và các bạn thu thập được khoảng bao nhiêu phần trăm tác phẩm và tác giả Việt hải ngoại kể từ tháng 4-1975?
10 Tháng Tư 20192:05 CH(Xem: 4965)
Bộ sách gồm 7 cuốn khổ lớn, bìa cứng, mỗi cuốn dầy trên dưới 800tr, tổng cộng 4,900 trang
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8337)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11062)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,