Ann Phong, người đem được sắc màu Việt Nam tới quảng trưởng hội họa thế giới.

29 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 8277)
Ann Phong, người đem được sắc màu Việt Nam tới quảng trưởng hội họa thế giới.

 

Cũng như sinh hoạt nhiếp ảnh nghệ thuật, sinh hoạt hội họa của người Việt ở hải ngoại, 40 năm qua, được ghi nhận là rất khởi sắc với nhiều đột phá, mang hãnh diện về cho tập thể Việt quê người - - Khi những tác phẩm nghệ thuật đó, được công nhận rộng rãi từ đông qua tây.

 annphong

Tuy nhiên, nếu có những họa sĩ tự viết bài hoặc, cầy cục nhờ các cơ quan truyền thông, phổ biến, đánh bóng tên tuổi mình thì, cũng có những họa sĩ lặng lẽ cống hiến đam mê sắc màu và, đường nét của mình mà, vẫn được thế giới trân trọng, đón nhận. 

Một trong những tài năng đó, theo tôi, là nữ họa sĩ Ann Phong, hiện cư ngụ tại miền nam California. 

Trong một bài phỏng vấn cách đây 4 năm, ký giả Thiên An, nhật báo Người Việt đã ghi nhận về họa sĩ Ann Phong như sau: 

“...Họa sĩ Ann Phong tốt nghiệp bằng thạc sĩ mỹ thuật tại Đại Học Cal State Fullerton, chuyên về tranh sơn dầu. Bà hiện là giáo sư đang dạy hội họa tại trường đại học Cal Poly Pomona. Từ 1992 đến nay, Ann Phong dự hơn 80 triển lãm, từ gallery đến viện bảo tàng như Laguna Museum, Kytakishu Museum ở Nhật, Queen Art Gallery ở Bangkok Thái Lan, Gang Dong Art Center ở Seoul Nam Hàn. Các tác phẩm được nhiều tư nhân và nơi công cộng sưu tầm, như Cal Poly Pomona, Cal State U Fullerton, UC Riverside Sweeney Gallery, hay Queen Art Gallery ở Thái Lan. Ngoài ra, bà Ann Phong hiện là đồng chủ tịch của VAALA (Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ)...” (Nguồn Wikipedia-Mở) 

Cuộc nói chuyện giữa Thiên An và Ann Phong hiện ra nhân dịp họa sĩ Ann Phong được tổ chức LA Artcore mời trưng bày tác phẩm cùng với 2 nữ họa sĩ khác là: Ann Gooding - Mỹ, và Kaoru Mansour- gốc Nhật...

 annphong_05-content

Đề cập tới nghệ thuật tạo hình và cách phối màu độc đáo của Ann Phong, Ông Robert Seitz, Giám định tác phẩm, đại diện phòng triển lãm LA Artcore, đã kết luận rằng: 

“...Lối vẽ của Họa Sĩ Ann Phong sâu sắc và có sự ‘khuấy động’ trên bề mặt ‘như sóng vỗ bờ’...” (Nđd)

Trả lời một câu hỏi của Thiên An về chủ đề “Rác” trong tác phẩm của mình, Ann Phong nói: 

"...Sống tại miền Nam Cali, tôi có dịp đến gần biển. Nhìn nước, tôi thấy thiên nhiên thân thiện với tôi, thấy được những sinh vật dưới nước, đang sống đồng hành với cuộc sống của tôi. Gần đây tôi thấy nhiều nơi, cả dưới nước và trên mặt đất bị ô nhiễm, càng tân tiến chúng ta càng thải rác nhiều." 

"Khi ngồi trước giá vẽ, tôi tưởng tượng mình như những vật thể dưới nước, đang bị ảnh hưởng của môi trường. Tôi tự thử thách là vật lộn sống còn với rác, với các chất hóa học mà con người thải ra. Khi sáng tác, tôi nhìn chung quanh, lấy những món vật mà ngày trước còn được xem là quý và cần thiết, mà hôm sau đã bị ruồng bỏ thành rác... để vào tranh, như một lời nhắc nhở. Khi màu sắc hình dạng ý nghĩa đã quyện vào nhau, đó là khi tác phẩm đã xong,” Bà nói thêm về những tác phẩm mới nhất...” (Nđd)

 annphong_03-content

Ở góc độ khác, góc độ của một nhà văn, kiêm nghiên cứu hội họa, tác giả Đặng Phú Phong đã phân tích cõi-giới hội họa của Ann Phong, trong một bài viết đăng tải trên nhật báo Việt Báo ở California hồi trung tuần tháng 11 -2011, như sau: 

“...Bắt đầu cho sự nghiệp hội họa của mình, Ann Phong lấy chủ đề cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của một người dân bình thường để sáng tác. Thời gian sau, Ann Phong bước sang đề tài 'Sự chuyển mình của một phụ nữ Việt Nam sống bên ngoài đất nước'. Nhưng những chủ đề đó không thực sự là điều Ann Phong kiếm tìm. 

“Biển đã giúp Ann Phong vượt thoát, nhưng cũng chính biển cầy sâu vào tâm thức chị. Khi trốn chạy, Ann Phong mong đi qua biển thật nhanh, qua được rồi, nhiều năm sau nước biển vẫn còn ‘thấm trên da thịt’ (chữ của Ann Phong). Biển đã trở thành một khúc quành thiết thân của đời mình, thế nên chị đã quay lại biển. Nhưng lần này Ann Phong không dùng thuyền máy mà dùng cọ vẽ làm cột buồm, kết màu sắc thành thuyền, ung ung ra khơi. Hai chuyến đi có khác về phương cách nhưng có cùng một mục đích thăng hoa; một thăng hoa cho đời sống, một thăng hoa cho nghệ thuật của mình. 

“Trong giai đoạn nầy, những nét cọ, nhát dao, phóng tay trên khung bố của Ann Phong là những đợt sóng dữ. Biển không phải là sự trầm mặc, bí ẩn, êm đềm, hiền hòa mà biển ở đây là biển động, hung hãn, cuồng nộ, gào thét, căm thù. Kỹ thuật đắp nổi bằng Acrylic diễn tả mạnh thêm lên sự hung bạo của sóng, như chồm lên, vượt ra khỏi bức tranh, cuốn lấy, nhận chìm người xem. Không khí của tranh hừng hực thù hận. Đó là thời kỳ Ann Phong mỗi khi cầm cọ trước khung bố là chị nhớ lại những giọt nước mắt thống thiết của mấy cô học trò chỉ khoảng 13, 14 tuổi, ôm chầm lấy cô, khi vừa gặp lại trên đảo, kể cho chị nghe chuyện chúng bị hải tặc hãm hiếp. Chị đã vẽ tranh bằng những giọt nước mắt của học trò và của chính mình...”

 annphong_01-content

Phải chăng, vì người nữ họa sĩ gốc Việt được nhiều tổ chức triển lãm quốc tế mời trưng bày tranh, hình thành những tác phẩm nghệ thuật của mình từ "những giọt nước mắt của học trò và của chính mình” - - Nên, chủ đề “Biển” đã giữ một vị trí lớn trong quá trình tạo dựng sự nghiệp hội họa của Ann Phong? 

Và, đây là lời giải đáp: 

“...Vẽ biển đã thành thói quen của Ann Phong. Ở bất kỳ bức tranh nào của chị, người xem đều dễ dàng thấy biển trong đó, dù chủ đề chẳng liên quan gì với biển, dù sắc màu của tranh là sắc màu của đất đá, là sắc màu của mặt trời mặt trăng. Những đường cong nhỏ, khệnh khạng, tung tóe là hình dạng của cơn sóng dữ đập vào trí não của chị. Sự dữ dội của biển nuốt chửng bàn tay của người họa sĩ. Những chiếc thuyền nhỏ chệch choạc, mong manh bên cạnh những đợt sóng khổng lồ, những con người, những bàn tay chới với, những đôi chân trần buông thỏng diễn tả mạnh mẽ sự phá hủy của biển đối với con người. Ann Phong thường dùng gam màu đậm bên cạnh gam màu nhạt như muốn dẫn người xem thấy được sự tranh đấu sinh tử trong đời sống nghiệt ngã mà điển hình nhất là hành trình của những người ‘vượt biển’...” (Đặng Phú Phong. Wikipedia-Mở)

 annphong_05_0-content

Xa hơn nữa, tôi thấy cũng nên ghi lại ở đây, một ghi nhận khác. Ghi nhận của nhà phê bình hội họa Huỳnh Hữu Ủy (tháng 12 năm 2001) - - Khi ông giới thiệu cuộc nói chuyện giữa họa sĩ Khánh Trường (ký Kiều Toàn trên tạp chí Hợp Lưu, đề 10 & 11, 1997) với họa sĩ Ann Phong. Trong lời dẫn nhập, họ Huỳnh viết: 

“...Trải qua những năm tháng cùng khốn ở quê nhà, rồi những ngày khủng khiếp giữa biển cả mênh mông, hung bạo, và sau cùng nhập vào một cuộc sống hoàn toàn xa lạ; Ann Phong thường bày giải kinh nghiệm riêng tư của mình qua các sáng tác nghệ thuật. Có thể nói rằng kinh nghiệm của Ann Phong cũng chính là kinh nghiệm rất đặc biệt của một cộng đồng, khổ đau mà bi tráng, cùng với chiều sâu của một nền văn hóa riêng biệt. 

“Năm 1995, đậu cao học về ngành mỹ thuật ở Đại học Fullerton. Hiện nay dạy hội họa ở các trường Đại học Fullerton, Đại học Bách Khoa Pomona, và Học Viện Mỹ Thuật Los Angeles - Orange County. Ann Phong đã thực hiện 10 lần triển lãm cá nhân và tham dự khoảng 40 cuộc triển lãm tập thể ở các phòng tranh và bảo tàng tại California...” (Theo Diễn Đàn Thế Kỷ. Nguồn Wikipedia-Mở)

.

Với những trích dẫn trên, tôi không thấy cần thiết phải nói gì thêm về tài hoa, trí tuệ của Ann Phong, người đem được sắc màu, đường nét Việt, đến giữa các quảng trường hội họa thế giới - - Trừ một điều: 

-Tôi hãnh diện được biết một người Việt Nam, mang tên Ann Phong, ở quê người. 

Du Tử Lê

(Garden Grove, June 2015)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17095)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12304)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 19034)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8380)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33561)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5492)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9350)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10115)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19506)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17095)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12304)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19034)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8380)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1036)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14042)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19216)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8849)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11099)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30752)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20839)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25548)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22934)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21770)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19825)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18077)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16946)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16134)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24538)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31988)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,