Những hoa văn (chữ, nghĩa) một thời miền quê VN trong “Miền Thơ Ấu”.

16 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 5836)
Những hoa văn (chữ, nghĩa) một thời miền quê VN trong “Miền Thơ Ấu”.

 

 (Tiếp theo và hết). 

Hoặc: 

“... Tôi có thể ngồi cả buổi bên anh Cu Nhớn để xem anh câu cá. Bờ ao nhà bác Cố Tuyển (người đứng đầu ngành cả) là cả một thế giới lạ mắt và thú vị. Những con chuồn chuồn ngô nhàn tản lang thang tìm chỗ nghỉ chân nhẹ nhàng hạ cánh xuống đậu nơi đầu cần câu của chúng tôi. Những con chuồn chuồn lửa lúc lắc hai con mắt to như hai hạt đỗ tương trầm ngâm trên những ngọn ý rĩ, thỉnh thoảng lại lấy chân lau mắt cho sáng thêm để thưởng ngoạn. Mấy bông súng trắng xinh xắn đung đưa gần mép ao. Những chiếc lá tre rơi lềnh bềnh trên mặt nước khẽ rùng mình mỗi khi có gió thoảng. Lũ thờn bơn với cặp mắt đen láy ngo ngoe trên mặt nước. Trên cao, một con bói cá xanh biếc ngồi yên lặng như một nhà hiền triết. Thỉnh thoảng, nó rời cành cây khô lao vút xuống nước như một mũi tên vừa rời cây cung, rồi lộn trở về đậu vào chỗ cũ, hai cánh xòe ra phơi gió. Trên làn nước gần như bất động, những con kéo vó lênh khênh nhẹ nhàng trượt qua trượt lại trong một điệu vũ khó hiểu...” (Trích chương VIII). 

Hoặc nữa: 

“... Tôi bắt đầu lang thang trong cái làng quê nhỏ bé của tôi, vào sâu trong các xóm, làm quen với những người mà sau này trở nên thân thiết bởi một lẽ đơn giản - Họ cùng chung với tôi một mảnh đất của tổ tiên. Tôi cũng bắt đầu yêu những mái tranh lè tè sau những hàng rào găng, hàng rào ruối, hàng rào dâm bụt, hàng rào xương rồng và biết bao loại cây khác có thể dùng làm địa giới của gia đình. Tôi thích nghe tiếng hát ru từ trong những mái tranh ấy bay ra cùng với tiếng xa quay ríu rít, tiếng khung cửi kẽo kẹt. Tôi thích ngắm nhìn đồng lúa với những cánh cò trắng muốt bay lên đậu xuống nhẹ nhàng như những mảnh lụa rơi. Tôi nhớ tiếng ru của mẹ...
(…) 

“Tôi cởi áo, ngồi xuống thềm. Cả nhà bác Hai Thực đã ngồi sẵn ở đấy thành một hàng. Chúng tôi chăm chú và say mê lùng bắt những con rận cụ đen như trâu, những chú rận nhép trắng trong với một chấm máu tí xíu giữa bụng. Chúng nép mình trong những nẹp áo, nẹp quần, bấu chặt vào các đường chỉ khâu sần sùi...” (Trích chương IX) 

Và: 

“Tôi thích những buổi lễ sớm ấy, khi trong bóng đêm đang nhạt dần, con đường trước cổng nhà tôi bỗng nườm nượp bóng người và vang lên những lời chào hỏi niềm nở. Vào giờ ấy, thật đáng tiếc là chỉ vào giờ ấy, làng tôi bỗng trở thành một gia đình. Mọi người đều bộc lộ lòng yêu thương đối với nhau, và trong thâm tâm có dễ người ta chỉ mong cho nhau sự tốt lành. Chuông nhà thờ đổ hồi, vang vang, xua đuổi những mảng đêm cuối cùng còn cố thủ trong những ngõ hẻm, những tán lá rậm, những bụi cây thấp um tùm đầy gai góc. Nghe chuông gọi, ánh ban mai nhợt nhạt bay lên từ phương Đông, tô xanh dần bầu trời mỗi phút một mất đi màu tím. Những vì sao muộn chìm vào trong ánh sáng của một ngày mới. Trước gác chuông cao lồng lộng, những người đi lễ rẽ xuống những bậc đá rộng thênh thang dẫn tới mặt nước còn u tối của cái ao nhỏ để khỏa chân cho sạch trước khi bước vào ngôi nhà của Chúa. Mặt nước âm thầm nuốt chửng những bóng đen đi xuống với nó rồi lại nhả ra cho con đường lát gạch đang sáng dần lên dưới gác chuông. Bước mấy bậc lên thềm cao của nhà thờ, tôi thành kính khuỵu gối, đưa tay lên làm dấu. Bên mỗi cửa vào có một bông hoa đá trong đựng nước mát, có dễ là nước mưa, gọi là nước thánh. Nhúng mấy đầu ngón tay chụm lại vào đó, tôi đưa mấy ngón tay ướt lên trán, làm dấu lần nữa rồi bước theo cô tôi vào bên trong ngôi nhà của Chúa ở đó đàn chiên của Người đang rì rầm cầu nguyện...” (Trích chương X)... 

Những mô tả trên là một phần sinh hoạt ở vùng quê, đã thuộc về quá khứ. Một thứ quá khứ bần hàn, nhưng vẫn vân lên những nét hoa văn vàng son tập quán một thuở, được họ Vũ ghi lại một cách ấm áp, rạng ngời: 

“Tôi giúi một chét rơm nhỏ vào đống rấm, kiên nhẫn đợi cho lửa bén. Cô Gái ít dùng đến diêm. Thường cô để lửa bằng đống rấm. Nếu đống rấm tắt thì phải đi xin lửa. Tôi sang nhà bác Hai Thực hoặc nhà cô Oanh gắp lấy một hòn than củi tí xíu hoặc khều một ít than trấu còn đỏ bỏ vào búi rơm, túm lại cho khéo, rồi cầm búi rơm chạy về nhà. Có khi rơm nỏ, lại gặp trời hanh, chưa chạy về tới bếp búi rơm đã cháy đùng đùng. Ba nhà thường xin lửa của nhau, và đó là mối liên hệ thường xuyên, hàng ngày, cuối cùng, của đám cháu con cùng chung cụ kị. Ở quê tôi mọi người đều tiết kiệm. Một que diêm cô Gái chẻ làm đôi. Bác Hai Thực tài hơn, khéo tay hơn, bác chẻ làm bốn. Đánh những que diêm chẻ mỏng manh ấy phải rất thận trọng, với tài nghệ của diễn viên xiếc. Bác Hai Thực nghiện thuốc lào, vì thế để tiết kiệm diêm bác còn phải dùng những đóm nứa rất mảnh, chặt vát, đầu nhọn được nhúng một chút diêm sinh. Châm đầu nhọn ấy vào than hoặc đống rấm âm ỉ nó sẽ cháy lên một ngọn lửa xanh leo lét.” (Trích chương 11) 

Cũng vậy, nơi chương thứ 12, cả một quá khứ đẹp tới huyễn hoặc, cũng được Vũ Thư Hiên cho sống lại, với tất cả thương yêu trân trọng trong tương quan thân thiết giữa người với người và, luôn cả với những vật thể (những tưởng vô tri): 

“Tôi có cảm giác ngôi nhà của chúng tôi biết mừng khi có ai đó trong số chủ cũ của nó trở về. Nó rạng rỡ hẳn lên, tươi tỉnh hẳn lên trong những ngày người đó lưu lại. Còn khi người đó vừa đi là nó lại nhắm mắt, ủ rũ ngủ gà ngủ gật. Những tiếng động nhỏ và hiếm hoi lập tức bị yên lặng nuốt chửng và lắm lúc tôi không nghe thấy cả tiếng của cô Gái lẫn tiếng của chính mình. (Trích chương 12).

.

Như đã nói, với tôi, mỗi trang “Miền Thơ Ấu”, của Vũ Thư Hiên là một sâu chuỗi lấp lánh chữ nghĩa, hình ảnh đẹp (hay buồn)... như thơ. Nhưng nếu tôi cứ tiếp tục trích những đoạn văn mà tôi thích nhất, tôi e, không một tờ báo nào có thể dành chỗ cho tôi! Chưa kể, mọi trích dẫn của tôi, đều giống như tôi đã thô bạo, lấy đi một hạt mân côi trong chuỗi-mân-côi- văn-chương của họ Vũ. Tuy nó đẹp thật đấy, nhưng cách gì thì nó vẫn bị mất đi phần tương tác, liền lạc với những hạt trước và, sau nó. 

Do đấy, tôi xin dừng lại ở chương thứ 12 trong tổng số 21 chương của “Miền Thơ Ấu”. Để bạn đọc có được cái hạnh phúc (như tôi đã có) khi lần từng khoen văn chương của chuỗi-hạt-mân-côi-chữ-nghĩa-Vũ-Thư-Hiên, này. 

Với hạnh phúc đã hưởng nhận và hôm nay, lại được hưởng nhận một lần nữa, tôi tự thấy, tôi không thể không gửi tới nhà văn bậc thầy Vũ Thư Hiên, (theo tôi), lời cảm ơn, dẫu có phần hơi muộn màng, của tôi. 

Du Tử Lê
(Garden Grove, tháng 11-2015)

_________ 

Chú thích: 

(1)Tất cả những trích dẫn hồi ký “Miền Thơ Ấu” của Vũ Thư Hiên trong bài này, theo tư liệu của trang nhà Haohanca.com, có trên Wikipedia Mở. 
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 21383)
Với tiêu chí tự đặt cho mình: “Nhạc phải cho hay, lời phải cho đẹp và ý nghĩa;” Từ Công Phụng đã đem đến cho giới thưởng ngoạn những tình khúc sang cả, mượt mà từ nhạc tới lời.
10 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 34680)
Mặc dù, mỗi chúng ta, hằng ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, cũng có thể gọi được, tự làm lấy cho mình một ly cà phê sữa đá. Chỉ riêng Anh thì không. Chẳng bao giờ, chẳng bao giờ, nữa!
01 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 12045)
Mùa xuân đồng nghĩa với sự hồi sinh của tất cả mọi đọt, mầm. Từ đó, tin yêu, hy vọng lấp lánh khắp cùng trời đất.
30 Tháng Mười Hai 201912:00 SA(Xem: 17773)
Dù bây giờ, Việt Dzũng không còn nữa, nhưng những đóng góp, những đầu tư của Việt Dzũng cho tự do, nhân bản và tình người, sẽ mãi còn là những ngọn lửa ở được với mai sau.
04 Tháng Mười Hai 20191:55 CH(Xem: 11386)
Cách gì, cậu Trúc, Thứ Sáu tới đây, cả bà T., Orchid, và tớ cũng sẽ đi… “thăm” cậu; trước khi tớ sẽ gặp lại cậu, như ngày nào hẹn nhau ở Canada… cậu còn nhớ chứ?
02 Tháng Mười Hai 20191:03 CH(Xem: 5445)
Sáng Tạo đã thành công trong việc đổi mới thơ. Nhưng đã thất bại trong việc đổi mới thơ cho mọi người,
28 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 11316)
Bị thôi thúc bởi ngọn lửa bập-bùng-náo- nức của T., cuối cùng, tôi cũng đã thực hiện được chuyến viếng thăm người họa sĩ nổi tiếng một thời của văn học, nghệ thuật miền nam
19 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 20178)
Nguyên Sa đã chết! (Như Mai Thảo đã chết!) Dù, chính tôi theo chân những người thân yêu của anh, theo chân bạn hữu tiễn, đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng.
02 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 10459)
Tôi tự thấy mình thật thiếu sót, khi chỉ tìm đến vào cõi nhạc Trần Dạ Từ / Lê Hà Vĩnh, cách đây vài năm…
28 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 9395)
Đó là một buổi tối. Một buổi tối nào đó, dưới gầm trời tạm dung nào đó, tại cột cây số lưu vong nào đó...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16809)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12045)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8118)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 816)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1017)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8692)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10935)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19668)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24369)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,