“Đêm dài một đời”, tác phẩm đẹp tới nao lòng của Lê Tất Điều (Kỳ 01)

01 Tháng Tám 201610:33 SA(Xem: 6457)
“Đêm dài một đời”, tác phẩm đẹp tới nao lòng của Lê Tất Điều (Kỳ 01)

Lê Tất Điều, một trong vài nhà văn của 20 năm VHNT miền Nam (1954-1975) được ghi nhận là thành công rất sớm. Khởi đầu bằng những truyện ngắn với bút hiệu Ái Nhân vào những năm giữa thập niên 1950, trước khi từ bỏ bút danh này, lấy tên thật Lê Tất Điều làm bút hiệu.


Thoạt đầu, truyện ngắn của họ Lê xuất hiện trên nhiều nhật báo, được người đọc đón nhận như một cây bút già dặn và, ít ai nghĩ rằng tác giả chỉ mới ở độ mười lăm, mười sáu…

LeTatDieu-DinhTruongChinh
Từ trái: Đinh Cường, Ông Bà Võ Phiến, Ông Bà Lê Tất Điều (Hình Đinh Trường Chinh)



Nhưng phải đợi vài năm sau, chính xác, năm 1966, khi Trung Tâm Văn Bút, xuất bản truyện dài “Đêm dài một đời” thì, tài năng và tính nhân bản rực rỡ trong sự nghiệp văn chương của Lê Tất Điều mới thực sự được khẳng định. (1)

Tuy nhiên, năm 2012, nếu nhà sách Phương Nam, Saigon, không cho tái bản lần thứ nhất Đêm dài một đời” của họ Lê thì, có lẽ những độc giả trưởng thành sau biến cố tháng 4-1975, sẽ không hề biết rằng trong kho tàng VHNT miền Nam, từng có một tác phẩm viết về tuổi thơ, ngây ngất tình người, “đẹp” đến nao lòng như “Đêm dài một đời” của Lê Tất Điều.

Ngay khi “Đêm dài một đời” được tái hiện sau hơn 40 năm bị chôn vùi, tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đã có một bài điểm sách, như một cuộc gặp gỡ ở độ sâu tâm cảm với tác giả; đồng thời, theo tôi, cũng là một bài viết giá trị, vì khả năng mở rộng những ngõ ngách vi tế, rung động nơi tâm hồn người đọc. Họ Nguyễn viết:

Những ngày đầu năm, đọc lại ‘Đêm dài một đời’ như được trải nghiệm một cảm giác xa xót mà lung linh của tình người trong thời loạn. Không hiện lên với khói lửa và tàn khốc xương máu, chiến tranh đi sâu vào những phận người nhỏ bé và lầm lũi với sự âu lo chết chóc thường trực, với những chuyến tàu chở học trò về thăm quê nhà có thể bị trúng mìn bất cứ lúc nào, với những cuộc chia tay của đám học sinh nội trú được biến thành trò chơi đám ma... Bối cảnh cuộc chiến ở rất xa, thậm chí không được nhắc đến, nhưng lại rất gần, day dứt trong mỗi tâm hồn, biến cố cuộc đời.

Lê Tất Điều được biết đến như một cây bút viết về ký ức tuổi thơ tuyệt vời. Nhưng trong ‘Đêm dài một đời’, thế giới tuổi thơ lại có sức lay động mãnh liệt hơn cả. Đó là thế giới của những tuổi thơ không nhìn thấy mặt trời, những đứa trẻ mù hoang mang và chưa thể tìm thấy sự chủ động trước đời sống.

Tất cả hiện lên trong lời dẫn chuyện của cậu bé Thương, một cậu bé rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ và mù lòa sau một chuyến tàu cán mìn trở thành học sinh nội trú ở trường khiếm thị. Sự chật chội thiếu thốn của không gian sống nội trú, những cuộc chia tay bạn bè không hứa hẹn gặp lại, mối quan hệ với những ‘người sáng’ đầy phức tạp và những tình cảm ân cần, trìu mến mà những nhóm thanh niên sinh viên tình nguyện dành cho bọn trẻ... đã tạo nên bức tranh đời sống kỳ lạ, đầy cảm động. Cả cái cách mà bọn trẻ trước khi rời xa môi trường nội trú tìm cho mình những nghề nghiệp, những nơi nương tựa để tiếp tục sống (người làm bàn chải, người bán vé số, người cố gắng khẳng định mình trong ban nhạc) cũng chồng chất ưu tư thân phận, song lại luôn ánh lên những niềm lạc quan trong trẻo vào cuộc đời, vào tình người.


Lê Tất Điều viết về đời sống tâm hồn của lũ trẻ bằng sự đồng cảm đầy tinh tế. Đó có thể là khoảnh khắc nhân vật tôi ngồi mân mê cái mấu xương nhô ra ở cổ tay bạn, đó là khi lũ trẻ mù chơi đàn, chính âm thanh làm cho chúng cảm nhận đầy đủ đời sống xung quanh xôn xao, thấy được mùi hoa ngâu phảng phất, thấy bóng tối bớt nặng nề...

Nỗi buồn miên man thấm sâu vào nhạc văn của ‘Đêm dài một đời’, có sức gợi mở và ám ảnh người đọc triền miên: ‘Tôi tìm được sự rung động, xúc cảm trong khi hát. Tôi phải nói về một thế giới nào đó, một thế giới mềm nhỏ kết bằng những nỗi buồn man mác, đôi khi chan chứa tình thương yêu. Tôi muốn hát thế nào để mọi người cùng hiểu về thế giới đó. Mọi người phải cùng sống, cùng bàng hoàng vì bài hát như tôi’ (trang 128).

Có thể nói, đây là thứ văn chương hồn hậu, giúp người ta nghĩ đẹp, cảm xúc đẹp, sống đẹp và biết hướng tha với một tinh thần đầy rộng mở, chia sẻ, yêu thương. Đâu đó, ta đã bắt gặp những nghịch cảnh, những đời sống chan chứa nghĩa tình, khốc liệt mà đằm sâu, sát thực mà rất thi ca trong một vài truyện ngắn của Duyên Anh, người văn chương cùng thời.

Tràng Thiên (Võ Phiến) nhận xét rằng: ‘Đọc Điều, ta tiếp cận một tâm hồn nhân ái, bao la và dịu dàng’…” (2)

.

Được biết, để viết “Đêm dài một đời” (như đòi hỏi hay thói quen sống cùng, sống với nhân vật, nội dung tác phẩm của các tác giả tây phương, nhất là những nhà văn Hoa Kỳ); Lê Tất Điều đã bỏ rất nhiều thời gian để sống, tìm hiểu, ghi nhận tâm tình, sinh hoạt của các em khiếm thị nội trú ở trường khiếm thị, Saigon, qua tất cả mọi kênh mạch tâm cảm và đời thường…(3)

Phong cách này của nhà văn Lê Tất Điều, ở thời điểm xuất hiện “Đêm dài một đời” là phong cách chưa hề phổ cập trong sinh hoạt sáng tác ở miền Nam…

Nói thế không có nghĩa bất cứ nhà văn nào cũng có thể có được cho tác phẩm của mình những vòng nguyệt quế, một khi chịu đi thực tế hay, thâm nhập thực địa, để xây dựng tác phẩm.

Tôi nghĩ, thành tựu của một sáng tác còn đòi hỏi nơi nhà văn nhiều yếu tố căn bản, quan trọng khác. Thí dụ, tài năng, tâm thái, mức độ nhậy cảm, khả năng quan sát, ghi nhận tinh tế, không vì một lý do nào khác hơn tình yêu, sự đồng cảm sâu lắng nhất, dành cho đề tài hay, nội dung tác phẩm.

(Kỳ sau tiếp)

_________

Chú thích:

(1)”Đêm dài một đời” từng được trao giải truyện dài do TTVBVN / Saigon tổ chức.

(2) Nguồn Wikipedia-Mở.

(3) “Lê Tất Điều sinh ngày 2 tháng 8 năm 1942 tại Hà Đông, vào Sài Gòn từ năm 1954; được biết đến qua tạp chí Bách Khoa, một tạp chí uy tín, thành công tại Sài Gòn trong giai đoạn dài, từ năm 1957 – 1975. Ngay từ tập truyện ngắn đầu tay có tựa “Khởi hành”, do Bách Khoa xuất bản năm 1961, khi họ Lê chưa tới 20 tuổi, tác giả đã được giới phê bình và độc giả lúc bấy giờ đánh giá cao. Tính đến năm 1975, ông là tác giả của tám cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài gây được nhiều chú ý. Trong số đó có “Đêm dài một đời” và “Những giọt mực” xuất bản năm 1974. Sau năm 1975 ông sang Mỹ và mở một bước ngoặt mới trong văn nghiệp: Không viết văn xuôi nữa mà chuyển hẳn sang làm thơ với bút danh Cao Tần. Các tập thơ nổi tiếng của ông trong thời kỳ này là: Thơ Cao Tần (1977), Thư về Bloomington, Illinois (1997). Cũng trong thời kỳ này, ông cộng tác với các tạp chí: Hồn Việt, Bút Lửa, Văn Học Nghệ Thuật trong chức vụ tổng thư ký hoặc chủ bút; từ năm 1990, làm cố vấn trưởng Thư viện Toàn cầu…” (Nđd)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19186)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,