Tính khách quan trong truyện ngắn Nguyễn Đạt. (Kỳ cuối - 03)

11 Tháng Mười 20169:49 SA(Xem: 4930)
Tính khách quan trong truyện ngắn Nguyễn Đạt. (Kỳ cuối - 03)



(Tiếp theo và hết)

Trong số hàng trăm truyện ngắn của Nguyễn Đạt, có một truyện ngắn, với ông, như một thành tựu đáng kể. Đó là truyện “Đại Hồ Cầm”. Trong lần gặp lại nhau, gần đây, Nguyễn nhắc tới “Đại Hồ Cầm”, với lời khen của cố nhà văn Thanh Tâm Tuyền - - Như một kỷ niệm lớn, trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa của Nguyễn. Mới đây, tôi gặp kỷ niệm lớn của Nguyễn, một lần nữa, khi đọc phần trả lời của Nguyễn, trong cuộc phỏng vấn do nhà văn Lý Đợi thực hiện:

“… Khi Joseph Huỳnh Văn, thi sĩ, người bạn tri âm tri kỷ của tôi chủ trương một tập san văn chương, anh thúc giục tôi viết truyện ngắn, chuyên về truyện ngắn cho tập san, tôi bắt đầu chuyên chú viết truyện ngắn, viết cho mỗi số (cách nhau từ 1 tới 2 tháng). Truyện ngắn ‘Đại Hồ Cầm’ xuất hiện ở đây. Báo ra được 1 ngày, ông Thanh Tâm Tuyền đọc ngay truyện ngắn của tôi. Từ Trường Cao đẳng Quốc phòng, ông gọi điện thoại đến chỗ tôi (Cục Tâm Lý Chiến) nhiều lần trong ngày (vì tôi đi đâu đó ngoài trại), nhắn tôi hết giờ làm việc ra cà phê vỉa hè đường Gia Long. Tôi nghĩ có chuyện gì. Ông cười rất vui: ‘Có chuyện gì đâu, đọc cái truyện ‘Đại Hồ Cầm’ của cậu tôi thích quá, mới nhắn cậu ra đây’. Và thêm một câu nữa của ông Thanh Tâm Tuyền, người tôi quý trọng nhất trong văn nghệ (và cả trong cuộc sống): ‘Tôi cũng muốn viết một loạt truyện ngắn như thế này’. Cái câu thêm này đã thêm sức cho tôi trong công việc viết văn…” (7)

Không có nhu cầu tìm đọc “Đại Hồ Cầm”; nhưng trong số 3 tập truyện ngắn Nguyễn Đạt, có trong tay, tôi chú ý tới truyện “Khởi sự từ điểm X”. (8)

Với tôi, ngay tựa truyện “… điểm X”, là một phiếm chỉ về nơi chốn, đã cho thấy tác giả mở rộng cánh cửa tự do hình dung, cho độc giả. Nó như sự lùi xa tính chủ quan, áp đặt của Nguyễn Đạt. Điều vốn ít thấy nơi dòng chảy văn xuôi trước đây.

Với chủ tâm phiếm chỉ, bước vào chuyện, tác giả cũng không xác định thời gian, bối cảnh, nhân vật… Nguyễn viết:

Năm của ban nhạc Carpenters (*). Khung cảnh màu xanh. Màu xanh ngây của các thứ lá non đang sẫm đi, dần dần đồng nhất với màu xanh của toàn thể. Chúng dịch chuyển, dàn hàng ngang. Chúng bất động, giống tấm phông cảnh. Xa hơn hết của tấm phông cảnh là dãy núi, thung lũng sương mù.

Bỗng dưng tôi ở đây. Những người đồng hành, chiếc xe, bây giờ ở đâu tôi không biết. Hiển nhiên ở đâu đó, trong khu vực bị bao vây, như lời bàn tán lúc xe ngưng. Tôi cũng không biết về điều ấy. Dù sao cũng thấy được, khu vực bị bao vây trong thứ bóng tối mỗi lúc thêm dày đặc.”

Câu chuyện diễn biến nhanh, (nhưng không có nút thắt, hoặc ứa hẹn cao trào), dẫn tới cuộc đối thoại giữa nhân vật xưng “tôi” với một thanh niên (có thể là bất cứ ai), hiện ra, như tình cờ của định mệnh hàm hỗn, bí, ngụy:

Anh ta bỏ ngang cuộc hành trình, xuống xe ở thị trấn có nhiều đá tảng, to bằng những ngôi nhà lớn nhỏ, chồng chất lên nhau. Tôi hỏi anh ta: ‘Vậy là những dự tính đã gãy đổ?’ Anh ta cho tôi hiểu hoặc chỉ muốn trấn an tôi: ‘Không sao cả, bạn ạ. Tôi có lý do riêng của tôi, còn bạn vẫn có cái để tin tưởng’. Khi anh ta nói vậy, tôi bắt đầu hoang mang. Nhưng tôi không tìm được lý do ở lại thị trấn có nhiều đá tảng. Ít nhất anh ta đã từng sống ở đây.

Tôi đứng trơ cục trong bóng tối. Những đốm sáng thản hoặc phía xa.Tôi phải đi tới một chỗ có người hay chút ánh sáng, xem lại vài thứ mang theo. Tôi vấp vào ai đấy, cùng lúc tôi nghe tiếng kêu đau đớn. Người ấy, tôi chưa nhìn rõ mặt, tiếng nói rất trẻ: ‘Ông đi thứ giầy gì mà cứng vậy?’ Lần này, tôi thấy rõ gương mặt người ấy, một thanh niên.”

Thêm một nhân vật xuất hiện. Tuy Nguyễn cho biết: “…Tôi thấy rõ gương mặt người ấy…” Nhưng, với tôi, nó vẫn chỉ là một thứ hình, bóng, bất định.

Cũng với ghi nhận của riêng tôi, dường như giữa nhân vật và sự vật đã có một tương tranh vị trí chính diện, (dẫu cho đó là vị trí huyễn ảo)? Hoặc, ngay nhân vật xưng “tôi” và, những chiếc bóng khác, trong truyện, cũng chỉ là những hư huyễn, nổi trôi giữa thực và, ảo trong… “thung lũng sương mù”. Vì tác giả (nhà văn) hoàn toàn vắng mặt - - tựa tính khách quan mới là tâm bão của truyện?

Đọc gần hết nửa truyện, tôi mới thấy chút cảm xúc của nhân vật xưng “tôi”, qua tính từ kép “hoang mang” trong câu:

Khi nghe anh ta nói vậy, tôi bắt đầu hoang mang”.

Và tính từ “kép “hốt hoảng” trong câu:

Thốt nhiên tôi nhìn thấy mình vẫn đứng trơ cục, chợt hốt hoảng”.

Đó là lúc nhân vật xưng “tôi” lo ngại cho sức khỏe của người thanh niên mà y vô ý đạp phải, có thể… có vấn đề, khi thỉnh thoảng anh ta lại “hai tay co lại, ôm bụng (…) Không chừng đã đứt vỡ gì đấy trong bụng…”

Tuy nhiên, ở câu văn thứ hai, tác giả không viết “… tôi thấy mình” mà: “… tôi nhìn thấy mình”.

Động từ “nhìn” xác định chủ-thể “tôi” (Subject), ở vị trí quan sát, trở thành khách-thể (Object), tức vật bị quan sát - - Cho thấy vai trò khách quan của truyện luôn được Nguyễn tỉnh táo, duy trì ở chính diện.

Vẫn là những thước phim câm, chuyển động nhanh, (dù có đối thoại rời rạc), câu chuyện của Nguyễn phóng tới, không cao trào, không xăm xoi tâm lý… (để người đọc gặp mình trong đó!); cũng không đối thoại nội tâm có từ thời Frank Kafka (đến nay vẫn còn được nhiều người ưa, chuộng). (9) Mà, Nguyễn Đạt lại đem vào truyện của ông, một đám đông “không đồng phục”, căn nhà, chiếc túi xách có ít quần áo, cuốn sổ bọc bìa da, người con gái làm thơ tên Khánh Nhạc, cái ống vố, đôi giầy đã đổi, xấp truyền đơn (?), … như những khoảng lặng hư huyễn, trộn-rộn… (10)

Khởi từ sự kiện “đôi giầy đã đổi”, Nguyễn dẫn người đọc tới những liên tưởng mới, chưa từng thấy trong văn xuôi của chúng ta (dù khá buồn):

“… Tôi biết rất ít về cuộc chiến tranh mà anh ta đã tham dự, qua vài dòng chữ trong bức thư anh ta gửi tôi đã lâu: Không có nỗi say mê nào bằng nỗi say mê chiến tranh. Trước mặt là lửa, sau lưng là máu… Tôi hỏi: ‘Có phải nó giống như nỗi say mê của con bò tót, trước tấm khăn chói lọi? Anh ta bảo: ‘Không riêng gì con bò tót. Cả hắn nữa, tay đấu bò. Nhưng một bị thương, và một chết rồi’.”

Và, trước đấy là thơ Khánh Nhạc (nhân vật vắng mặt), trong cuốn sổ tay bìa da:

Nàng viết nắn nót trong đó những dòng thơ cho tôi… Anh như người lính trở về không nguồn cội…”

Tôi không biết thư cũ của đàn ông đổi giầy cho nhân vật xưng “tôi” hay, thơ của Khánh Nhạc (hoặc cả hai?) đã thay thế đôi giầy cho nhân vật xưng “tôi”, chân đất “… đi ngược lại khu vực bị bao vây, như người ta nói…” - - Khi “tôi” được trả tự do, sau một ngày bị giữ “trong chiếc thùng sắt lớn”; vì xấp truyền đơn…

Rồi, bất ngờ, Nguyễn đã chấm dứt truyện của mình bằng câu:

“… Tôi sẽ gặp lại cả tấm phông cảnh”.

.

Cùng với sự vắng mặt của tập quán nhà-văn-như-một-Thượng-đế, trong khá nhiều truyện ngắn không có chuyện của Nguyễn Đạt, tôi nghĩ, độc giả có thể muốn hỏi:

Chuyện gì đây?” Hay, “Cái gì vậy?”

Tôi nghĩ, nếu có cơ hội gặp tác giả, chúng ta cũng không nên dành cho ông ta câu hỏi đó. Mà, hãy dành cho chính mình!?!

Bởi, theo tôi, đó chính là chân dung văn chương của Nguyễn Đạt vậy. (11)

Du Tử Lê

(Calif. Oct. 2016)

__________

Chú thích:

(7) Trích Lý Đợi: “Nguyễn Đạt: 60 năm chưa trở về nẻo hiểm”. Nguồn: Trang mạng Tiền Vệ. (Wikipedia-Mở).


(*) Năm 1972, năm ban nhạc Carpenters xuất hiện và lừng lẫy. (Chú thích trong nguyên bản).

(8) “Khởi sự từ điểm X”, in trong “Kỷ niệm dã quỳ và những truyện ngắn khác”, của Nguyễn Đạt; do nhà xuất bản Trẻ, ấn hành tại Saigon, 2016.

(9) “Franz Kafka sinh ngày 3 tháng 7 năm 1883, mất ngày 3 tháng 6 năm 1924; là một nhà văn lớn viết truyện ngắn và tiểu thuyết bằng tiếng Đức, được giới phê bình xem như một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất thế kỉ 20 (…) Albert Camus Jean-Paul Sartre là hai trong số những nhà văn chịu ảnh hưởng bởi tác phẩm của Kafka; tính từ ‘kiểu Kafka’ (tiếng Anh: kafkaesque) đi vào nhiều ngôn ngữ Âu châu để mô tả những hoàn cảnh siêu thực như trong truyện của ông.” (Theo Wikipedia-Mở).

Tưởng cũng nên nói thêm, nhà văn Haruki Murakami, nổi tiếng trên thế giới hiện nay, cũng cho thấy nhiều truyện ông viết "kiểu Kafka". Như “Kafka on The Shore” hay “The Wind-Up Bird Chronicle”, v.v...

(10) Tôi cố tình dùng hai chữ “trộn-rộn” với ý “trộn lẫn"  rộn rã”, thay vì “trộn-lẫn”.

(11) Nhà thơ / nhà văn Nguyễn Đạt, sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ông học tiểu học tại Hà Nội và Đà Lạt; trung học và đại học tại Saigon; đã xuất bản nhiều tuyển tập thơ, truyện ngắn. Địa chỉ Email: lieutungnguyen@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 15086)
Ẩn, trốn rét mướt quận Cam, những ngày cuối năm 2008, trong nhiều lớp áo dạ, Ngọc Hoài Phương hào hứng kể về cánh cửa túc-cầu-Trương-Trọng-Trác. Cánh cửa mở vào sân vận động trường Pétrus Ký
02 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 21017)
Với tôi, trừ những người đến với thi ca như một thời thượng, làm dáng, hoặc, một cuộc du ngoạn ngắn hạn thì; làm thơ là một lao động (tinh thần,) vất vả. Một thao tác trí tuệ ngặt nghèo. Thường khi bất lực. Đuối sức.
01 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 21754)
Cuối năm 1970, một buổi sáng khi tôi đang ngồi ở chiếc bàn quen thuộc, kê gần một cây cột của café La Pagode, ở ngã tư đường Tự Do và Lê Thánh Tôn, Saigòn cũ, với Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Quốc Trụ, Huỳnh Phan Anh
01 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 22727)
tôi không tin. không tin. không tin. không tin. không tin… ngay khi cả Hoa Thịnh Đốn xác nhận: người đàn ông kia đã đổ, xuống. đổ, xuống. đổ, xuống.
31 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 23705)
Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi cũng còn nghe được tiếng gọi rộn rã thanh niên, đi ra từ trái tim sóng sánh nhiệt-hứng-trẻ-thơ tình bằng hữu.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21743)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,