Đỗ Hồng Ngọc, Thơ và Thiền song sinh? (Kỳ cuối - 02)

28 Tháng Năm 20192:23 CH(Xem: 3340)
Đỗ Hồng Ngọc, Thơ và Thiền song sinh? (Kỳ cuối - 02)

(Tiếp theo và hết)


Tôi cũng không quên mới đây, nhà thơ Phạm Chu Sa đã ghi nhận một cách chi tiết, chân tình về Đỗ Nghê / Đỗ Hồng Ngọc. Nhưng dù các bài viết về cõi-giới văn chương của họ Đỗ, thâm trầm hay nhẹ nhàng, đơn giản thì, tự thân những bài viết ấy, cũng đã thắp sáng những thành tựu, hiểu theo nghĩa “hạnh phúc” mà Đỗ Hồng Ngọc đã đạt được.

DoHongNgoc-DTL-content

Nhà thơ Phạm Chu Sa, cho rằng, nhiều người nghĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bác sĩ làm thơ, viết văn và gọi anh là bác sĩ - nhà văn. (4) Nhưng họ Phạm cho biết, ông vẫn thích gọi Đỗ Hồng Ngọc là “thi sĩ hơn là bác sĩ”, bởi Đỗ Hồng Ngọc có cốt cách thi sĩ trong con người bác sĩ. Phạm Chu Sa kể rằng họ Đỗ làm thơ và có thơ in từ thời sinh viên - tập “Tình Người”, (XB nămn1967), ký bút hiệu Đỗ Nghê. Mấy năm sau khi ra trường là “Thơ Đỗ Nghê”, (in năm 1973). Tập thơ đã gây được tiếng vang trong văn đàn thuở đó. Sau này ông trích một số bài trong hai tập thơ trên in lại trong các tập thơ “Giữa hoàng hôn xưa”, (1993), “Thư cho bé sơ sinh và những bài thơ khác”, (2010).

Bài thơ làm tựa chính “Thư cho bé sơ sinh...” Đỗ Hồng Ngọc viết năm 1965, khi còn là sinh viên y khoa thực tập tại bệnh viện Từ Dũ:

“Khi em cất tiếng khóc chào đời / Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười / Lớn lên nhớ đừng hỏi tại sao kẻ cười người khóc / Trong cùng một cảnh ngộ nghe em.../ Khi anh cắt rún cho em / Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé / Vì từ nay em đã phải cô đơn / Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ... Thôi trân trọng chào em / Mời em nhập cuộc / Chúng mình cùng chung / Số phận con người”. (Một bài thơ đặc biệt vì dường như chưa nhà thơ nào viết về đề tài này.)

Vẫn theo trí nhớ của nhà thơ Phạm Chu Sa thì đâu khoảng thời gian sau ngày ký hiệp định Paris (1973) ít lâu, họ Đỗ đã gửi tặng ông tập “Thơ Đỗ Nghê” mới xuất bản, in ronéo nhưng trình bày khá trang nhã. “Thơ Đỗ Nghê” bàng bạc khát vọng hòa bình và cả nỗi ám ảnh của chiến tranh, đã gây được tiếng vang trong văn đàn bấy giờ. Họ Đỗ ru con:

“Ngủ đi con ngủ đi con
Rồi ngày mai khôn lớn
Cầm súng với cầm gươm”. 

Và ông cũng ru người bạn đời (hay người yêu?) của mình:

“Ngủ đi cưng, ngủ đi cưng
Kề tai đây anh bảo
Coi như mình chẳng có quê hương”.

Vẫn nhà thơ Phạm Chu Sa cho biết, hơn 20 năm sau biến cố tháng 4-1975, Đỗ Nghê đã cho ra đời tập thơ “Vòng quanh” - một “bút ký thơ” kèm những ký họa rất đặc biệt của chính tác giả vẽ lại những nơi chốn tác giả đã đi qua như Huế, Hà Nội, Boston, Montreal, Bắc Kinh... Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với họ Đỗ là Paris. Một tâm hồn thi sĩ như Đỗ Hồng Ngọc mà lạc lối tới Paris giống như… “trở về”. Thơ viết về Paris tựa viết về một tình yêu, sau bao chờ đợi… Có dễ vì thế mà gần phân nửa tập thơ, là những tình khúc họ Đỗ dành cho Pais?

.
Để chấm dứt bài viết của mình, nhà thơ Phạm Chu Sa khẳng định:

“Tôi nghĩ sau này người ta có thể quên một bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nhưng người ta không quên Đỗ Hồng Ngọc thi sĩ”. (Nđd)

Không chỉ Nguyễn Lệ Uyên hay Phạm Chu Sa mà còn nhiều bằng hữu khác, ghi nhận về tiếng thơ Đỗ Nghê / Đỗ Hồng Ngọc như một thành tựu tốt đẹp, dẫn người đọc tới kết luận những người làm thơ, được nhiều người ưa thích, là những người có được cho họ niềm hạnh phúc tinh khiết trong cuộc sống thực tế chấp chới những khổ đau, bất toàn này.

Đa số bằng hữu của họ Đỗ cho rằng về hạnh phúc có được từ thơ, của Đỗ Nghê / Đỗ Hồng Ngọc khiến tôi thấy cảm nhận của tôi về những “lao động” thi ca của những người làm thơ có phần không đúng. Ít nhất cũng đối với Đỗ Nghê.

Tôi càng thấy sự “cường điệu hóa” (?) của tôi về hành trình của thi ca của Đỗ Nghê trong quá khứ là những nhận định thiếu cơ sở - - Tiêu biểu là thi phẩm mới nhất, có tên “Thơ Ngắn / Đỗ Nghê” của ông.

Tôi không muốn nói về những bài thơ ngắn của họ Đỗ, có xu hướng thơ Haiku của Nhật bản: Ngợi ca thiên nhiên hoặc tương tác giữa con người và vũ trụ…, đã hiện diện khá nhiều trong thi phẩm mới nhất của ông. (5)

Người đọc sẽ rất khó tìm thấy những bày tỏ bi quan, hoặc than thở, “vật vã” trong thơ Đỗ Nghê, nhất là với thi phẩm “Thơ Ngắn / Đỗ Nghê” mới ấn hành những ngày cuối năm 1017 này. Ngay cả khi tác giả viết về phần thịt, xương đã mất, như:

-Mỗi năm
Mỗi người
Thêm một tuổi
Chỉ mình con
Mãi mãi
Tuổi đôi mươi...
(Bài La Ngà 3” -1990)

Hoặc tương quan với kẻ khác:

-Khi nhìn nhau xa lạ
Là rất đỗi thân quen
Khi nói năng vô nghĩa
Là thác reo trong hồn.
(Bài “Không tên”)

.
-Lá chín vàng
Lá rụng
Về cội
.
Em chín vàng
Chắc rụng
Về anh.
(Bài “Lá”)

Hay ảnh hưởng của thiên nhiên, vũ trụ lớn vào vũ trụ nhỏ là cá nhân con người:

-Tuyết bay
Bay nhẹ
Phố tàu

Gió co
Ro lạnh
Phố
Đìu hiu
Theo.
(Bài Tuyết” - Boston, 1993)

.
Chiều thu
Nghe tiếng quạ

Giật mình
Nỗi xa nhà

Nhớ sao
Mà nhớ
Quá!
(Bài “Thu” -Boston 1993)

.
- Đất động ta cũng động
Sóng thần ta cũng sóng
Giật mình chợt nhớ ra
Vốn xưa ta là đất
(Bài “Đất”)

.

Nước xanh như ngọc
Sâu đến tận trời
Vốc lên một vốc
Ơi mùa xuân ơi!
(Bài “Tuyền Lâm”)

Ngay cả khi nhớ tới và viết về đứa con đã mất của mình, một tai họa khủng khiếp, ai cũng tưởng, Đỗ Nghê sẽ không thể vượt qua được. Nhưng, tâm thái của một hành giả: Hiểu thấu sống, chết…, cách gì cũng không ra khỏi lẽ vô thường, họ Đỗ đã nhìn sự việc như một bài học tự nhiên đời sống mà thôi:

Ba dạy con
Mỗi ngày
Một chút

Không bài học nào
Như ba đã học
Từ con

Nỗi mất!
(Bài “La Ngà 5” – 1990”

Hoặc về người mẹ đã qua đời mình, ông vẫn có cái thanh tịnh lạc quan, của một tâm thức không còn trụ, bám vào mất còn:

Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông...
(Bài “Bông hồng cho mẹ” - 2012)

Hoặc:

Mẹ tôi cứ vẫn cười cười như thế
suốt ba năm trên bàn thờ!
(Trích “Nụ cười của mẹ”- 2014)

Tôi cho những phong thái kể trên của Đỗ Nghê là phong thái của một hành giả đã khu trừ được cái tâm nhiễu loạn, nguồn gốc của cái “tôi”, để thong dong dạo chơi giữa vườn đời…

Tôi thấy trong Đỗ Nghê không chỉ có một thi sĩ mà, thi sĩ ấy, còn song sinh với một thiền gỉa nữa. Như thiên / địa, nhật / nguyệt, tuy hai mà, thực ra cũng chỉ là một thôi.

Du Tử Lê
(Dec. 2017)
________
Chú thích:

(3), (4) Nguồn dutule.com

(5) Tôi nói Đỗ Nghê thơ ngắn Đỗ Nghê…“xu hướng” Haiku - - Thể thơ ngắn của Nhật Bản chỉ có 17 âm tiết trong 3 câu; vì, thơ ngắn của họ Đỗ không nhất thiết theo đúng quy luật này. Nhưng “thần thái” những bài thơ ngắn của ông, thì rất gần với tinh thần của thơ Haiku vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 9520)
Đó là một buổi tối. Một buổi tối nào đó, dưới gầm trời tạm dung nào đó, tại cột cây số lưu vong nào đó...
01 Tháng Mười 20191:32 CH(Xem: 5983)
Trần đã sử dụng những đặc điểm sau đây từ bộ “Văn Học Sử Yếu” (VNVHSY) của Dương Quảng Hàm, khi ông soạn thảo bộ “Văn Học Việt Nam” (VHVN)
28 Tháng Chín 20199:22 SA(Xem: 5226)
Bước vào giai đoạn thực hiện thì vấn đề đầu tiên đặt ra cho người biên soạn là chọn phương pháp
24 Tháng Chín 20191:09 CH(Xem: 5306)
Nếu văn học ngưng bặt trong một phút thì chẳng khác nào cái chết của cả một dân tộc
10 Tháng Chín 20199:28 SA(Xem: 5182)
Tôi xin được trân trọng chào, mừng cuộc trường-chinh-thi-ca của họ Đặng, cuối cùng, đã đến được một thổ-ngơi-thi-ca, khác.
04 Tháng Chín 20199:47 SA(Xem: 4426)
Ông thú nhận, ở Việt Nam, ông hoàn toàn sống trong một cảm giác bất an thường trực, y như cái cảm giác trên ba mươi năm trước mà ông đã kinh qua.
27 Tháng Tám 201912:57 CH(Xem: 4566)
Việt Nam là một cường quốc về thơ
25 Tháng Tám 20191:05 CH(Xem: 4818)
tác giả đã giới thiệu một cách lạnh lùng một trong những sắc thái đặc thù của người Việt là “truyền thống” làm thơ
06 Tháng Tám 20199:24 SA(Xem: 4458)
sau một thời gian “xuất giá” theo Osho, Nguyễn Diệu Thắng đã được bằng hữu gọi một cách thân mật là “Thắng Osho”?
24 Tháng Bảy 20192:55 CH(Xem: 4702)
Tôi trộm nghĩ, độc giả của nhà văn Trương Vũ ít ai ngạc nhiên khi nhận ra ông vốn nặng lòng với quê hương, nhất là ở lãnh vực văn học, nghệ thuật của đất nước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8828)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17101)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19040)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1040)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22512)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19222)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8857)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11104)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30761)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21776)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24545)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,