Đinh Trường Chinh, niềm hãnh diện của Đinh Cường?

27 Tháng Sáu 20181:57 CH(Xem: 5634)
Đinh Trường Chinh, niềm hãnh diện của Đinh Cường?

(Tiếp theo và hết)

Tôi cho Đinh Trường Chinh đã rất tinh tế khi ghi nhận rằng, đôi khi “sự thân thiết có thể đến từ những thứ nhỏ nhặt…” Thí dụ, những bữa ăn chung, những gặp gỡ mà, sự chia sẻ đáng kể nhất lại là nơi chốn và, những ly cà phê - chiếc gạch nối cần thiết của mọi thường xuyên gặp gỡ; chứ không phải là nội dung được trao đổi qua những cuộc họp mặt có tính nhàn tản ấy.

Phải chăng, vì thế, trong loạt “nhật ký thơ” của Đinh Cường, nơi chốn và những ly cà phê, luôn có một vị trí của riêng nó?

NguyenManhHung 03
Hình 2 bố con Đinh Cường và Đinh Trường Chinh cách đây 40 năm



Theo ghi nhận của Đinh Trường Chinh thì, tình bạn, những gặp gỡ kể trên, vốn là những ngọn lửa âm ỉ trong liên hệ giữa của ba người bạn, xuyên qua tuyển tập “Truyện Tình”.

Nhưng cách gì, thì sự lạnh lùng, tính “bất nhân” của thời gian, cũng khiến cho những ngọn lửa, nhỏ bé thôi, cũng không thể tồn tại dài lâu, mãi mãi.

Đinh Trường Chinh viết tiếp trong phần cũng được / bị gọi là “Bạt” (!?!) của mình:

“Một ngày đầu năm 2016, một ngọn lửa tắt đi.”

Và:

“Sau sự ra đi của Đinh Cường / Bố tôi, thỉnh thoảng, tôi được bác Nguyễn Mạnh Hùng gọi đến gặp.”

Chẳng biết có phải với bác Nguyễn Mạnh Hùng thì, người duy nhất có thể ngồi vào chiếc ghế Đinh Cường bỏ lại, không ai khác hơn là Đinh Trường Chinh (?)

Chinh kể, bác Nguyễn Mạnh Hùng thật tình cảm. Ông chở đứa con trai của người bạn đã vĩnh viễn đi xa, tới nhà hàng “Le Chat Noir”, một quán ăn đặc trưng Pháp ở khu Georgetown, nơi thân phụ anh và bác Hùng từng tìm đến để “có chút lề đường không khí Paris” theo cách nói trong nhật ký thơ của Đinh Cường.

Đinh Trường Chinh cũng nói, thân phụ anh rất “sính Tây” như hầu hết những người cùng thế hệ với người họa sĩ đặc biệt này.

Tình yêu, lòng ngưỡng mộ dành cho người cha đã khuất của Đinh Trường Chinh, không thể sâu sắc, ý nghĩa, cảm động hơn khi Chinh viết:

“… Cũng có lần bác Nguyễn Mạnh Hùng rủ tôi đến ăn sáng, ngồi phía sau nhà. Một chỗ ngồi thanh bình, nhìn xuống vườn một bãi cỏ rất đẹp (…) Chỗ ngồi đó, Bố tôi đã ngồi nhiều lần, với bác Nguyễn Mạnh Hùng, bác Nguyễn Tường Giang, và nhiều bạn bè khác. Khi tôi đến, dĩ nhiên câu chuyện phần nhiều là về Bố tôi. Tôi ngồi xuống cái ghế ấy, như ngồi xuống cái bóng của Bố mình...”

Tình yêu dành cho người cha tài hoa nơi Đinh Trường Chinh, tôi cho là một tình yêu vượt xa cái tình cảm bình thường của một người con đối với một người cha. Trong tình yêu ấy, nó ẩn chứa một điều gì vượt trên mọi tâm-cảnh của yêu thương: Có và không. Hiện hữu dài lâu và mất đi, chốc lát.

Tôi cũng nhận ra điều đó, nơi những bức tranh Đinh Trường Chinh chọn lựa trong “ kho-tàng-tranh” của thân phụ anh.

DTC 01
Tranh Đinh Trường Chinh



Tôi rất vui khi không bắt gặp nhiều những hình tượng, màu sắc quen thuộc từ nhiều chục năm trước của Đinh Cường - - Những sáng tác làm nên tên tuổi, như một thứ thẻ nhận dạng thế giới nghệ thuật của họ Đinh. Đa số những bức tranh ấy, thường là nhan sắc thiếu nữ; tựa như vừa bước ra từ thi ca, cổ tích với: Khăn áo, chim muông, nóc nhà thờ, cây thánh giá…Và, sắc màu đa phần xanh, tím, lấp lánh chút vàng vương giả và, những vệt đỏ nóng hổi ẩn dụ… Chúng như những nét đặc thù để người thưởng ngoạn có thể “nhận ra ngay”… Đinh Cường, dù cho ông có quên không ký tên!…

Nhưng số tranh được chọn để in trong tuyển tập “Truyện Tình” thì khác. Hầu hết là tranh trừu tượng mà, những game màu chính phần nhiều là tím than, đen (mix), với những vệt đỏ như những nhát chém của những đường dao bất ngờ, hiện diện đâu đó, trong bố cục âm âm nỗi buồn bã, lạc lõng (ngơ ngác?) của kiếp người. Tôi cũng được chiêm ngưỡng một số tranh “nude” vốn rất ít phổ biến, thuở sinh thời của Đinh Cường.

“Nude”, (như tĩnh vật) theo tôi, luôn là một trong những bước đến cuối cùng của một tài hoa hội họa. Nó như một thứ lục bát trong thi ca.

Nhưng khác hơn lục bát, “nude” thường được giữ riêng trong không gian tịch lặng, thanh khiết của họa giới. Nó không như lục bát, được (bị) phổ biến một cách “suồng sã”, “đại trà”, qua những vung tay, ngày càng lan tràn của một số thi sĩ!.!

Tôi cho “nude”, tự thân có một đời riêng như phần tâm-thức u trầm của một họa sĩ mang tâm-thức riêng.

Từ đấy, tôi thấy Đinh Trường Chinh không chỉ thay mặt thân phụ, lấp đầy khoảng trống cha anh để lại mà, Đinh Trường Chinh còn là một ngọn lửa khác. Một ngọn lửa, bất đồ thắp sáng tình bạn (qua sáng tác) của hai bạn, thân hữu của người đã quá cố.

Hơn thế, phần khác, tôi cũng rất thích những bức tranh Đinh Trường Chinh góp vào cuộc chơi: Không chỉ như một góp mặt cho vui, hay cho có mà, những sáng tác ký tên anh, cũng đã là một khoảng đất trời độc lập, trong bối cảnh mà kỷ niệm, hồi ức là bước đến chung cuộc, tâm điểm của tuyển tập.

DTC 02
Tranh Đinh Trường Chinh



Chỉ với 6 tranh sơn dầu, ba bức bút sắt (đen / trắng) Đinh Trường Chinh, ở tuyển tập này, đã sớm cho thấy sự trưởng thành hay, một đường bay nghệ thuật riêng của cá nhân anh, nếu so sánh với thế giới đường nét và, màu sắc của người cha. Đấy là bất ngờ đáng kể nơi tình yêu lớn mà Đinh Trường Chinh, đau đáu, trước sau dành cho thân phụ của mình.

Chẳng những tôi không gặp lại nhiều hình ảnh giáo đường, thiếu nữ… (những hồi chuông quá khứ hay tiền kiếp trong tranh Đinh Cường) mà, tôi còn rất hạnh phúc với những bức tranh cho thấy thiên nhiên, cây cỏ, núi rừng “trổ” ra từ tim óc người trẻ hôm nay: Đinh Trường Chinh.

Nếu tôi hiểu không sai thì, rất nhiều họa sĩ của thế giới đã chịu ảnh hưởng ít, nhiều những sáng tạo mang tính cách mạng, phản ảnh mức độ tàn khốc của chiến tranh tàn phá tận gốc, tinh thần, cũng như thể xác con người, của danh họa bậc nhất thế kỷ 20, Picasso. Ông đã mang lại cho hội họa nhân loại một thay đổi lớn, dù cực kỳ đau đớn, bi thảm với những hình nhân dị dạng. Những con người không nguyên vẹn hình hài. Con mắt văng khỏi hốc mắt. Trái tim nằm ngoài lồng ngực. Óc não chỉ còn là khoảng trống sâu hút. Vô nghĩa. Vô cảm. Chúng khiến người thưởng ngoạn liên tưởng tới những quái thai thời đại. Những quái thai của một thời chiến tranh dài, lâu, rộng khắp…

Dù hôm nay chiến tranh trên hành tinh trái đất này, vẫn còn tiếp diễn ở cấp độ khác, hình thái khác!!! Nhưng cách gì thì hai cuộc thế chiến cũng đã lùi xa. Những chiếc khăn tang đã được gỡ bỏ. Những vết thương tưởng không bao giờ lành, cũng đã khép miệng. Và, đời sống vẫn chảy trôi về phía trước: Phía ánh sáng. Hy vọng. Chân trời.

Do đấy, tôi càng thấy rõ hơn: Những bức tranh trong “Truyện tình” của Đinh Trường Chinh, là một có mặt mới. Lạ. Sự quân bình sinh-thái giữa con người và vũ trụ sau quá nhiều nhân-tai. Phản ảnh sinh-cảnh hôm nay của chúng ta.

Tôi không biết trước khi từ trần, Đinh Cường có coi những bức tranh mang tính ẩn dụ về sự hiện diện của một lớp người mới, thể hiện qua tranh Đinh Trường Chinh?

Tuy nhiên, trường hợp nào, tôi vẫn tin, ngay khi ở cõi khác, bạn-tôi cũng hãnh diện biết bao với Đinh Trường Chinh, một trong những “chủng tử” tốt đẹp mà, ông đã gửi lại nhân gian. Hôm nay.

Du Tử Lê

(Garden Grove, June 2018)

______

* Chú thích hình của Đinh Trường Chinh: "Mồng Một, nhớ Bố. Hình hai cha con, 40 năm trước. Và 40 năm sau, sẽ sống như lời Bố dặn dò, ở lại "...

Hãy sống bằng tình thương yêu cho nhau
hãy hiểu và (biết) tha thứ
và hãy sống vì những người khác
giúp đở những người phận bạc
còn rất nhiều quanh chúng ta
..
Ba của con,
đc"

Chắc chắn là thế, thưa Bố. (FB Đinh Trường Chinh)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 20191:32 CH(Xem: 5788)
Trần đã sử dụng những đặc điểm sau đây từ bộ “Văn Học Sử Yếu” (VNVHSY) của Dương Quảng Hàm, khi ông soạn thảo bộ “Văn Học Việt Nam” (VHVN)
28 Tháng Chín 20199:22 SA(Xem: 5079)
Bước vào giai đoạn thực hiện thì vấn đề đầu tiên đặt ra cho người biên soạn là chọn phương pháp
24 Tháng Chín 20191:09 CH(Xem: 5194)
Nếu văn học ngưng bặt trong một phút thì chẳng khác nào cái chết của cả một dân tộc
10 Tháng Chín 20199:28 SA(Xem: 5084)
Tôi xin được trân trọng chào, mừng cuộc trường-chinh-thi-ca của họ Đặng, cuối cùng, đã đến được một thổ-ngơi-thi-ca, khác.
04 Tháng Chín 20199:47 SA(Xem: 4320)
Ông thú nhận, ở Việt Nam, ông hoàn toàn sống trong một cảm giác bất an thường trực, y như cái cảm giác trên ba mươi năm trước mà ông đã kinh qua.
27 Tháng Tám 201912:57 CH(Xem: 4437)
Việt Nam là một cường quốc về thơ
25 Tháng Tám 20191:05 CH(Xem: 4712)
tác giả đã giới thiệu một cách lạnh lùng một trong những sắc thái đặc thù của người Việt là “truyền thống” làm thơ
06 Tháng Tám 20199:24 SA(Xem: 4356)
sau một thời gian “xuất giá” theo Osho, Nguyễn Diệu Thắng đã được bằng hữu gọi một cách thân mật là “Thắng Osho”?
24 Tháng Bảy 20192:55 CH(Xem: 4531)
Tôi trộm nghĩ, độc giả của nhà văn Trương Vũ ít ai ngạc nhiên khi nhận ra ông vốn nặng lòng với quê hương, nhất là ở lãnh vực văn học, nghệ thuật của đất nước.
16 Tháng Bảy 201910:33 SA(Xem: 4200)
TruongVu 02: Từ trái: Phan Anh Dũng và ba họa sĩ, Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Trương Vũ-2011 (Hình Nguyễn Quốc Khải)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12049)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18829)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9024)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8123)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1019)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22338)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19086)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8695)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30588)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20743)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25364)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24371)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31807)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,