Nguyễn Phan Quế Mai, văn học và thời cuộc

08 Tháng Tám 201812:01 CH(Xem: 5116)
Nguyễn Phan Quế Mai, văn học và thời cuộc

Hiện cư ngụ tại Âu Châu, đang là ứng viên tiến sĩ văn chương của đại học Lancaster, Anh Quốc, nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai mới cho xuất bản tập truyện dịch thứ 9, tựa đề “Bay Lên”.

NguyenPhanQueMai_02_W-content
Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai. (Hình: Facebook Nguyễn Phan Quế Mai)



Bay Lên” gồm 20 truyện ngắn của 11 tác giả thuộc nhiều quốc gia khác nhau như Pakistan, Uganda, Ireland, Nam Phi, Nhật Bản, Philippines, Canada, Úc Châu, Hoa Kỳ và Việt Nam, do dịch giả tuyển chọn và chuyển ngữ.

Trong “Lời giới thiệu” với tiểu tựa “Cúi Xuống Để Bay Lên”, họ Nguyễn viết:

“Những năm gần đây, thế giới của chúng ta tiếp tục chứng kiến quá nhiều xung đột, bất ổn và mất mát. Hàng triệu người tiếp tục rời bỏ quê hương , biến thành những người tỵ nạn, hoặc vì lý do kinh tế mà phải phiêu bạt xứ người. Hậu quả của chiến tranh, của sự di cư hằn sâu trong nhiều thế hệ.

“Những truyện ngắn trong tuyển tập này minh chứng rằng văn học không thể nằm ngoài dòng chảy của thời cuộc. Tập hợp những tác phẩm của nhiều tác giả từng được vinh danh với các giải thưởng văn học uy tín nhất của thế giới, bao gồm giải thưởng văn học Pulitzer, từng trang của quyền sách này chạm đến những phận người nhỏ bé. Dù những phận người đó đến từ bất cứ nơi đâu: Syria, Mỹ, Nam Phi, Uganda, Úc, Nhật Bản, Philippines, Iraq, Vương quốc Anh, Pakistan, Ireland hay Việt Nam, họ đều có những khoảnh khắc buồn đau, hạnh phúc, cũng ngập tràn ước mơ và hoài bão. Dù là một người tỵ nạn, một em bé, một tiếp viên nhà hàng, một nạn nhân chiến tranh, một nhân viên văn phòng, hay một bệnh nhân HIV, những nhân vật trong tập truyện này đều là những con người bình thường đến nỗi: Bước vào thế giới của họ, chúng ta có thể mơ hồ nhận ra chính mình trong đó…”

Dịch giả không hề cho biết gần, xa về thân phận, nguồn gốc của mình, nhưng tôi nghĩ, việc chọn lựa 20 truyện ngắn để làm thành tuyển tập “Bay Lên” đã bắt nguồn từ vô thức của những năm sống xa quê hương, ở ngoài tổ quốc đã là đường dẫn chính đưa tới việc Nguyễn Phan Quế Mai chọn những truyện ngắn như “Tiền; Cá nhiệt đới; Những quả bom; Quê cha; (1) Những mảnh vỡ gia đình”; Hay “Nhà; Ba nguồn sáng mặt trời”…

Căn bản là một nhà văn, giàu có từ ngữ Việt, lại là một nhà thơ nổi tiếng (hiểu theo nghĩa rất mẫn cảm với những cảnh đời, những phần số hẩm hiu, kém may mắn dù thuộc đất nước hay quốc tịch nào), và bề dầy kinh nghiệm dịch thuật, qua 20 truyện dịch mới nhất, tập trung trong “Bay Lên”, Nguyễn Phan Quế Mai đã cho thấy khả năng độc đáo: Không chỉ chuyển tài một cách trung thực nội dung truyện mà còn tạo những điểm nhấn mang dấu tích đặc biệt của ngôn ngữ Việt nữa.

Thí dụ ngay truyện dịch thứ nhất, tựa đề “Tiền” của tác giả Junot Diáz, gốc Dominica, mô tả một nhân vật định cư ở New Jersey, sống khó khăn, lạc lõng, nhưng vẫn chắt bóp tiền bạc, hàng tháng, gửi về Santo Domingo (2) giúp gia đình… Dịch giả đã cố tình dùng một số từ quen thuộc để nguyền rủa, chửi đổng kẻ xấu, rất Việt Nam là “chó chết” trong câu văn: “Như thế không chỉ có vài đứa chó chết muốn hãm hại bạn mà cả khu phố, không, cả đất nước chọn bạn làm mục tiêu”. (Bay Lên, tr. 11).

Ở một truyện khác, cũng có đời sống rất gần với tâm cảnh của người Việt tỵ nạn, truyện “Cá nhiệt đới” của Doreen Baingana, người Uganda, Nguyễn Phan Quế Mai đã chọn cụm từ không thể Việt Nam hơn là “hổn hà hổn hển” trong câu: “Và tại sao đàn ông ngủ nhanh đến thế, ngay sau khi anh ta vừa hổn hà hổn hền trên người bạn? (Bay Lên, tr. 17)

Cũng ở truyện ngắn này, họ Nguyễn tiếp tay với tác giả, bằng khả năng hiển lộng chữ nghĩa; làm cho chữ nghĩa trở nên chói sáng một cách rạo rực, (như trong thơ của cô), với những câu như, “Sự im lặng bồn chồn và trần trụi như bóng đèn”. Hoặc, “Điều này làm cho tôi cảm thấy bay bổng, như thể một chiếc khăn tay sạch sẽ và mở rộng đang thênh thang trong gió.”… (Bay Lên, các tr. 21, 28)

Ở truyện ngắn “Bay lên” của tác giả Anne O’ Brien, gốc Ái Nhĩ Lan (và nhiều truyện ngắn khác), người đọc cũng sẽ rất bất ngờ khi gặp được những hình ảnh dễ thương và, cũng thật tội nghiệp, qua văn dịch của Nguyễn Phan Quế Mai. Như, “Làm thế nào khi trứng nở, con cúc cu non nớt dùng tấm lưng rộng chưa mọc lông của nó để đẩy những con chim non khác ra rìa tổ. Ở đó những con chim non cố bám víu vào tổ bằng những chiếc móng bé xíu trước khi bị những con cúc cu hắt ra khỏi tổ, từng con một.” Hoặc rất thơ như, “Những con sáo đá thì thầm đầy hào hứng, qua lại, nhấp nháy bộ lông.” (Bay Lên, các tr. 106, 107)

Không chỉ có thế. Trong “Bay Lên” do Nguyễn Phan Quế Mai tuyển chọn và chuyển ngữ, còn có những truyện cảm động như “Nhà” của Madeleine Thiên (Canada), hay “Ba nguồn sáng mặt trời” của Holly Thomson (Mỹ/ Nhật).

Truyện “Nhà” của Madeleine Thien viết về hành trình của hai đứa con gái nhỏ, trở về căn nhà cũ; lục, tìm hình ảnh người mẹ, một ám ảnh khôn nguôi, lắng trong trí-nhớ-măng-sữa của chúng:

Trên tay trái mẹ nó in hình ba vòng tròn mờ nhạt, những vết sẹo tiêm chủng từ bé. Một lần Lorraine nhấc tay áo của ba nó lên và thấy ba vệt tròn y như vậy. Nó tưởng tượng cha mẹ nó là cặp song sinh thất lạc nhau từ lâu rồi, bị tách rời, những vết sẹo nở vào bên trong như những khuy áo. Gần đây, tất cả những gì Lorraine nghĩ về là mẹ của nó: đôi giầy của bà lẹp bẹp trên vỉa hè, mái tóc vàng xỉn được cắt ngắn và để cho mọc thật chậm, để rồi qua nhiều tháng nó tua tủa chạm tới xương vai. Khi còn bé, Lorraine đã từng nghĩ rằng mái tóc của mẹ nó tương quan trực tiếp tới thời gian trong năm: ngắn vào mùa hè, dài vào mùa đông, chẳng dài chẳng ngắn vào những mùa khác.” (Bay lên, tr. 207)

Và, “Vào buổi sáng mẹ nó bỏ đi, Lorraine trèo vào giường của bố mẹ nó, ngửi mùi bố mẹ trên những chiếc gối. Mắt nhắm nghiền, nó đi vào trong tủ áo của bố mẹ, giữa những chiếc váy và áo sơ mi nhấp nhô như sóng khi nó di chuyển từ bên này sang bên khác. Nó nghĩ về việc sẽ ngủ ở đó, ngập mình giữa đống quần áo, thức dậy vào một trăm năm nữa khi bố mẹ nó bật tung cửa, hôn nó và nói với nó điều mà nó đã luôn biết: rằng mọi thứ chỉ là một cơn ác mộng.

Thay vào đó, chị Kathleen của nó đã đến, kéo tung những cánh cửa và lôi nó ra. Lôi nó vào vòng tay chị và giữ nó ở đó. Kathleen, người đã quen với việc chăm sóc mẹ của hai đứa, giờ đây dốc toàn bộ tình yêu của mình cho Lorraine. Nó hôn lên tóc em mình và Lorraine cảm thấy mọi việc trở nên rõ ràng: những gì có thật và những gì không thật. Như thể nó được ném tít lên bầu không khí lạnh, rõ như ban ngày.” (Bay lên, tr. 209)

.

Tôi nghĩ hiếm khi chúng ta có được một bản dịch những truyện ngắn mở tới nhiều cảnh đời khác nhau, như tuyển truyện “Bay Lên” - - Những cảnh đời di cư, tỵ nạn, gia đình phân ly, mặc cảm thấp, bé… của những công dân hạng hai, nơi đất nước người…Tới những trang văn dịch như thơ, đôi chỗ được cẩn-những-hạt-ngọc-ngôn-ngữ-Việt.

Nhưng, trên tất cả vẫn là tình người. Mà, theo tôi, dù ở tâm cảnh nào, các truyện ngắn được Nguyễn Phan Quế Mai chọn, vẫn đậm, đẫm tính nhân bản.

Tôi tự hỏi, không biết có nên ngỏ lời cám ơn Nguyễn Phan Quế Mai, với “Bay Lên”, sau khi đọc?

Du Tử Lê

(Garden Grove, Aug. 2018)

_____

Chú thích:

(1)Theo chú thích của Dịch giả thì “Quê cha / Fatherland” của Nguyễn Thanh Việt, trích từ tập truyện ngắn “Refugees”, xuất bản bởi Grove Press năm 2017. Nhà văn Nguyễn Thanh Việt được trao giải Pulitzer năm 2016 với tiểu thuyết “The Sympathizer”.

(2) Santo Domingo, thủ đô của Cộng Hòa Dominica (chú thích của người viết bài này.)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33253)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5229)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9084)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,