Thanh Thúy, hiện tượng khó giải thích (Kỳ 01)

29 Tháng Tám 20189:05 SA(Xem: 5950)
Thanh Thúy, hiện tượng khó giải thích (Kỳ 01)


Ngay từ thời đầu của nên Đệ nhất Cộng Hòa miền nam Việt Nam, trước sự phát triển đồng đều tất cả mọi bộ môn Văn học, Nghệ thuật, chỉ trong một thời gian rất ngắn, khiến hôm nay nhìn lại, nhiều người còn ngạc nhiên. Người ta ghi nhận được sự thăng hoa từ lãnh vực thi ca qua tới hội họa, kịch nghệ, điện ảnh và, nhất là ở lãnh vực trình diễn âm nhạc.

ThanhThuy
Ca sĩ Thanh Thúy. (Hình: thanhthuy.me)



Ở lãnh vực này, cuối thập niên 1950 đã mang đến cho giới thưởng ngoạn nhiều tiếng hát lẫy lừng, như những vì sao rực rỡ trong bầu trời tân nhạc. Đó là thời gian lên ngôi hay đăng quang của những tiếng hát nữ; như Thái Thanh, Bích Chiêu, Hà Thanh, Kim Tước, Lệ Thanh, Bạch Yến, Lệ Thu… Rồi tới lớp trẻ hơn một chút, người ta thấy có Mai Hương, Quỳnh Giao, Thanh Lan, Giao Linh, Phương Hồng Quế, Khánh Ly, v.v…

Nhưng có dễ không có một sự xuất hiện nào, như sự có mặt của tiếng hát Thanh Thúy, một sớm, một chiều, đã được ghi nhận là một hiện tượng khó giải thích: Cô được nhiều nhạc sĩ tên tuổi như Trúc Phương, Trịnh Công Sơn sáng tác những ca khúc nổi tiếng dành tặng hay, ngợi ca tiếng hát cũng như con người của cô. Điển hình là các ca khúc “Ướt mi”, “Thương một người” của Trịnh Công Sơn; hoặc “Nửa đêm ngoài phố”, “Phố đêm”… của Trúc Phương. Tài tử Nguyễn Long cũng đã thực hiện nguyên một cuốn phim về cô, tựa đề “Thúy đã đi rồi”, khi người nữ danh ca không đáp ứng tình yêu cuồng nhiệt của ông. Nguyễn Long cũng là tác giả bài “Thôi” do Y Vân Phổ nhạc.

Không chỉ có thế! Cùng lúc dư luận cũng ghi nhận sự ngợi ca của giáo sư Nguyễn Văn Trung, đại học Văn khoa Saigon, trước 1975 và, thi sĩ Nguyên Sa (cũng từng là giáo sư đại học Văn khoa) dành cho Thanh Thúy sau thời điểm 30 tháng 41975, ở hải ngoại.

Rất nhiều người vẫn còn nhớ 4 câu thơ tuyệt tác của nhà thơ Hoàng Trúc Ly, viết tặng Thanh Thúy, ngay khi cô vừa trở thành người của quần chúng:

HoangTrucLy-content
Nhà thơ Hoàng Trúc Ly



“Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc tay vời âm thanh
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan thành hư vô”. (1)

Tất nhiên, nhiều người cũng không quên một bài viết khá dài của nhà văn Mai Thảo, đăng trên tuần báo Kịch Ảnh hồi tháng 4-1962, mệnh danh Thanh Thúy là “Tiếng hát không giờ”; bên cạnh “Tiếng hát liêu trai” của giáo sư Nguyễn Văn Trung chọn đặt cho Thanh Thúy. Hay “Tiếng sầu ru khuya” của nhà văn Tuấn Huy cũng dành cho tiếng hát hiếm, quý ấy.

Để giải thích hiện tượng đặc biệt về một ca sĩ, ở lãnh vực nghệ thuật, tại sao lại được khen ngợi bởi giới trí thức, văn nghệ sĩ thuộc lãnh vực văn học như thế, có người nhấn mạnh tới sự kiện: Vì, gia đình gặp khó khăn tài chánh, để nuôi mẹ và các em, Thanh Thúy phải xin đi hát từ năm 16 tuổi…

Nhưng, đó không phải là trường hợp duy nhất; nếu người ta chưa quên, nữ danh ca Minh Hiếu từng bỏ Bình Long, lên Saigon, khi mới 16 tuổi, với dự định đi học may vì hoàn cảnh gia đình cũng đang trong thời kỳ khó khăn. Bất đồ, cô được một người quen giới thiệu với nhạc sĩ Ngọc Chánh, khi đó là trưởng ban nhạc phòng trà Hồ Tắm Cộng Hòa, đường Lê Văn Duyệt, và được tác giả “Vết thù trên lưng ngựa hoang” nhận cho hát.

Nhạc sĩ Ngọc Chánh kể, khởi đầu, Minh Hiếu chỉ biết có 2 ca khúc là “Nỗi lòng” của Nguyễn Văn Khánh và, “Gợi giấc mơ xưa” của Lê Hoàng Long. Vậy mà cũng rất mau chóng, Minh Hiếu trở thành danh ca. Cuối cùng, cô còn trở thành phu nhân của một ông tướng trong QL/VNCH.

Ngoài ra, trong sinh hoạt trình diễn của 20 năm tân nhạc miền Nam, theo một số người trong giới thì, chúng ta cũng có khá nhiều nữ ca sĩ có chung một hoàn cảnh như Thanh Thúy hoặc Minh Hiếu…

Tuy nhiên, các sự thật đó, không hề dẫn tới những vinh dự tương tự như những vinh dự mà nữ danh ca Thanh Thúy đã nhận được.

Cũng có người nhấn mạnh tới yếu tố nữ ca sĩ Thanh Thúy đã có một nhân cách cũng hiếm, quý như tiếng hát của cô. Đó là sự kiện cô không bị mang tiếng hay vướng vào bất cứ một “scandal” lớn nhỏ nào, trong suốt thời gian đứng trên sân khấu, dưới ánh đèn chói lọi của danh vọng. Mặc dù cô được rất nhiều nhân vật tên tuổi, quyền thế, giàu có say mê, theo đuổi hằng đêm…

Giải thích này theo tôi, cũng không có tính thuyết phục. Bởi vì tất cả những vòng nguyệt quế vinh quang, Thanh Thúy nhận được đều xẩy ra ở thời gian Thanh Thúy mới khởi nghiệp. Mọi thứ chấm dứt sau khi Thanh Thúy lập gia đình với ông Ôn Văn Tài, khi ông này còn là một sĩ quan Không quân cấp nhỏ.

Tôi trộm nghĩ sẽ rất khó cho ai có ý định giải mã một cách rốt ráo trường hợp ngoại lệ của tiếng hát này.

Với một người như giáo sư Nguyễn Văn Trung, khi viết về Thanh Thúy, ông cũng đã chọn một tựa đề với một cụm rất phiếm định là “Ảo ảnh Thanh Thúy / Tiếng hát liêu trai” (2). Nó đã sớm cho thấy, không thể có được một giải thích dứt khoát về việc, tại sao tiếng hát đó lại nhận được quá nhiều ngợi ca, trong khi những tiếng hát nữ khác cũng tài hoa, chẳng những không kém mà, có phần còn trội hơn Thanh Thúy nữa.

Giáo sư Nguyễn Văn Trung viết:

“… Thường một ca sĩ ra hát, bao giờ cũng cố gắng làm sao cho người khác để ý đến mình, không những chỉ bằng sự hiện diện trước mặt họ mà còn bằng những cử động, những cái nhìn, nụ cười chiếu thẳng vào khán giả mong làm hài lòng khán giả như mời gọi, quyến rũ. Đứng trước máy vi âm, ca sĩ chú ý đến khán giả mong làm hài lòng khán giả bằng sự phô trương tất cả con người của mình. Trái lại Thanh Thúy ra hát, dĩ nhiên cũng là hát cho khán giả, nhưng làm ra vẻ không chú ý tới khán giả, không tự giới thiệu, đi đến với khán giả bằng cử chỉ nụ cười, cái nhìn Thanh Thúy e lệ, kín đáo, bước ra rụt rè như con cò, tiến đến gần máy vi âm mà không đưa mắt nhìn vào khán giả. Lúc hát không làm một cử động nào, hai tay luôn nắm lấy cây sắt của máy vi âm, mắt nhìn xuống đất hoặc nhìn ngang, thỉnh thoảng mới nhìn lên liếc qua rất nhanh khán giả mà không cố ý nhìn một ai. Thanh Thúy không nhìn ai, để trở thành vật được nhìn của tất cả. Hình như đôi lúc Thanh Thúy lại nhắm mắt hay chỉ mở lim dim… Thái độ của Thanh Thúy là đi tới người khác không phải bằng cách cởi mở, đón tiếp, mời gọi với những cái nhìn, nụ cười cử chỉ mà bằng cách khép mình lại, thu mình vào bên trong không xét đến người khác đang nhìn mình. Thỉnh thoảng cô mỉm cười khi lời ý buồn cười, nhưng cũng như cười với mình thôi. Do đó, ra trình diễn mà lại như không muốn cho người xem thấy mình vì Thanh Thúy che giấu mặt đến quá nửa bằng mái tóc bỏ xõa…Hát xong một ca khúc, đi vào trong ngay, không đứng lại bên máy, bên dàn nhạc để hát tiếp ca khúc sau…” (Nđd)

Du Tử Lê,
(Kỳ sau tiếp)
________
Chú thích:
(1) Có bản chép “Lắng nghe da thịt tan tành xưa sau”.
(2) Theo tư liệu và được sự cho phép của tuần báo “Thế Giới Nghệ Sĩ” số 43, đề ngày 4 tháng 12 năm 2015, chủ đề “Nữ danh ca Thanh Thúy”.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33253)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5229)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17922)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,