Bùi Giáng, cuồng sĩ hay gã chăn trâu trên đồng cỏ VN? (Kỳ 01)

24 Tháng Mười Hai 20189:26 SA(Xem: 4827)
Bùi Giáng, cuồng sĩ hay gã chăn trâu trên đồng cỏ VN? (Kỳ 01)

Lnđ: Loạt bài dưới đây về nhà thơ Bùi Giáng, được tác giả viết từ năm 1964, in trong cuốn “Năm Sắc Diện, Năm Định Mệnh”, do nhà XB Tao Đàn, Saigon ấn hành năm 1965. Tác phẩm là sưu tập của nhà thơ Thành Tôn, hiện cư ngụ ở quận hạt Orange County, tặng lại cho chúng tôi.

Vì bài viết khá dài, chúng tôi đành phải chia thành nhiều kỳ, để phù hợp với số chữ theo quy định của nhật báo Người Việt, sau khi đã hiệu đính.

Trân trọng.

DTL.


Một dạo, tin Bùi Giáng mất tích đã gây xúc động cho một số anh em văn nghệ tại miền Nam. Đó là lúc mà không ai biết ông đi đâu, làm gì? Sống chết ra sao? – Nhà thơ Xuân Hiến, một trong những người bạn thân của họ Bùi cũng không biết. Ngay anh em của ông cũng không rõ gì hơn. Người thì bảo Bùi Giáng đã bỏ văn nghệ đi buôn. Kẻ lại bảo ông đã vào rừng, hay lên núi tu… tiên. Tất cả chỉ là những ức đoán, đồn đại. Tựu trung, vẫn không ai rõ thực hư! Từ chỗ mù mờ, nhuốm huyền hoặc đó, một vài anh em khác giầu tưởng tượng hơn, nghĩ xa xôi hơn, nhưng cũng chua xót hơn cho rằng:

“Biết đâu Bùi Giáng đã chẳng chết dấm chết dúi bụi bờ nào rồi(?) Trong một giây phút ‘xuất thần’ nào đó, có thể ông đã tự hủy đời mình”…!

Anh em văn nghệ ai cũng biết Bùi Giáng gầy còm, ốm yếu. Ông vốn thấp, khô quắt, chỉ có cái đầu to quá khổ so với khuôn mặt chữ điền xương xẩu. Lại thêm tính nết đôi khi không được bình thường vì lao lực tinh thần, hoặc quá khứ nhiều bi kịch (?) Những người sống gần ông ghi nhận rằng, mỗi khi bàn luận về vấn đề văn chương, tư tưởng, ông thường đưa tay ôm đầu, gục mặt. Nhất là khi đề cập tới truyện Kiều của Nguyễn Du, không chỉ ôm mặt, ông còn hay bật khóc, cộng với nhiều phản ứng bất thường khác, khiến nhiều anh em nghi ngờ, lo lắng, hoang mang về sự “mất tích” của chàng thi sĩ họ Bùi.

Trước những tin không vui ấy, tôi càng nôn nả muốn tìm gặp ông. Nhưng tìm Bùi Giáng đúng như câu nói của một người bạn tôi về ông: Tìm Bùi Giáng “như thể tìm chim”….

Chúng tôi đến căn nhà đường Trương Tấn Bửu không có, trại định cư khu Ngã Tư Bảy Hiền cũng không. Nhớ tới những phỏng đoán trên, tôi nghĩ: Biết đâu chẳng đúng! Rồi, những thôi thúc, náo động trong tôi với thời gian cũng lắng nguội dần. Phần vì mưu sinh, phần vì thiếu sức khỏe, chán nản, tôi quên dần chuyện tìm gặp tác giả “Mưa nguồn”.

Một buổi tối, một bạn chung đưa anh Trần Quốc Túy, họa sĩ (cũng là bạn học cũ của tôi ở CVA) tới thăm tôi.

Có thể vì gặp TQT, nên tôi lại trực nhớ Bùi Giáng. Tưởng cũng nên nhấn mạnh, ngoài con người văn chương thơ phú, Bùi Giáng còn là một họa sĩ chuyên vẽ tranh mầu nước loại trừu tượng. Ở khía cạnh này, có dễ ít người biết, mặc dù rất nhiều họa sĩ tên tuổi từng tỏ ý thán phục tranh của ông như N.T, T.T. N.Đ… Riêng tòa đại sứ Đức, đã điều đình mua một số tranh của ông với giá cao… Nhưng ông từ chối và, chỉ tặng cho tòa đại sứ Đức một bức.

Khi TQT nghe tôi nhắc tới Bùi Giáng, anh bảo sẽ tìm ra địa chỉ và, anh tin rằng không có một bất trắc nào xẩy đến cho Bùi Giáng. Anh kể, anh từng ở cùng khu vực và có giao du khá thân thiết với họ Bùi. Bạn tôi quả quyết:

“Bùi Giáng vẫn còn ở Sài Gòn.”

Hai hôm sau, TQT trở lại, báo tin anh đã tìm ra chỗ ở mới nhất của họ Bùi: “Khu Ngã Ba Ông Tạ.”

Tối hôm đó, chúng tôi hẹn gặp nhau ở quán cà phê L.C gần bên con ngõ dẫn vào nhà ông.

Khi dựng xe trước căn nhà quét vôi trắng khá đồ sộ, sâu trong một hẻm lớn, tôi bồi hồi nghĩ tới lúc gặp mặt tác giả “Tư Tưởng Hiện Đại” (1)

Đúng như lo ngại lúc ban đầu, bà chủ nhà cho biết, Bùi Giáng mới đi khỏi cùng ông Ý (Bửu Ý). Hỏi bà có biết chừng nào ông ấy về? Bà đáp:

“Không chừng, có thể một lát ông ấy trở về ngay, cũng có thể 2, 3 giờ sáng hoặc vài hôm sau.” Tuy nhiên bà vẫn muốn giữ chúng tôi nán lại. Hy vọng Bùi Giáng sẽ trở về ngay như thường khi.

Chúng tôi ngồi chờ ông, nghe bà chủ nhà nói rất nhiều chuyện ngộ nghĩnh về ông.

Lợi dụng lúc chờ đợi, tôi mượn một ngọn nến soi sáng chỗ làm việc của họ Bùi. Nếu không có chiếc “đi-văng” nhỏ kê sát tường và, đống quần áo vứt bừa bãi trên chiếc giá sách hỏng, trên cả bàn viết, lẫn lộn cùng những chồng sách cao ngút, chắc tôi sẽ có cảm tưởng gian nhà của Bùi Giáng là một phòng bán sách cũ. Bởi chung quanh phòng, những giá sách cao gần sát trần, chất đầy sách đủ loại, cả những chồng sách để ngay ở dưới sàn nhà, lẫn lộn cùng những khung tranh ông vẽ từ mấy năm nay.

Chiếc đi-văng, giường ngủ của Bùi Giáng, cũng được dùng để chứa sách. Ông chỉ chừa lại một khoảng nhỏ đủ để đặt lưng. Trên đầu đi-văng, có 2 mẩu nến cháy dở. Hỏi ra mới biết ông có thói quen dùng đèn cầy đọc sách, bất cứ ngày hay đêm (mặc dù nhà có điện). Ông còn thích bỏ màn suốt ngày. Ông từng tiết lộ với bà chủ nhà rằng, ông làm như vậy, để bạn bè đến thấy không có chỗ ngồi, sẽ rời đi sớm.

Bà chủ nhà kể thêm:

“Ông ấy không bao giờ bỏ giặt quần áo! Mặc bộ này chán rồi thay ra, mặc bộ khác vào. Cứ thế, xoay tua. Từ vòng này qua vòng khác…”

Trong căn phòng, tôi ước lượng cũng có tới cả 100 bức tranh to, nhỏ đủ loại. Đa số là những chân dung tưởng tượng.

Những khuôn mặt người rách nát đau thương… Như TQT, bạn tôi cho biết thì khi vẽ, bao giờ ông cũng mặc quần áo chỉnh tề, thắt cravate, nhưng chân lại đi… dép. Ông vẽ rất nhanh, đường cọ đi rất mạnh bạo. Không phác trước… Bạn tôi nói, ông vẽ tranh nhanh như làm thơ vậy.

“Tranh của ông ấy, nếu có mang một giá trị, hay sức quyến rũ nào đó, (dù ông không hề theo học một lớp hội họa cũng như không hề nhờ ai chỉ dẫn) có lẽ vì nó là kết quả của những suy nghiệm, những ray dứt, dày vò tâm thức ông từ quá khứ. Nên trong những giây phút xuất thần, cây cọ của ông phóng đi với những đường nét bất ngờ, mê hoặc…”

Thời gian này, Bùi Giáng ham mê nhất là khi vẽ chân dung nhà bác học Einstein và, nữ nghệ sĩ Kim Cương. Với hai khuôn mặt ấy, ông vẽ đi vẽ lại cả chục lần không chán. Trên tấm kính của mấy tủ sách, tôi cũng thấy dán hình hai nghệ sĩ Kim Cương và Thẩm Thúy Hằng. Không biết ông lấy phụ bản từ tờ báo nào!

Ngồi chờ khoảng một tiếng sau, vẫn chưa thấy Bùi Giáng về, chúng tôi đành xin phép cáo lui. Trở lại tiệm cà phê giữa tiếng nhạc nỉ non, trong một không khí ẩm thấp khói thuốc, mờ mờ những khuôn mặt thanh niên đủ trang lứa; giữa những tiếng cười khả ố, lâu lâu ré lên, tôi nghĩ tới Bùi Giáng không biết giờ này đang ở đâu, làm gì? Nghĩ tới chính mình và những người chung quanh - Thế hệ hiện tại - Tôi thấy cà phê đắng hơn mọi bữa và hình như không có mùi vị gì…

Trưa hôm sau, như đã hẹn trước, chúng tôi trở lại gặp Bùi Giáng đang xúng xính trong chiếc quần ngủ vải thô vàng, chiếc áo sơ mi cụt tay màu xanh với những khoanh tròn vàng (loại bán sẵn ở chợ), chiếc kính trắng dày cộm, nặng nề trên sống mũi thấp, ông bắt tay chúng tôi bằng nụ cười nửa như mừng rỡ, nửa như méo xệch, miễn cưỡng…

Du Tử Lê,
(Kỳ sau tiếp)

____________
Chú thích:

(1) Sài Gòn Kim Hải Việt Nam X.B năm 1962. Toàn bộ gồm 3 cuốn. Bộ sách này, từng gây xôn xao dư luận một thời.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33253)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5229)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8634)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,