Tại sao vĩ tuyến 17 mà không là vĩ tuyến khác? (Kỳ 04)

25 Tháng Ba 201911:10 SA(Xem: 4520)
Tại sao vĩ tuyến 17 mà không là vĩ tuyến khác? (Kỳ 04)


(Tiếp theo hết)

Nhờ có trong tay những tài liệu mới được giải mật, nhất là từ những văn khố của khối CS, như Liên Xô, Lê Công Tâm, luật sư và cũng là người viết sử quyết mang ra ánh sáng đầu mối, cũng như những dàn xếp bất nhân của các cường quốc trên số phận tổ quốc Việt Nam. Nói cách khác, tại sao đất nước VN lại bị chia đôi, phân cách bởi vĩ tuyến 17 mà, không phải là một vĩ tuyến khác? Thí dụ 15 hay 18?

Nơi trang 665 của bộ sách có tên “Những Lỗi Lầm Định Mệnh Trong Cuộc Chiến Việt Nam” - - Chương XIII: Từ Điện Biên Phủ tới Geneva 1953-1954, căn cứ vào tài liệu “Problemy Dalnego Vostoka, 1990, # 3, trang 23. I Ognettov, Ibid, trang 165, được họ Lê ghi lại rằng:

Bộ chính trị TC thông báo cho Phạm Văn Đồng về kết quả hội nghị tại Liễu Châu trong huấn thị mang tên “Tài liệu ngày 5 tháng 7” đòi hỏi lần ranh ở vĩ tuyến 16, nhưng chắc chắn Pháp sẽ không đồng ý. Vì quốc lộ 9 là con đường duy nhất của Lào đi ra biển. Trong Hồi ký của Khruschev thì ghi rằng:

“Trong phiên họp đầu tiên của Hội nghị, người cầm đầu phái đoàn Pháp là Mendes-France, đề nghị đường ranh là vĩ tuyến 17. Phải nói, khi nhận được tin này chúng tôi gần như mắc nghẹn vì mừng rỡ, chúng tôi đã không mong đợi điều này xảy ra. Vĩ tuyến 17 thật là ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi. Thực ra các đại biểu của chúng tôi đã được chỉ thị phải đòi vĩ tuyến 15, nhưng thật sự thì chúng tôi chỉ giả vờ quyết tâm thương thuyết một cách cứng rắn. Sau đó, chúng tôi đã chấp nhận đề nghị của Mendes-France, chọn vĩ tuyến 17 làm đường ranh chia đôi Việt Nam.”

Dõi theo tài liệu của LS Lê Công Tâm, người đọc được biết, Hồ Chí Minh hiểu rằng, nếu không có sự giúp đỡ của Liên Xô và TC ông ta đã không đánh bại được Pháp và đạt được vị trí hiện tại. Ngoài ra, ông ta cũng tin vào việc toàn bộ VN, sẽ rơi vào tay CS hai năm sau đó, như Chu Ân Lại và Molotov đã tin tưởng.

Vẫn theo họ Lê thì, họ Hồ cũng gặp may mắn khi Churchill, của Anh quốc, không đồng ý hợp tác với Mỹ can thiệp vào lòng chảo Điện Biên Phủ.

Mặt khác, điều ngạc nhiên và thất vọng đã đến với ba nước CS đỡ đầu cho CSVN, là sự kiện Tổng thống Ngô Đình Diệm đã củng cố được quyền hành ở Miền Nam, với sự trợ giúp của chính phủ Mỹ.

Khi bước vào chương thứ XIV, tựa đề “Xây dựng một miền Nam Tự Do”, nhà viết sử Lê Công Tâm cũng nhấn mạnh rằng:

Hiệp định Geneva ngày 20 tháng 7-1954 tạm kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương và đưa VN vào một khúc quanh lịch sự quan trọng, thay đổi vận mạng hàng triệu người dân VN từ Nam chí Bắc trong nhiều thệ hệ của lịch sử cận đại, trong đó có chúng ta và con cháu! Không một ai thoát khỏi định mệnh nghiệt ngã này,
Hiệp định kể trên đã tạo ra một miền Nam thật sự Dân Chủ, trong một thời gian thật ngắn ngủi, và thể chế này đã phản ảnh một thời kỳ cực thịnh về văn hóa, cũng như trình độ văn minh cả người Việt Nam. Những phương diện mà thế giới từ lâu không nhìn thấy hoặc tỏ ra coi thường!

Vì vai trò của TC đối với đảng CSVN rất quan trọng, nên LS Lê Công Tâm đã bỏ nhiều công sức sưu tầm tài liệu, để đánh giá rõ vai trò của TC trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất, như sau:

-Một số sử gia cho rằng Pháp vấp phải nhiều lỗi lầm và ngu xuẩn do đó Việt Minh (CSVN) đã chiến thắng trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ Nhất. Theo sử gia Duiker, trong tác phẩm “Comunist Road to Power in VIệt Nam” thì, từ việc miễn cưỡng trao trả nền độc lập cho những nhóm chính trị ôn hòa không cộng sản bản địa, cho đến sự ngây thơ về bản chất của một nước xã hội từ truyền thống nông nghiệp đang chuyển mình thay đổi; và quan trọng thực tế hơn, chính phủ Pháp đã không cung cấp đầy đủ quân dụng thiết yếu cho các mặt trận chống lại CSVN.

- Trong khi theo các sử gia khác thì, Hồ Chí Minh được sự hậu thuẫn của người Việt Nam. (Quan điểm này được họ Lê trích dẫn từ Lorkhart, “Nation in Arms…”)

- Nhưng một số khác, khách quan hơn, nhờ có nghiên cứu thực địa thì, ưu thế của đảng CSVN là chính sách “khủng bố và tổ chức quy củ.” Đại diện cho khuynh hướng này là sử gia Dunn, trong “First Việt Nam War.”
Bắc Kinh vì tham vọng riêng, đã ủng hộ cho Hồ Chí Minh một cách tận lực, như nhiều người biết tới từ lâu. Nhưng chúng ta lại không có dữ kiện, tài liệu nào cho thấy những bằng chứng rõ ràng được lưu trữ tại các văn khố TC, cũng như văn khố của CSVN, hầu lịch sử được soi sáng rõ ràng hơn vai trò của TC trong cuộc chiến thắng Pháp.

Vẫn theo họ Lê, tác giả bộ NLLĐMTCCVN thì từ 1950 tới 1954, TC đã gửi nhiều tướng lãnh tài giỏi đến VN làm cố vấn quân sự và chính trị. Họ huấn luyện kỹ thuật chiến đấu cũng như đường lối chính trị cho quân đội. Tái tổ chức cơ cấu hành chánh. Và ngay cả sách lược động viên hàng ngũ dân chúng. Các cố vấn quân sự TC, trên thực tế đã đưa ra kế hoạch. Đồng thời chỉ huy trực tiếp các cuộc hành quân, chiến dịch, chuyển giao các kinh nghiệm về chiến lược và chiến thuật tác chiến của TC cho VN.

Nhóm cố vấn quân sự của TC (viết tắt là CMAG), đã chỉ huy thành công hầu hết những chiến dịch như các chiến dịch biên giới, Tây Bắc và Điện Biên Phủ của VC.

Cụ thể, tài lãnh đạo chỉ huy của tướng TC tên Chen Geng đã mang lại chiến thắng cho ông Hồ, đặc biệt là các cuộc hành quân biến giới năm 1950, trong khi quân Việt Minh vẫn còn là một nhóm quân ô hợp, thiếu tổ chứa, không kinh nghiệm chỉ huy.

Tuy thế, nhóm cố vấn TC cũng đã mắc phải một số sai lầm quan trọng, như đầu năm 1951, khi họ khuyến cáo ông Võ Nguyên Giáp mở cuộc tấn công một số căn cứ phòng thủ vững chắc của quân Pháp tại châu thổ sông Hông, làm cho lực lượng CSVN ở giai đoạn này bị suy yếu đáng kể.

Ở giai đoạn đầu của trận chiến Điện Biên Phủ, cố vấn TC cũng mắc phải sai lầm, khi muốn Việt Minh tấn công Điện Biên Phủ bằng chiến thuật biển người…

.
Trong phần trao đổi giữa LS Lê Công Tâm, tác giả bộ sách NLLĐMTCCVN với người viết bài giới thiệu này, ông cho biết, dù VN phải ký hay chấp nhận bao nhiêu hiệp ước thì, từ nhiều năm trước, VN vẫn không bị áp đặt một hiệp ước chia đôi lãnh thổ nào, bởi tham vọng, tính đoán của những cường quốc đại diện cho hai phe Tự Do và Cộng Sản.

Vẫn theo họ Lê, chính hiệp ướcGeneva năm 1954 là tiền đề dẫn đến thảm nạn bỏ nước ra đi, vốn không hề có trong tập quán hay truyền thống của người Việt - - Khi những thế lực cường quốc, bằng mọi cách, nhất quyết bức tử QL/ VNCH, một quân lực được công nhận là anh hùng, quả cảm.

Ông nói chính vì thế ông quyết định bỏ hết tâm huyết và công sức của mình, để hoàn tất bộ NLLĐMTCCVN; không chỉ cho hôm nay mà còn cho các thế hệ sau trẻ sau, hiểu rõ, ít nhất, thế hệ cha, ông họ phải bỏ nước ra đi, không phải vì lý do kinh tế…

.
Được biết, LS Lê Công Tâm, sinh năm 1946. Thủy tổ của ông là Lê Công Triều, người gốc Nghệ An, làm quan đại thần triều Lê, sau theo chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp tại vùng đất Bình Định hiện nay.

Ông là chắt-ngoại của Tiền Quân Võ Văn Kiêm, Kim Long, An Ninh Hạ, dưới thời Vua Khải Định. Ông là cháu bên ngoại của hai ông Võ Như Nguyện, Giám Đốc Nha Cảnh Sát Trung Phần và Võ Văn Hải, Bí Thư của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, và tập sự Luật Sư tại văn phòng Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Nguyễn Ngọc San. Sau đó ông đi du học tại N.Y. Hoa Kỳ, tốt nghiệp Cao Đẳng Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại Học Long Island University, N.Y.

Năm 1974, ông về nước làm Chánh Văn Phòng cho Quỹ Phát Triển Kinh Tế Quốc Gia (National Development Fund). Trong lãnh vực giáo dục ông làm Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Cộng Đồng Regian Pacis cho đến tháng 4, 1975…

Trở lại Hoa Kỳ, gia đình ông sinh sống tại Los Angeles. Ông là một doanh nhân thành công trong việc cung ứng thực phẩm dinh dưỡng cho Chương Trình Cao Niên của chính phủ trong hơn ¼ thế kỷ.

Năm 1995 đến năm 2003 ông làm Đại Diện và Cố Vấn cho các Công Ty Điện Tử Tandem; Compaq và Cơ Quan Phát Triển Mậu Dịch của chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ (TDA)…

DTL.
(Mar. 2019)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16699)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11968)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8938)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8007)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33251)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5228)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16699)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11968)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8938)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8007)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 754)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22281)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19047)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7735)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8340)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20705)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25299)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22778)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21555)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19610)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17919)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16787)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15985)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31731)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,