Khi bạo lực xé nát bầu khí thanh bình của thành phố Đà Lạt. (Kỳ 02)

05 Tháng Sáu 20199:50 SA(Xem: 4350)
Khi bạo lực xé nát bầu khí thanh bình của thành phố Đà Lạt. (Kỳ 02)


(Tiếp theo kỳ trước)

Không phải đợi cho lâu lắt, ngay sau phát hiện bất ngờ: “…Đà Lạt không thể là một ốc đảo thanh bình như người ta vẫn tưởng…” tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên của tác phẩm biên khảo công phu, giá trị đã cho độc giả của ông thấy nguồn gốc thành hình cũng như tham vọng lớn, kín đáo mà, vùng đất được mệnh danh là “Hoàng Triều Cương Thổ” hướng đến qua hai tài liệu hiếm, quý mà họ Nguyễn sao lục được từ các kho lưu trữ tại Sài Gòn và Paris, cùng những văn bản tổ chức hành chánh trong phông Phủ Thủ hiến Trung Việt của Trung Tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt, giúp phác họa những nét chính về tổ chức xã hội Đà Lạt và một số vùng liên quan đến cụm từ Hoàng triều cương thổ. Đó là Nghị định số 43-NĐ/HT/CT ngày 15 -1-1953; ấn định thể lệ bầu cử khu phố trong thành phố Đà Lạt và kế hoạch Hành động Xã hội cho khu vực miền núi phía Nam của Hoàng triều cương thổ…(ĐLBDSM, trang 17)

Theo họ Nguyễn thì, tài liệu cũng đã cho thấy, dù trong khoảng gần 5 năm, từ 1950 đến 1955, Hoàng triều cương thổ thể hiện một tham vọng thật lớn lao qua việc tổ chức bộ máy chính quyền, những nguyên tắc quy định nhập cư thật chặt chẽ và chế độ chính sách cởi mở dành cho người bản địa (theo dụ số 6 là thành phần “dân cư tuy không phải nòi giống VN, song vẫn truyền thống lệ thuộc Hoàng triều”) nhưng chưa kịp tạo ra một dấu ấn đáng kể nào việc xác lập cho Đà Lạt một khái niệm “thủ đô” có tính tự trị và nhen nhúm ý tưởng về một “trung tâm đại học của Việt Nam”. (ĐLBDSM, trang 18)

Vẫn theo nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên thì những thời kỳ chuyển tiếp trong lịch sử Đà Lạt, luôn kéo theo những câu chuyện đầy ly kỳ, vượt ngoài sức tưởng tượng của đám đông.

“…Cuộc ‘cuốn gói’ của những nhân viên Ty Liên lạc Hàng không Quốc gia (Société Impériale de Liaison Aérienne, viết tắt:SILA) sau sự ra đi không trở lại của gia đình Quốc trưởng Bảo Đại và những nhân viên cấp cao thuộc Văn phòng Quốc trưởng là sự kiện có tính biểu trưng về một cái kết vụng về của một giải pháp chính trị. Câu chuyện xẩy ra lạ lùng đến khó tin ngay vào giữa thập niên 1950. Những phi công, kỹ sư, chuyên viên hàng không Pháp bị mắc kẹt tại Đà Lạt phải tiến hành một vụ “đánh cắp máy bay”, “một vụ lập mưu vơ vét công quỹ” trong nhà băng (như ngôn từ điều tra của chính phủ mới), thực ra đơn giản chỉ là một cuộc tháo chạy đầy màu sắc trinh thám, làm đậm thêm những hàng title trên các mặt báo tại Paris và Sài Gòn đương thời (xem bài Cuộc cuốn gọi tháo chạy hay một vụ trộm máy bay?)” (ĐLBDSM, trang 19, 20)

Tiếp theo, tác giả ĐLBDSM cũng đề cập tới khía cạnh 9 năm êm đềm của Đà Lạt dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa với thị trưởng Đà Lạt, ông Thị trưởng Trần Văn Phước xây chợ Đà Lạt và, chuyện bà Trần Lệ Xuân, phu nhân của ông cố vấn Ngô Đình Nhu “khát” đất và nhà ở Đà Lạt. Chuyện chuyển đổi chức năng đô thị… Như chuyện chấp nhận hy sinh khai thác du lịch, kéo theo những ì ạch về môi trường dịch vụ tham quan nghỉ dưỡng cho đến tận 1975…
Họ Nguyễn nhấn mạnh thêm rằng:

“Tính cách thị dân cũng là điều người viết muốn nhấn mạnh thông qua các câu chuyện được chọn lọc, kể lại. Cuộc nhập cư của 13 trại với đa phần hướng đạo là các linh mục đã tạo ra một kết nối khá thú vị với văn hóa thành phố trước đó, khi người Pháp xây dựng đô thị Đà Lạt mang dấu ấn Công giáo Tây Phương (qua trường dòng, tu viện, không gian kiến trúc,…). Những giá trị tính cách thị dân được tạo ra trong sinh hoạt đôi khi từ những vụ cụ thể: vận động Mùa Trồng Cây,nghiêm cấm người nhập cư chặt phá cây, ý định tản dân ra ngoại thành, theo đó là kế hoạch mở rộng phạm vi thành phố để bảo đảm vùng lõi đô thị giữ được sự hài hòa với tự nhiên….” (ĐLBDSM, trang 20, 21)

Như trước đây, tác giả từng cho thấy mặt bên kia của Đà Lạt êm đềm, Đà Lạt “đất hứa” thì Đà Lạt còn là vùng giao tranh và mưu toan quyền lực. Họ Nguyễn xác nhận, trong khoảng rối ren hậu đảo chánh 1963, những cuộc va chạm bên dưới sương mù vẫn âm thầm mà khốc liệt:

“…Trước đơn tố cáo của chính vị Thị trưởng mới, ông Thị trưởng Trần Văn Phước đã phải tự minh oan cho mình bằng sự liêm chính thực tế. Rồi những vụ bỏ bom vào các Dinh, biểu tượng quyền lực, những báo cáo mật vụ, nhất là ngôn từ có tính răn đe trong bài tham luận mà vị Tổng thống Đệ nhị Cộng Hòa đọc trước các sinh viên Viện Đại học Đà Lạt trong ngày kỷ niệm 10 năm thành lập viện này,… tất cả cho thấy xã hội Đà Lạt nhiều bất an hơn. Và người Đà Lạt dần chấp nhận một thực tế rằng thành phố nơi họ sống thực sự không – và, chắc chắn không thể nào- là một chốn vô nhiễm với những xáo trộn chung của miền Nam. Gần hai tuần giao tranh sấm rền với Tết Mậu Thân là một sự đánh thức đầy lạnh lùng với những ai còn nuôi ảo giác Đà Lạt là ‘“giấc mơ thần tiên trong một hiện thực sắt thép địa ngục…’ (ĐLBDSM, trang 21, 22)

Những tưởng với quá nhiều dữ kiện, tài liệu, tư liệu hiếm, quý, họ Nguyễn không trở lại với những biến động có tính bạo lực hoặc, scandale lớn, rung động cả chính quyền Pháp ở mẫu quốc… Nhưng sự thực ngược lại, khi ở những trang kế tiếp, nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên đã làm sống lại khá chi tiết vụ “… ba nhân viên của Cao ủy Pháp bị giết gần tòa nhà Dòng Chúa Cứu Thế ngày 14 tháng 12 năm 1950”, do đội cảm tử quân của tổ chức Việt Minh thực hiện, theo tài liệu của nhà nghiên cứu Eric T. Jennings.

Vẫn theo tài liệu của tác giả Eric T. Jennings, một khi bạo lực đã dơ cao ngọn lửa địa ngục và, những tràng cười man rợ, thì ngọn lửa địa ngục kia đã không ngừng gầm thét giữa thành phố Đà Lạt thanh bình.

Điển hình, ngày 10-1-1951, quân VM bắn chết một lính gác dân thiểu số ở bên ngoài nhà máy điện Đà Lạt. Hai nhân viên người Việt làm việc trong lực lượng mật thám Pháp, bị dụ tới biệt thự trong khu Trại Hầm, và bị giết ngày ngày 8-2-1951. Hai ngày sau, hỏa hoạn thiêu rụi “Phòng tin Đà Lạt”; hiến binh kết luận vụ này do VM gây ra. Hai viên chức Việt khác nữa, cũng bị giết ở Đà Lạt ngày 21-3-1951: Một người là thành viên của phái đoàn Bảo Đại, người kia làm trong lực lượng an ninh thành phố. Một trong hai nạn nhân Bui Thach Ngu (?) xác trôi trong hồ Than Thở với hàng chục vết đâm ở cổ. Hiến binh nghi ngờ một học sinh 17 tuổi của trường Yersin là thủ phạm của ba vụ tấn công vụ vừa nêu, căn cứ theo dấu máu tìm được trên vật dụng cá nhân của học sinh này.

Vẫn theo Jennings thì cuộc chiến vừa là thường dân vừa là chiến dịch du kích, rõ ràng đã lan tới thành phố nghỉ mát này.

"Thời điểm đầu năm 1950, khi người Pháp chuẩn bị rút đi và dựng lên một “nước cờ chính trị” có tên là Hoàng triều cương thổ”, tình hình an ninh của Đà Lạt cực kỳ xáo trộn với những vụ đổ máu do các thành viên của tổ chức VM âm thầm hoạt động tại thành phố này. Đà Lạt không còn vô can với mọi biến động chiến cuộc. Đà Lạt phải đối diện với những rình rập phe phái ngấm ngầm những vụ bùng phát bạo lực (ĐLBDSM, trang 41, 42).

Về bối cảnh của vụ “cuốn gói” tháo chạy hay một “vụ trộm máy bay, và biển thủ ngân quỹ cũng được nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên tóm tắt như sau:

Khi gia đình cựu hoàng Bảo Đại về lại Pháp, bị chính quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm (trước khi trở thành Tổng thống) truất phế thì những nhân viên người Pháp, thuộc tổ chức SILA còn kẹt lại 17 người, không được thanh toán lương bổng - - Hai trong số người này âm mưu đánh cắp 2 chiếc phi cơ của cựu hoàng Bảo Đại, và gom số tiền 82,000 trong két sắt cùng một phong bì đựng 5,000 Đông dương, đào thoát về hướng Lào… Nhưng họ đã bị chặn lại sau khi bị chính quyền mới đe dọa sẽ bị bắn hạ…

Nhờ thế, chính quyền mới đã thu lại được số tài sản kể trên, cũng như những tài sản khác của cựu hoàng Bảo Đại, theo sắc Luật số 17/57 về việc “Tịch thâu cho quốc gia tài sản của Bảo Đại và thuộc hạ”…

Sự kiện ấy đã gây chấn động trong nội bộ chính phủ Pháp ở Paris, thời điểm đó. (ĐL BDSM, trang 99, 100.)

Du Tử Lê
(Còn tiếp một kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 21388)
Với tiêu chí tự đặt cho mình: “Nhạc phải cho hay, lời phải cho đẹp và ý nghĩa;” Từ Công Phụng đã đem đến cho giới thưởng ngoạn những tình khúc sang cả, mượt mà từ nhạc tới lời.
10 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 34680)
Mặc dù, mỗi chúng ta, hằng ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, cũng có thể gọi được, tự làm lấy cho mình một ly cà phê sữa đá. Chỉ riêng Anh thì không. Chẳng bao giờ, chẳng bao giờ, nữa!
01 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 12048)
Mùa xuân đồng nghĩa với sự hồi sinh của tất cả mọi đọt, mầm. Từ đó, tin yêu, hy vọng lấp lánh khắp cùng trời đất.
30 Tháng Mười Hai 201912:00 SA(Xem: 17809)
Dù bây giờ, Việt Dzũng không còn nữa, nhưng những đóng góp, những đầu tư của Việt Dzũng cho tự do, nhân bản và tình người, sẽ mãi còn là những ngọn lửa ở được với mai sau.
04 Tháng Mười Hai 20191:55 CH(Xem: 11393)
Cách gì, cậu Trúc, Thứ Sáu tới đây, cả bà T., Orchid, và tớ cũng sẽ đi… “thăm” cậu; trước khi tớ sẽ gặp lại cậu, như ngày nào hẹn nhau ở Canada… cậu còn nhớ chứ?
02 Tháng Mười Hai 20191:03 CH(Xem: 5449)
Sáng Tạo đã thành công trong việc đổi mới thơ. Nhưng đã thất bại trong việc đổi mới thơ cho mọi người,
28 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 11318)
Bị thôi thúc bởi ngọn lửa bập-bùng-náo- nức của T., cuối cùng, tôi cũng đã thực hiện được chuyến viếng thăm người họa sĩ nổi tiếng một thời của văn học, nghệ thuật miền nam
19 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 20181)
Nguyên Sa đã chết! (Như Mai Thảo đã chết!) Dù, chính tôi theo chân những người thân yêu của anh, theo chân bạn hữu tiễn, đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng.
02 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 10462)
Tôi tự thấy mình thật thiếu sót, khi chỉ tìm đến vào cõi nhạc Trần Dạ Từ / Lê Hà Vĩnh, cách đây vài năm…
28 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 9401)
Đó là một buổi tối. Một buổi tối nào đó, dưới gầm trời tạm dung nào đó, tại cột cây số lưu vong nào đó...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16815)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13901)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8393)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22813)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,