Cách đây gần hai chục năm, tôi đã chủ trương chẻ chữ để thêm hoặc, cho rõ nghĩa; (như đêm, ngày; chia, ly; đổ, vỡ; chữ, nghĩa; cha, mẹ; buồn, vui; thương, nhớ...)
May mắn thay, gần đây, thử nghiệm đó, đã được một số người làm công tác liên quan tới văn chương, chữ nghĩa hưởng ứng.
Lần này, trong tập sách nhỏ bạn đang cầm trên tay; tôi cố tình viết liền những từ kép - - Gồm cả danh từ, lẫn tĩnh từ (mà,) chúng ta quen dùng hàng ngày, như: Trời, đất; sống, chết; trắng, đen; trên, dưới; xấu, tốt; đúng, sai; mất, còn; đi, về; tối, sáng...thành: Trờiđất; sốngchết; trắngđen; trêndưới; xấutốt; đúngsai; mấtcòn; đivề; tốisáng...
Về phương diện ngữ, nghĩa: Đó là những từ kép mang tính tương phản, nhịp nhàng, đối xứng.
Theo quan điểm Thiền học: Đó là những cặp đối đãi hay; tinh thần phân biệt; do tâm chấp có / không; phải / trái...mà ra.
Vẫn theo Thiền học, chính cái tâm chấp, hay tâm phân biệt, là đầu mốâi của mọi đau khổ / hạnh phúc; bất an / yên bình nơi khá nhiều cá nhân, trong chúng ta. Mặc dù, mọi cảm, thức đều không hề dài, lâu; (mà,) chúng sẽ chuyển hóa; sẽ tan, biến nhanh, chậm, mà thôi.
Do đấy, khi tôi viết liền một số từ kép với nhau, trong tập thơ này, chúng mang ý nghĩa nhắc nhở tôi, trước nhất; rằng:
-Rốt ráo, tất cả chỉ là mặt này hay, mặt kia của cái một; bước đầu dẫn tới cái không.
Thứ đến, nếu cố tình kia, may mắn, được một vài bạn đọc chia sẻ; với tôi, là một thuận duyên; một khích lệ, không thể to lớn hơn.
Ngược lại, nếu sự viết liền (có chọn lọc) một số từ kép của tôi, gây dị ứng cho bạn đọc; xin quý vị mở rộng tâm từ, coi như không có.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin bạn đọc, nếu được, mỗi lần, chỉ đọc tối đa đôi, ba bài thơ của tôi. (Và,) xin cứ thế, ở những lần kế tiếp, với những bài còn lại; trong những thời khắc rảnh rỗi nhất.
(Hỏi xin trên, không chỉ ứng dụng riêng cho tập thơ này, (mà;) ở tất cả những tập thơ khác - - Luôn cả những tập thơ của tôi, quý vị đã từng đọc qua.)
Với lòng biết ơn, dám mong bạn đọc hưởng ứng, trước khi cất tiếng hỏi tôi:
-Tại sao?
Trân trọng,
Du Tử Lê,
(