Nguyễn Ngọc Bảo, Du Tử Lê – 50 Năm.

16 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 5612)
Nguyễn Ngọc Bảo, Du Tử Lê – 50 Năm.

(Bài giới thiệu “Du Tử Lê, Tác giả và Tác phẩm” trong chương trình vinh danh nhà thơ do Hội VHKHVN tổ chức chiều Chủ Nhật ngày 18 tháng 11 năm 2007 tại Stafford Performing Arts Theatre.)

Thưa quý vị, trời Houston mưa vần vũ từ tối hôm qua đến sáng hôm nay, nhưng đã tạnh khoảng hai giờ hai tuổi, đang là sinh viên năm thứ ba Văn Khoa, và rất yêu văn chương, nghệ thuật. Đêm ba mươi Tết năm 1972, tôi đến thăm chị và được chị hát cho nghe một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ Du Tử Lê. Đó là bài “Tình Sầu Du Tử Lê” mà quý vị vừa thưởng thúc qua tiếng hát Bích Liên trong tiết mục đầu tiên của chương trình hôm nay, một ca khúc thật hay, bởi vì lời thơ thật hay:

người ở đây, ta cũng ở đây
lòng không như mặt, lòng lệ đầy
chân đi gió tạt, sầu ba hướng
tay vói một trời, trời mưa bay

Tôi yêu thơ Du Tử Lê ngay từ giao thừa buổi ấy. Tôi tìm đọc thơ ông; càng đọc, càng yêu, càng thích. Thơ của ông khơi dậy trong tôi những tình cảm thật mới lạ.

Đối với những người yêu thi ca, tôi tin rằng tất cả cùng có chung nhận định: Du Tử Lê là một nhà thơ lớn. Năm 1972, ông được trao giải thuởng Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Thơ. Tỵ nạn tại Hoa Kỳ sau biến cố tháng tư năm 75, ông tiếp tục tận tụy cùng thi ca với một sức sáng tác bền bỉ. Cho đến ngày hôm nay, ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất có thơ được dịch ra Anh và Pháp ngữ để làm tài liệu giảng dậy tại các trường đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ và Âu châu. Tôi cũng biết thơ ông đã được hàng trăm nhạc sĩ chọn để soạn thành ca khúc.

Tại hải ngoại, trong hơn ba thập niên qua, chúng ta yêu thơ Du Tử Lê đã đành, nhưng tại quê nhà thì sao? Người ta có trân trọng với thơ Du Tử Lê không? Thưa rằng, có! Ngay sau biến cố tháng tư năm 1975, tuy bị kẻ chiến thắng vùi dập một cách tức tưởi, nhưng nền văn học miền Nam với những tác phẩm tiêu biểu của chế độ cũ vẫn tìm được nơi an toàn để trú ẩn. Đó là những nơi chốn sâu kín nhất, nhưng trang trọng nhất, trong tâm hồn con người. Ẩn náu, để đợi lộ diện ở một thời điểm thích hợp.

Thật vậy, tại quê nhà vào năm 1993, nhằm đánh dấu nửa thế kỷ âm nhạc, hội Âm Nhạc Việt Nam đã công bố danh sách 50 nhạc phẩm hay nhất trong 50 năm, theo sự chọn lưa của quần chúng. Thật thú vị thay, trong số này có “Trên Ngọn Tình Sầu,” một ca khúc Từ Công Phụng phổ từ thơ Du Tử Lê từ cuối thập niên 60. Đến năm 1997, nhà xuất bản Đồng Nai ở trong nước đã xuất bản một tuyển tập thơ mang tên “Lục Bát Tình,” mà theo lời người tuyển chọn, bao gồm những bài thơ lục bát hay nhất của thi ca Việt Nam. Trong số những bài này có thi phẩm “Khi Trông Thư Thụy Châu” nhà thơ Du Tử Lê đã sáng tác trong thời gian sang tu nghiệp tại Hoa Kỳ vào năm 69.

Trong những năm qua, thơ Du Tử Lê, kể cả những bài ông sáng tác sau năm 75 tại hải ngoại đã được đăng tải trên các tạp chí trong nước cũng như trên các webites trong nước. Dĩ nhiên, không có sự chấp thuận của tác giả,

Thưa quý vị, đề cập sự nghiệp thi ca Du Tủ Lê, tôi sẽ có một thiếu sót đáng kể nếu không nhắc đến những cố gắng làm mới thi ca của ông. Ngay từ thập niên 60, nhiều lúc ông đã thay thế lối ngắt nhịp chẵn cho hai câu lục bát hoặc nhịp lẻ đều (tức nhịp 3-3) ở câu thơ sáu chữ bằng nhịp lẻ đơn, tức nhịp chỏi. Chẳng hạn như hai câu thơ sau với nhịp 2-2-3-1 cho câu thơ tám chữ trong một bài thơ của ông:

Phố cao, gió nổi, bóng mờ
Đêm lu, trời nặng, tôi gù lưng, đi

Câu “đêm lu, trời nặng, tôi gù lưng, đi” có dấu phẩy ngắt nhịp trước chữ “đi.”

Có lần nhà thơ Du Tử Lê đã giải thích rằng ông dùng nhịp chỏi cho một số câu lục bát để có thể diễn tả trung thực thế giới đầy xáo trộn và bất an của xã hội lúc bấy giờ. Ngoài ra, để có thể trình bầy tình cảm bằng phong cách mới, ông cũng nhiều lần đổi âm trắc của chữ thứ tư trong câu thơ sáu chữ của lục bát thành âm bằng. Rồi ông mang cả dấu gạch chéo vào thơ với quy ước độc giả có thể tự ý hoán đổi vị trí các chữ hoặc các nhóm chữ được ngăn chia bằng dấu gạch chéo này.

Cho đến hôm nay, tôi đã đọc được nhiều bài thơ của những người trẻ, ở cả hải ngoại lẫn quốc nội, sử dụng những thể cách tân nhà thơ Du Tử Lê đặt ra.

Qua những dẫn chứng vừa kể, có lẽ không ai trong chúng ta có thể phủ nhận: Du Tử Lê là một nhà thơ lớn của Việt Nam, và đã đóng góp một sự nghiệp thi ca đồ sộ cho văn học Việt Nam. Cũng vì lý do này, ngày hôm nay hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam (VHKHVN) xin được vinh danh ông.

Trong buổi vinh danh nhà thơ hôm nay, chúng tôi cũng xin được trân trọng giới thiệu cùng quý vị hai ấn phẩm đặc biệt vừa được xuất bản để đánh dấu cột mốc 50 năm sự nghiệp thi ca của ông. Ấn phẩm thứ nhất là “Thơ Du Tử Lê Toàn Tập 2” do H.T. Production xuất bản, dầy 500 trang, bao gồm khoảng 300 bài thơ với nhiều thể điệu, được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1993. Là thơ Du Tử Lê, dĩ nhiên những bài thơ ấy là những bài thật hay về ngữ pháp, thật tuyệt về âm điệu, thật phong phú về hình ảnh, và thật đẹp về ý thơ. Đặc biệt, tất cả đều bàng bạc một thứ Tình Yêu chân thành, dù là được viết cho người tình, cho mẹ, cho bằng hữu, hay cho quê hương.

Ấn phẩm thứ hai chúng tôi xin giới thiệu trong ngày hôm nay là tuyển tập “Du Tử Lê / 50 Năm” do hội VHKHVN ấn hành. Tuyển tập bao gồm khoảng 30 bài nhận định và biên khảo về thơ Du Tử Lê qua hai khía cạnh: Con Người Du Tử Lê và Thi Ca Du Tử Lê. Đây là một tài liệu hữu ích cho những ai muốn khám phá thêm nét đẹp của thơ Du Tử Lê và tình cảm Du Tử Lê.

Cả hai ấn phẩm vừa kể sẽ được phát hành lần đầu trong giờ nghỉ giải lao của chương trình hôm nay.

Nhà thơ Yevtushenko của Nga đã nói một câu mà tôi rất tâm đắc: “Tiểu sử của một thi sĩ chính là thơ của thi sĩ. Tất cả những thứ khác chỉ là lời chú thích”. Vì vậy, tôi xin đuợc trích đoạn môt bài thơ của ông trong “Thơ Du Tử Lê Toàn Tập 2” để đọc tặng quý vị. Bài thơ mang nhan đề “Kẻ Từ Phương Đông Qua”, được sáng tác tại Hoa Kỳ năm 1981, và kể lại cuộc đối thoại của tác giả với một ông lão người bản xứ. Có thể nói lời lẽ của bài thơ chính là tâm trạng những người di tản chúng ta trong những năm đầu trên đất khách. Bài khá dài, nên tôi chỉ xin đọc vài đoạn. Tuy nhiên, chỉ trong vài đoạn thơ ấy, chúng ta có thể phần nào hiểu tình cảm ông dành cho quê hương, gia đình, bằng hữu. Những đoạn thơ ấy như sau: 

một người già hồn nhiên chống gậy đi ngang;
một chiều dừng chân đứng hỏi:
– ngươi từ đâu đến đây
mà đầu đầy dấu đạn?
– tôi từ phương đông qua
lửa cháy hừng bốn phía
rừng đã thành tro than
biển cũng trào máu mặn
đạn bắn rền đông tây
tôi tình cờ sống sót
– ngài giúp được tôi chăng ?
sống còn một tổ quốc. 

một người già hồn nhiên chống gậy đi ngang
một chiều dừng chân đứng hỏi:
– ngươi từ đâu đến đây
chọn chỗ ngồi cô quạnh?
– tôi từ phương đông qua
vai không đeo hành lý
đường đi không bạn bè
khóc không người chia sẻ
sống không còn mai sau!
– ngài giúp được tôi chăng?
một ngày mâm rượu cũ?... 

Bài thơ thật hay, và thật cảm động!

Thưa quý vị, hiện nay, nhà thơ tài hoa của chúng ta đang lâm một căn bệnh ngặt nghèo. Tuy nhiên, tôi tin rằng thơ, chính thơ sẽ chữa lành căn bệnh cho ông, như đã từng vực ông ra khỏi biết bao hệ lụy của cuộc đời. Và rồi, ông sẽ ở lại với chúng ta thêm hai mươi, ba mươi năm nữa.

Tôi cũng tin rằng, ở một thời điểm không xa, chúng ta sẽ chứng kiến được những đổi thay tốt đẹp trên quê hương. Khi ấy, nhà thơ có thể trở về. Đến lúc ông giã từ cõi thơ, giã từ cuộc đời, sẽ không ai phải “mang ông ra biển,” như những lời trong một bài thơ nổi tiếng của ông. Đến lúc ấy, ông sẽ được ngủ giấc an bình trong lòng đất mẹ

Và đến lúc ấy, cũng như mãi mãi về sau, người ta vẫn kể chuyện tình với nhau bằng những lời thơ của ông, bằng những nhạc phẩm phổ từ thơ của ông; bởi những lời thơ ấy, những dòng nhạc ấy làm Tình Yêu người ta thêm đẹp.

Xin cám ơn nhà thơ Du Tử Lê. xin cám ơn 50 năm cõi thơ Du Tử Lê, và xin cám ơn quý vị đã đến đây hôm nay để chia xẻ với hội VHKHVN những giờ phút của thời điểm 50 năm đầy ý nghĩa này.

Xin cám ơn, xin cám ơn !!! 

NGUYỄN NGỌC BẢO. 

 (BNS Ngày Nay, Houston, Texas, số 609, đề ngày 1 tháng 12 năm 2007.) 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 6353)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 18584)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4970)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 4172)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 5320)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3145)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21498)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16154)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17816)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10507)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19054)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5350)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2040)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2648)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2416)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23754)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20167)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9008)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10115)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9372)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12579)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32024)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21643)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26831)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24225)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23033)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21171)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20306)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17804)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16859)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26142)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33426)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35685)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,