Bùi bảo trúc (2)

15 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 5179)
Bùi bảo trúc (2)

 

 thơ du tử lê: những hạnh phúc què quặt


(Bài nói chuyện trong Đêm Lục Bát Du Tử Lê, hội quán Tao Nhân, Garden Grove, Calif., 30 -1- 94)

Võ Phiến trong cuốn Văn Học Tổng Quan, khi nhận định về thi ca của chúng ta trong những năm từ 1954 đến 1975 đã cho rằng thi ca của miền Nam thời đó là một nền thi ca không tình ái.

Ông nêu hiện tượng của các nhà thơ tiền chiến, các nhà thơ của trước cuộc di cư. Tác phẩm của họ vẫn được đông đảo người đọc và tìm mua, ngay cả trong những năm mà việc phổ biến những thi phẩm của các nhà thơ đó có những lựa chọn, những thái độ chính trị rất khác biệt, bị nhà cầm quyền hạn chế. Theo Võ Phiến, sở dĩ có hiện tượng đó là vì thơ miền Nam không còn nói đến tình ái nữa.

Và bây giờ, ở ngoài Việt Nam, tìm mua những tập thơ ấy cũng không khó, trong khi mấy ai trong chúng ta tìm mua những tập thơ của Thanh Tâm Tuyền, Quách Thoại, Trần Đức Uyển, Trần Tuấn Kiệt, Nguyễn Đức Sơn, Hoàng Bảo Việt...

Lý do, theo Võ Phiến, là độc giả cần những bài thơ tình. Và họ chỉ tìm thấy trong các thi phẩm của giai đoạn trước năm 1954. Các nhà thơ của chúng ta sau thời điểm đó ở miền Nam không có thơ tình cho độc giả đọc.

Ở đoạn sau, Võ Phiến lại nói rằng thơ của giai đoạn 1954-1975 là một nền thi ca không trau chuốt.

Nhận định của ông có thể không hoàn toàn đúng.

Trong thời điểm đó, chúng ta vẫn có thơ tình Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Nhã Ca... Rất trau chuốt.

Chúng ta có Đinh Hùng trau chuốt, và cổ điển.

Và chúng ta có Du Tử Lê.

Du Tử Lê làm thơ tình trau chuốt đến độ có nhiều lúc bị than là khó hiểu.

Có phải vì thế mà Du Tử Lê chỉ được nhắc đến có hai lần trong cuốn Văn Học Tổng Quan, một nửa số lần Vũ Hữu Định được nhắc tới, một phần sáu số lần Trần Dạ Từ, Nguyễn Bắc Sơn; một phần mười hai số lần Nguyễn Đức Sơn được đề cập tới trong cuốn sách.

Trong lúc sự đóng góp của thơ Du Tử Lê phải nói là đáng kể, rất đáng kể. Cả về số lượng cũng như tác phẩm.

Du Tử Lê là một người trong số hiếm hoi những nhà thơ vẫn còn ở với thơ, trong khi đã có những người ở trong nước cũng như ở ngoài nước bỏ hẳn không viết nữa, hay chỉ còn viết rất ít.

Ở ngoài nước tập Thơ Tình đã được in ba lần sau bản đầu in năm 1994. (*)

Như vậy là chúng ta có thơ tình trước năm 1975 và cả sau cái mốc đó, chúng ta vẫn luôn luôn có thơ tình, trau chuốt và những thứ thơ tình không trau chuốt nữa.

Thơ tình trau chuốt hay không trau chuốt thì vẫn luôn rơi vào một trong hai loại: hạnh phúc hay không hạnh phúc.

Thơ của Du Tử Lê rơi vào khoảng giữa của hai phân loại kể trên.

Nó là thứ thơ của những hạnh phúc què quặt.

Trần Tuấn Kiệt trong bộ Thi Ca Việt Nam Hiện Đại, khi nhận xét về thơ Du Tử Lê có viết là thơ họ Lê có đủ tình yêu, sầu hận, đau buốt xương.

Một bài lục bát của hơn 30 năm trước, Du Tử Lê viết về mình như thế này:

 mắt nâu, tóc rậm, môi câm tiếng cười.

Nói về thơ Du Tử Lê trong một thời lượng quá sức hạn chế như tối nay tối nay, đối với một người mà trong gần 20 năm ở Hoa Kỳ đã in ít nhất năm tập thơ, và vẫn còn tiếp tục ở... toàn thời gian với thơ, như người bạn chúng ta đây, là một điều hết sức bất công.

Nhưng ít nhất chúng ta cũng có thể đặt họ Lê vào trong cái phạm vi đúng nhất của ông. Phạm vi đó là những bài thơ tình rất đau đớn, rất bất hạnh, đầy thương tích của ông.

Trong phạm vi đó, Du Tử Lê đã tự xây lấy cho mình những tượng dài cao nhất, tốt đẹp nhất bằng những tác phẩm đã được baptême bằng lửa.

Điều đó cho thấy chính những đau đớn và bất hạnh trong thơ Du Tử Lê cũng là những vỗ về mà chúng ta rất cần có. Người đọc thơ của ông đâm ra mắc với ông một món nợ lớn.

Du Tử Lê có lẽ không cần phải đợi chờ lâu nữa, chúng ta cũng có thể nói ngay được rằng: ông là một nhà thơ lớn.

Họ Lê ở với chúng ta, gần gũi nhiều với chúng ta quá, đến nỗi đôi khi chúng ta khó trông thấy, hay cũng có thể chưa sẵn sàng chấp nhận điều đó.

Chúng ta vẫn chỉ thấy có Du Tử Lê đi về ở đường Bolsa, ở San Jose, Texas... Chúng ta chưa chịu thấy ông ở những trang văn học sử Việt Nam, trong khi Du Tử Lê đã, bằng thơ của ông, tìm được một chỗ rất tốt đẹp cho mình ở những trang nói về thơ Việt.

Khởi đi, Du Tử Lê đi những bước tượng trưng, nhưng càng về sau khuynh hướng tượng trưng càng bị ông đẩy về phía sau.

Cho đến tập Thơ Tình Du Tử Lê, những mầu sắc tượng trưng vẫn còn ở trong thơ ông. Những Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển, những Đêm, Nhớ Trăng Saigòn,... là những thành công tượng trưng của Du Tử Lê trong giai đoạn này. 

Sau đó, Đi Với Về, Cũng Một Nghĩa Như Nhau, đã bắt đầu cho thấy ít nhiều khuynh hướng ngả sang siêu thực. Và tập thơ mới nhất của Du Tử Lê, thì Lê không còn là Degas, Renoir, của ấn tượng nữa; cũng không còn là Picasso thời kỳ xanh, thời kỳ hồng. Tập Chấm Dứt Luân Hồi: Em Bước Ra đã là Chagall, Dali và Du Tử Lê đang ngày càng tiến sang những Mathieu của Surrealist.

Du Tử Lê chỉ ở với tượng trưng và ấn tượng một thời gian vừa đủ dài để từ những bước vững chãi đó, ông đi sang một con đường khác để làm mới mình, để tái phát minh, tái sáng tạo mình.

Ông đang đi một mình trên con đường ấy.

Ông đã cởi những sợi giây cột ngôn ngữ và sáng tạo của chính ông để cho cơn gió ùa thổi vào cánh đồng. Đám cháy bốc lên từ cánh đồng ông vừa châm lửa đốt, đem lại những thứ phân bón mới cho đất, làm cho đất giầu có thêm.

Nếu nói ông đang đơn độc làm cuộc cách mạng cho thơ Việt thì có lẽ người ta cũng yên trí không đến nỗi phải lo sợ bị buộc tội nói ngoa.

Thơ của Du Tử Lê trong giai đoạn đang hóa thân để đi từ tượng trưng và ấn tượng sang siêu thực, có những cái rất mới và cả cái rất cũ.

Ông làm mới cái tưởng là không còn thay đổi được; đó là nhịp của lục bát. Nhưng ông không bỏ hẳn cái hình thức sáu / tám của nó. Ông giữ lại sáu / tám cũng như ông giữ lại ngôn ngữ nhưng làm cho nó mới bằng những nghĩa ông trao cho nó. Ông phối hợp cái tinh mỹ vào với cái tầm thường và giản dị.Và có thể ông đặt nặng chú tâm quá vào hình ảnh nên chính vì thế mà người ta tưởng rằng ông khó hiểu chăng?

Điều này, thấy rõ khi chúng ta từ trong nhà bước ra một khoảng sân chói nắng. Nắng rất rực rỡ mà lại khiến chúng ta không nhìn thấy gì cả.

Ở thơ tình Du Tử Lê, người ta thấy có một điều giống hệt như câu nói của René Char trong cuốn Poèm Pulvérisé, đó là cúi xuống để yêu. Với Du Tử Lê, điều đó quá đúng. Tình yêu trong thơ của Du Tử Lê là một hành động cúi xuống. Tình yêu hiển lộng trong thơ của họ Lê, cho dù có đàn ông cách mấy đi chăng nữa, nó vẫn có dấu mộc của sự đau đớn.

Sự cúi xuống mà René Char nói, là nỗi bất hạnh trong thơ Du Tử Lê.

 

BÙI BẢO TRÚC.

(Tuần báo Người Việt Tây Bắc, số đề ngày 8-3-96.) 

 

(*) Thi phẩm này đã được in lần thứ tư bởi Tủ sách Văn học Nhân Chứng, Calif., tháng 10-1996. (Chú thích của nhà xuất bản.)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 2528)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 13957)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 2840)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 1859)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 1852)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 1641)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7610)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8609)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18102)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5813)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8393)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 4552)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 197)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9921)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10074)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 4534)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
(Xem: 15773)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5599)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5497)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5909)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6098)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26412)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18283)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21593)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19571)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18039)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15457)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14569)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14757)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13780)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13545)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20658)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27845)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32100)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,