- Trăng Soi Một Chỗ Nằm,

25 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 3357)
- Trăng Soi Một Chỗ Nằm,

đời nào rồi cũng hết

riêng nỗi sầu muôn năm

kẻ nào rồi cũng chết

trăng soi một chỗ nằm.” (*)


hoang-van-duc1-content-content


Tôi không nhớ Võ Văn Hà hay, Phạm Cao Dương là người giới thiệu bác sĩ Hoàng Văn Đức với tôi. Chỉ nhớ, thời điểm đó, cuối năm 1977, cùng với Võ văn Hà và một số bằng hữu, chúng tôi quyết định biến tờ Quê Hương, từ dạng báo in từng tờ, đóng kim, thành một tạp chí đúng nghĩa với bìa dày, có gáy. Để làm được việc này, chúng tôi phải mang bài vở đến một cơ sở của người Mỹ, chuyên sắp chữ thuê cho một số nhà xuất bản nhỏ ở Orange County. Mang về, chúng tôi thay phiên nhau bỏ dấu tay…

Quyết định liều lĩnh này, khởi đi từ việc chúng tôi có được sự cộng tác quý báu của nhiều nhà văn, trí thức…Trong đó có hai nhân vật mà, bao nhiêu năm sau, tôi vẫn còn nguyên lòng quý mến: Giáo sư Phạm Cao Dương và, bác sĩ Hoàng Văn Đức.

Tôi nhớ, khi Hà hỏi tôi biết gì về bác sĩ Hoàng Văn Đức? Tôi nói, tôi không quen bác sĩ Hoàng Văn Đức, những năm tháng Saigon. Tôi chỉ biết ông là một trí thức Công giáo, chủ trương quyền lợi tổ quốc trên hết. Tôi cũng cho Hà hay, tôi có nghe nói, ông là người xây dựng nền móng cho sự thành hình trường Quân Y ở Saigon cuối thập niên 1950. Cũng từ trường Quân Y này, lần đầu tiên, ba ngành Y, Nha, Dược ở miền Nam, được tập trung trong một khuôn viên đại học.

một Ky Tô hữu thuần thành, với tinh thần Việt Nam trước nhất, ông là người ngồi được với các trí thức thuộc nhiều tôn giáo khác. Từ viễn kiến của một người, không chỉ nặng lòng với tiền đồ dân tộc mà, còn tự hào về nguồn gốc Việt tộc của mình, bác sĩ Hoàng Văn Đức cũng là người thành lập “Phong Trào Liên Bang Các Quốc Gia Đông Nam Á,” cùng với triết gia, nhà cách mạng Trần Minh Triết, khoảng giữa thập niên 1960. (Thời gian đó, bác sĩ Hoàng Văn Đức bị chính quyền mới của Saigon nghi kỵ. Ông bị cho là người của cố Tổng thống Diệm!)

Phong trào “Liên Bang Đông Nam Á” của bác sĩ Hoàng Văn Đức và những đồng chí của ông, nhằm chiết giảm nguy cơ chiến tranh giữa hai khối Tư Bản và Cộng sản. Từ đó, phong trào kiếm tìm sự ổn định dài lâu cho Đông Nam Á mà, đối trọng là Á Châu và, Liên Bang Sô Viết. Dĩ nhiên, Việt Nam sẽ giữ vai trò lớn trên sân khấu chính trị quốc tế này.

Tôi nói với Hà, đáng kể hơn cả, với tôi, là sự kiện bác sĩ Hoàng Văn Đức có làm thơ. Tôi từng được đọc thơ ông, (bút hiệu Hoàng Vũ Đức Vân,) đâu đó, những năm, tháng trước tháng 4-1975, quê nhà.

Tôi không biết có phải vì thơ (?) mà, ngay tự sơ giao, những dè dặt thường lệ đã không có chỗ đứng trong tương quan giữa chúng tôi. Ông thân ái gọi tôi bằng tên, xưng “anh.” Hồi nào giờ, trong sinh hoạt văn nghệ, tôi không quen với cách xưng hô ấy. Tuy nhiên, cuối cùng, tôi chấp nhận và, xưng “em” với ông. Tựa ông là người anh lớn trong gia đình, tôi gặp lại sau nhiều năm thất lạc…

Anh Đức gọi điện thoại cho tôi gần như mỗi tuần. Cũng gần như mỗi tuần, anh gửi cho tôi những lá thư viết tay và, những bài thơ nắn nót từng chữ (nhất là những chữ hoa, đầu giòng!) Một hai tháng, anh lại nhắc nhở chúng tôi thu xếp công việc, cuối tuần lên anh, ăn cơm.

Tôi không nhớ bao lần chúng tôi tìm đến căn nhà đường Barry của anh ở thành phố Los Angeles. Lần nào khi ra về, hình ảnh phúc hậu, dịu dàng, nét đẹp sang cả, nền nã của phụ nữ Hà Nội xưa, chị Đức, đều khiến tôi nhớ chị dâu tôi. Chị Uyển, người chị dâu cả góa bụa ngay tự những năm đầu thập niên (19)50. Tới giờ, chị vẫn như người mẹ thứ hai của ấu thơ tôi.

Tôi nhớ, khi trò chuyện với tôi, trừ lúc nói về đất nước, văn chương, ở những lãnh vực còn lại, anh Đức luôn dùng cụm từ “anh chị.” Như thể đó là một kết hợp bất khả phân ly! Khi được tận mắt thấy cung cách anh chị đối xử với nhau, tôi cho, đó là một cặp vợ chồng gương mẫu. Hạnh phúc. Tiêu biểu cho tinh thần “tương kính như tân” của phương đông. (Dù họ đã có với nhau trên nửa thế kỷ chung sống.) Dù tôi biết, để sống được đời sống vợ chồng, cả hai đã phải vượt qua bao bức tường dư luận khắt khe. Hung hiểm. Không chỉ thế, tôi tin, khi đã chọn được cho mình năm tháng bên nhau, anh chị cũng đã nhiều lần, phải nắm tay, tựa vai nhau vượt qua bão tố đời thường ít, nhiều oan khuất!

Đầu thập niên 1980, nhạc sĩ Trần Duy Đức đem Đặng Thanh Phong về cho chúng tôi. Phong tá túc trong ngôi nhà của chúng tôi ở đường Ranchero Way, Garden Grove, thuở ấy, khá lâu.

Một lần, tình cờ nghe tôi nói chuyện điện thoại với bác sĩ Hoàng Văn Đức. Phong hỏi tôi có biết ông có tới ba người con chết trong chiến tranh? Một trong ba người đó, là Sơn, bạn rất thân của Phong trong binh chủng không quân. Tôi trả lời không. Không hề! Tôi bảo Phong, có thể ông nhìn sự hy sinh ba người con của mình, trong chiến tranh, như một đóng góp xương máu đương nhiên cho đất nước thời tao loạn.

“Như mỗi gia đình Việt Nam chúng ta, ở đâu, cũng có một bàn thờ những người chết trẻ vậy…”

Ngày khác, chẳng biết vì nhớ bạn, hay nhớ ông bà Hoàng Văn Đức, Phong kể:

“Tội lắm! Mỗi lần thấy em, ông Đức lại bảo, em làm ổng nhớ thằng…Sơn!”

Sau đấy, nhiều lần Phong rủ tôi đi thăm ông bà Đức. Tôi dứt khoát từ chối. Tôi không muốn tuổi già, những năm tháng cuối đời, quạnh hiu quê người, “người anh cả” của gia đình chúng tôi, một lần thêm, phải sống lại nỗi buồn mất con. Tôi đồ chừng, tới ngày mất, cách đây khoảng nửa năm, có thể Phong vẫn còn nghĩ, tôi là người…vô tâm!

Không sao! Cũng được thôi! Tôi vốn quen nín lặng trước mọi cáo buộc, ngộ nhận. Như tôi đã nín lặng không hề kể T. nghe, chuyện một người bạn của chúng tôi, nhà văn Trần Nhất Hoan. Mỗi khi nhắc tới bác sĩ Hoàng Văn Đức, bạn tôi lại kể, nhờ tấm giấy giới thiệu của bác sĩ Đức, chứng nhận bạn tôi là cựu sinh viên y khoa Saigon…Nên bạn tôi được nhận vào học chương trình y khoa. Bạn tôi ra trường, được một đội Football nổi tiếng ở miền trung Hoa Kỳ, nhận làm bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho các cầu thủ của họ, mỗi khi ra sân.

Điều đáng nói, tôi biết trước đây, “Chàng tuổi trẻ trên chiếc du bay” của chúng tôi, không hề có một ngày học Y.

Trần Nhất Hoan không kể , còn những ai sau Hoan, được bác sĩ Hoàng Văn Đức viết giấy giới thiệu? Chỉ biết đó là thời gian anh Đức được phân khoa Y khoa đại học UCLA mời làm giáo sư Lâm sàng bệnh lý học, năm 1980.

Tôi cũng không kể T. nghe, khi nhay tin anh Hoàng văn Đức "đi xa," Võ Văn Hà ở Denver, viết cho tôi, bảo, Hà buồn lắm.

"Mấy ông anh của chúng ta, lần lượt ra đi hết!"

Tôi hiểu Hà muốn nhắc tới sự ra đi của anh Nhị Lang ở Boulder - - Một trong những "cộng tác viên" đầu tiên của chúng tôi, khi tờ Quê Hương đổi mới.

Tôi vẫn nhớ, qua Võ Văn Hà, tôi nhận được đoạn hồi ký kèm theo ảnh của anh, kể về việc anh rút súng kê vào đầu tướng Nguyễn Văn Hinh (theo Pháp,) trong cuộc tranh chấp quyền lực giữa Tướng Hinh và Thủ tướng Ngô Đình Diệm, những ngày đầu khi ông Diệm mới về nước. Thời gian đó, anh là một trong vài thành viên sáng lập tổ chức "Hội Đồng Dân Quân Cách Mạng." Hồi ký của anh cho thấy, nếu anh không liều lĩnh làm việc tịch thu súng của tướng Hinh thì, khó ai biết, lịch sử nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam liệu có thể thành hình, sau đấy?

Anh Nhị Lang là người đầu tiên trong nhóm Quê Hương của chúng tôi, "đi xa."

Thư của Hà cũng nhắc tới những ngày đầu tỵ nạn, chúng tôi tổ chức buổi "ra mắt" tạp san Quê Hương lần thứ nhất, tại căn apartment chúng tôi thuê ở đường Harbor, gần ngã tư Baker, thành phố Costa Mesa. Trong buổi họp mặt thân hữu này, Hà trổ tài nấu bún bò Huế. Tôi không nhớ bún bò Huế của Hà, có đúng là...bún bò Huế, hay là bún gì khác? Nhưng ở thời điểm cách đây trên dưới ba mươi lăm năm của cảnh đời hoang mang, thất lạc, tỵ nạn, dường ai cũng suýt xoa, chảy nước mắt... vì lượng...ớt quá tay mà, Hà bỏ vào tô bún cho chúng tôi. 

Cũng nhờ Hà nhắc, tôi mới nhớ, buổi ra mắt tạp san Quê Hương lần thứ hai, tại nhà riêng của Hà ở Denver. Trong buổi này, chúng tôi được nghe Vũ Quang Hân, ngâm "Hồ Trường"...

Bây giờ, họ Vũ đã mang "Hồ trường" của anh về thinh không. Họa sĩ Ngọc Dũng cũng đã đem những phóng bút thiếu nữ tài hoa của anh, về cõi khác.

Thư của Hà, cũng nhắc tới tướng Nguyễn Chánh Thi, một trong những độc giả đặt mua Quê Hương dài hạn. Và, họ Nguyễn cũng "đi xa" đã lâu!...

Tôi không hề kể với T. rằng, Võ Văn Hà vốn kín đáo! Ít cho bằng hữu thấy những lúc tinh thần Hà sa sút. Nhưng, cái chết của anh Hoàng văn Đức, khiến Hà phải tự đập vỡ lớp vỏ cứng che dấu yếu đuối của mình...

Tôi cũng không kể với T., chuyện anh chị Hoàng Văn Đức vui (mà rất buồn,) khi tôi đề tặng chị Hoàng văn Đức bài “Gánh sầu tôi muôn năm” - - Tôi viết bốn năm sau biến cố tháng 4-1975. Anh Đức bảo, anh thích “cái nhập đề trực khởi” của bài thơ. Trong khi chị Đức lại hỏi, sao bài thơ buồn quá! Ngay khởi đầu đã là:

đời nào rồi cũng hết

riêng nỗi sầu muôn năm

kẻ nào rồi cũng chết

trăng soi một chỗ nằm.” (*)

Nhưng rồi cũng chính chị kết luận:

“Nhưng mà đúng em ạ! Đó là hoàn cảnh thực sự của chúng ta. Chắc mình gửi xác nơi quê người thôi em. Có điều chị tin là mỗi chúng ta sẽ có được cho mình một chỗ nằm yên ổn…”

Tôi không kể với T., điều duy nhất tôi làm anh Đức thất vọng trong suốt mấy chục năm giao tình trân, quý. Đó là lần anh gọi, mời tôi cuối tuần lên anh, ăn cơm. Nhân tiện gặp gỡ, phỏng vấn Thầy Tám / Lương Sĩ Hằng. (Những người sống ở Mỹ và Canada trong khoảng thời gian từ 1984 tới 1990, hẳn chưa quên, một thời gian dài phong trào “Thiền Vô Vi” của Thầy Tám được rất nhiều người nồng nhiệt hưởng ứng.)

Bản chất tôi vốn không thích hợp lắm với các giáo phái…Tuy nhiên, từ bé, tôi đã quen không cãi lời người lớn trong gia đình. Tôi luôn “dạ, vâng” trước tất cả mọi chỉ bảo… Dù thực tế, tôi vẫn làm theo ý mình!

Lần đó, tới giờ hẹn, không thấy tôi, anh gọi nhắc. Tôi cố tình không nghe. Những tưởng anh sẽ giận lắm. Nhưng không. Ít tháng sau, anh lại gửi cho riêng tôi đọc, những bài thơ trao đổi giữa anh và ông Lương Sĩ Hằng. Anh chỉ tỏ dấu tiếc cho tôi, đã bỏ lỡ cơ hội gặp Thầy Tám.

Tôi cũng không kể với T. rằng, nhiều ngày sau ngày 8 tháng 3 (ngày anh Đức mất,) có nhiều buổi chiều một mình, tôi lặng lẽ đọc bài thơ cũ. Trong tôi lại âm âm lời nói ân cần, dịu dàng - - Tựa non một trăm năm làm người, anh Đức tôi chưa bao giờ có một âm trắc, trong xâu chuỗi toàn những âm bằng của giọng nói anh: “Anh thích cái nhập đề trực khởi của em…”

Thứ Bảy 16 tháng 3, buổi trưa, miền nam Cali còn quyến luyến trận bão đêm trước, tiếp tục rây những hạt mưa nhỏ, và gió buốt xuống cảnh vật xám, từ chiếc sàng thời tiết bất thường. Những cây phong có từ thời mẹ tôi chết, trong khu nhà quàn Peek Family, đường Beach, tái ngắt! Tôi canh giờ. Phòng số 1. Định bụng khi đứng trước linh cửu anh Đức, tôi sẽ nói với riêng anh rằng, “Trong hơn ba mươi năm làm em của anh, chưa bao giờ em đọc thơ anh nghe. Đây là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng em đọc, ‘Kẻ nào rồi cũng chết / trăng soi một chỗ nằm’.” Sau đấy, vẫn định bụng, tôi sẽ thêm:

“Anh ‘đi xa’ bình an. Em tin Chúa sẽ đón anh, như ngài đã từng đón những đứa con của ngài, trở về nhà Cha. Tuy nhiên, anh có nhiều điều khác người. Đó là, chính anh cũng là một vầng trăng. Vầng trăng nhân cách. Vầng trăng thủy chung. Vầng trăng vằng vặc cái tâm ăn ở với đất nước. Vầng trăng ấy sẽ soi sáng nhiều người. Trong đó, có em và Hà…anh ạ.”

Một giờ, sau thánh lễ nhập quan, là phần phát biểu của một số thân nhân, thân hữu…Tôi không có cơ hội thắp cho anh một nén nhang. Tôi cũng chẳng nói được một lời với chị!

Giờ đây, qua bài viết này, tôi những muốn nhắc chị (như nhắc chính tôi) rằng:

“Thưa chị, kẻ nào rồi cũng chết. Như chắc chắn mỗi chúng ta sẽ có được cho mình một chỗ nằm yên ổn. Khác nhau chăng, chúng ta đã sống thế nào, ra sao, trong đời sống… Phải không, thưa chị Hoàng Văn Đức?

Du Tử Lê

(Calif., Tháng 3- 21-2012.)

------------------

Chú thích:

(*) “Thơ Tình / Love poems.” Tủ sách văn học Nhân Chứng, in lần thứ tư. Calif., 1996.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Năm 2010(Xem: 2899)
31 Tháng Năm 2010(Xem: 2950)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8337)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11062)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,