CỔ NGƯ - Nghe Như Có Chia, Lìa Trong Tiếng Gọi

08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 4421)
CỔ NGƯ - Nghe Như Có Chia, Lìa Trong Tiếng Gọi

Mỗi năm, chồng sách của chú Lê lại cao thêm một chút. Những quyển sách do chính tác giả xuất bản, thơ có, truyện có, tùy bút có, tác giả viết về người khác có, và có cả những bài viết của bạn bè, người thân, quen về tác giả rải rác đây đó qua nhiều năm tháng, được cẩn thận gom góp vào vài tuyển tập. Thêm một số nhạc bản, ảnh chụp, tranh vẽ, chồng sách ấy có thể được xem như một viện bảo tàng bỏ túi phản ảnh và lưu trữ mấy mươi năm sống, nghĩ, đi, viết của chú Lê. Dày hay mỏng,đậm đặc hay thưa thớt chữ, dòng, vẫn là những ý lạ rút được qua cái nhìn săm soi, tỉ mỉ từ cuộc sống chung quanh. Mỗi cánh bướm chấp chới, tiếng dế nỉ non, từng bóng dơi đen, quầng đèn sáng, chiếc gạt tàn thuốc lá hay cơn mưa giông đều khơi gợi nơi chú những cảm xúc dạt dào. Và sóng
chữ cứ theo thác ý mà tuôn đổ, khi đến được bờ êm sau bao chắt lọc, đã lóng lánh toả sáng trên từng trang giấy.

Sau tập thơ NĂM CHỮ DU TỬ LÊ VÀ, MƯỜI HAI BÀI THƠ, MỚI năm 2009, ảm đạm màu sắc, mùi vị, tiếng động của thuốc thang, bệnh tật hàng ngày vây bủa, ba tập tùy bút GIỮ ĐỜI CHO NHAU (2010), TRÊN NGỌN TÌNH SẦU (2011) và XƯƠNG, THỊT ĐỜI SAU, MÁU RẤT BUỒN (2012) của chú Lê dẫn đưa người đọc vào vùng hồi ức. Quá khứ. Những ngoái nhìn. Về Kim Bảng, Hà Nội, Sài Gòn, về mẹ, gia đình, về bạn bè, về những người nữ: “Trong ghi nhận của tôi, không ít lần mưa đã chọn tôi như thửa ruộng mầu mỡ nhất, để gieo hạt. Cá nhân, dù cố gắng, tôi vẫn không thể phân biệt đó là những hạt giống thương mẹ? Những hạt giống nhớ bạn? Những hạt giống (bất chợt) bồi hồi cảm nghiệm tình, nghĩa thâm sâu của những người nữ đã đi qua đời tôi? Hay đó là những hạt giống mái ấm êm đềm mà, người bạn đời đang cho tôi những ngày sót? Mót?:” (biệt, ly kia, em ạ: để quay về.) Nhiều, rất nhiều trong số đó đã xa cõi người. Chỉ còn lại những cái tên: Minh Trang, Thảo Trường, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Thái Tuấn, Hoàng Anh Tuấn, Cao Xuân Huy, Ngọc Dũng, Nguyên Sa, Hoàng Văn Đức, Nghiêu Đề, Mai Chửng, Đào Quý Châu, Trương Trọng Trác, Sĩ Phú, Trầm Tử
Thiêng, H.C., T.N… Những cái tên, hoặc lừng lẫy một thời, được nhiều người biết đến, rồi sẽ dần chìm vào sự lãng quên của ký ức cộng đồng, hoặc lặng lẽ ẩn sâu trong vùng nhớ của một vài thân-quen và cứ dai dẳng ở lại mãi đó, vết dấu không phai suốt cả cuộc đời. H.C. hay Huyền Châu, với chú Lê, là một cái tên như vậy. Một cuộc tình, cả đời dài thấp thỏm chờ, tìm nhau. Huyền Châu, mối tình riêng của chú Lê, qua hơi nhạc Từ Công Phụng với “Trên ngọn tình sầu”, Hoàng Quốc Bảo trong “Người về như bụi”, và Phạm Duy với “Tình Sầu Du Tử Lê” đã biến thành một mẫu người yêu chung cho nhiều thế hệ ngưỡng tưởng. Hơn bốn mươi năm trước, một bài thơ tình, hay đúng hơn, một bài thơ khóc-tình ra đời, đầy vết thương, đòi đoạn, cay đắng:

hạnh phúc tôi từ những ngày nước lớn
trời mưa mau tay vuốt mặt khôn cùng
bầy sẻ cũ hom hem chiều ngói xám
trời xanh xao chân nhỏ cũng không về
cây mộng nở từng ngón tay lá nõn
nôi tương tư cỏ ấm thịt da người
tôi hiu hắt từ mắt em ngát tạnh
môi thâm khô từ thuở định xin hôn
ngày tháng hạ khi không mà trở rét
em khi không mà trở mặt điêu ngoa
tay trông ngóng hương đưa mùi tóc mạ
ngọn me xa theo ký ức rì rào
chiều qua đó chân ai còn ríu rít
lời ai say cho trời đất lại gần
kỷ niệm tôi từ những ngày vỡ tiếng
nhẩn nha gom từng cọng thiết tha rơi
con dế nhỏ lớn lên đằm tiếng hát
khi đêm về ru giọng đớn đau hơn
cây niên thiếu cũng thui mầm trong sáng
lá oan khiên lả tả mái hiên người
tôi èo uột từ những người cả gió
con dế buồn tự tử giữa đêm sương
bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
ngọn me xưa già khọm tiếc thương hờ
em ở đó bờ sông còn ấm cát
con sóng tình vỗ mãi một âm quên


1967
(67, khúc thêm cho huyền châu)

Hơn bốn mươi năm sau, mắt ngát tạnh của người con gái năm xưa rồi khép lại, và, như lời thơ cũ, bóng dáng nay đã lẩn vào bụi, vào đêm, vào sương, vào gương, vào sông, vào sóng:
vàng trang sách xưa
người về như mưa
soi tìm dấu cũ
tôi buồn như cỏ
một đời héo khô
tôi buồn như gió
ngang qua thềm nhà
thấy ai ngồi đợi
bóng hình chia đôi
sầu tôi lụ khụ
người về như sóng
buồn tôi quanh năm
người về như đêm
tình tôi phập phều
những tăm phụ bạc
lòng tôi gian ác
dấu trong miệng cười
người về như sương
ẩn sau hang động
người về trong gương
thấy mình mất tích
người về như sông
tràn tôi, lụt lội
hồn tôi thả nổi
như khóm lục bình
sầu ai về cội


1974
(Một Bài Thơ Nhỏ)

Và như một tiên tri khi 1971, chú viết:

“người chôn đời mà ta đắng cay
cây im lá ngọn, khói sương bày
chim treo mỏ cóng trơ xương mục
sống đã chẳng cùng chết sao hay”

(Tình sầu Du Tử Lê)

Tùy bút của chú Lê, với bút pháp riêng, như một thứ thơ xuôi, miên man dẫn đưa người đọc đi qua nhiều cảm xúc, bao bóng dáng, từng cuộc tình, đến với văn Cao Xuân Huy, thơ Phan Vũ, tranh Duy Thanh, tượng Mai Chửng, nhạc Đăng Khánh, phim Đinh Anh Dũng, hay nhắc về tấm lòng thành của bác sĩ Hoàng Văn Đức, ngôi nhà và mảnh vườn nơi người bạn Nguyễn Mạnh Hùng cư ngụ, hoặc cuộc đời sống cùng lý tưởng của Cao Lập, một người bạn khác của nhà thơ. Bên cạnh những tùy bút ngắn, dài của ba năm 2010, 2011, 2012, “Tóc trên đầu vẫn từng ngọn riêng tây” có thể được
xem như một truyện ngắn, với các nhân vật, tiểu sử, tình tiết được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Điểm đáng chú ý ở đây, là người viết đã sử dụng phép “phân thân” để đứng từ xa quan sát chính mình. Lối viết này, một lần nữa, được dùng trong “Thư viết từ Garden Grove City”, phân tách để hội tụ “vợ” và “H.” vào cùng một đối tượng. Vốn được xem là người luôn muốn đem sự cách tân vào thơ Việt, chú Lê đã thử áp dụng một lối điệp văn mới vào các bài viết của mình. Đọc văn Việt, ta đã quen với điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ. Nghe nhạc Việt, đôi khi ta thuộc nằm lòng điệp
khúc mà lại quên đi những phân đoạn khác của bài hát. Nhưng viết mà dùng đi dùng lại một từ lại bị chê là vụng, hành văn nặng nề, nhàm chán. Ấy vậy mà chú Lê lại muốn đem nhạc vào tùy bút, dám gồng mình lập đi lập lại cả một đoạn văn, giống cách dùng điệp khúc, nhưng ở mức tăng tiến dần trong độ mở của bài viết, như muốn mời gọi, muốn thuyết phục người đọc cùng ghi giữ những cảm xúc sâu đậm của người viết.

Thời điểm 21.12.2012 đã qua. Trái đất không ngừng quay. Nhân loại chưa tiêu biến. Cuộc sống của muôn loài vẫn tiếp diễn. 2013 đang đợi mọi người ở ngưỡng cửa thời gian. Tiếp sau những Lê Tài Điển, Nguyên Bích, Khánh Trường, Phan Vũ, Nguyễn Khắc Nhượng, Nguyễn Đình Thuần, Xuyên Trà, Ngọc Hoài Phương, Đinh Cường, Nguyễn Lương Vỵ, Trần Duy Đức, Từ Công Phụng, H.T. đang sống và sáng tác, chú Lê sẽ lại thủ thỉ kể cho chúng ta nghe về từng kỷ niệm, gặp gỡ, vui- buồn với các khuôn mặt văn nghệ khác, sẽ trải lòng ra với câu, chữ mới, đem tâm gửi vào ý, tứ lạ, dẫn dụ người đọc trở về bươi sới khu vườn bí mật của chính mình để tìm cho ra nơi để của bí mật: tình yêu.

CỔ NGƯ
Choisy-le-Roi 24.12.2012
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 6352)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 18584)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4970)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 4172)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 5320)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3145)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21498)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16154)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17816)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10507)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19054)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5350)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2040)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2648)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2416)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23754)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20167)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9008)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10114)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9372)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12579)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32024)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21643)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26831)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24225)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23033)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21171)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20306)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17804)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16859)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26142)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33426)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35685)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,