Những Mảnh Rời, Tôi-Riêng

03 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 5389)
Những Mảnh Rời, Tôi-Riêng

Đầu ngày, mở máy, nhận được e-mail của người bạn thân gửi từ bên kia bờ Đại Tây Dương, kèm theo bích chương “Du Tử Lê, 50 Năm Trên Ngọn Tình Sầu — Houston — 18.11.2007”. Ảnh chụp dáng người gầy, đứng nghiêng, tay chống dù, nhìn ra biển-chốn bao la. Vậy là chú Lê làm thơ đã năm mươi năm, từ trước khi tôi sinh ra, và tiếp tục công việc của mình trong khi tôi lớn lên, biết yêu, tập tành tính-thói, vào đời, rời Việt Nam đi Pháp, và xa xứ vừa đúng hai mươi năm. Bao nhiêu dòng chữ đã được viết ra, thơ, trường, thi, tuỳ bút, hồi ký& Bao nhiêu tâm tình đã trút xuống, tuôn tràn, chảy trào giữa ngàn ngàn trang giấy, rồi bốc bay theo giai điệu của hàng trăm bản nhạc tháp thêm cánh vào hồn thơ. Đó là một con người muốn gom hết tất cả mọi điều mọi sự vào tâm hồn mình, dù hình hài da thịt bao bọc nó lại khá khiêm nhường, nhỏ nhắn. Đó là một con người có sức hút mãnh liệt, dù chỉ với dáng, điệu khoan hoà, giọng, lời từ tốn. Đó là một con người cô đơn vô-cùng-tận. Viết cho chú. Viết về chú. Tôi cũng đã viết như thế, lúc này lúc khác, với từng ý rời, vụn như những mảnh puzzle khúc khắc, hay những tờ nhật ký ngoáy vội trên chuyến métro quên cả ghi ngày ghi tháng. Gom những-mảnh-nghĩ ấy vào đây, những mong khi ghép lại với nhau, chúng sẽ tạo được chân dung một người tôi thường nhớ về, nhớ đến, chân dung chú Lê nhìn bằng con mắt thật của chính tôi, hay, đúng hơn, chính là chân dung tự hoạ của cõi riêng-tôi, với đường nét sắc màu nhuộm đậm hơi hướm thơ văn từ chú?

Viện Cớ

... Tôi đọc lại bài thơ thêm một lần nữa. Có câu cứ níu lấy mắt, không muốn cho dời sang trang khác: Chân đi xa, chưa bước khỏi bóng mình Ừ, như vậy thật! Hoạ chăng chỉ có Peter Pan một lần ham chơi làm mất bóng, phải nhờ cô bé Wendy khâu lại vào chân. Hoạ chăng chỉ có anh chàng cao bồi lãng tử Lucky Luke bắn nhanh hơn cái bóng của chính mình. Hay, cổ tích hơn, là chiếc bóng loà nhoà in vách của người thiếu phụ năm xưa dỗ con mà đành chịu nỗi oan khiên cùng chồng. Còn thì, bóng cứ đổ dài dưới đèn, dưới trăng, hay bóng thu tròn lại quanh chân giờ chính ngọ, vẫn là nó, đen điu, nhẫn nại, theo ta từng bước một, suốt cả cuộc đời. Tôi yêu hình ảnh mà câu thơ vẽ ra, yêu cả cái tựa đề của bài: “Chim soải cánh, rớt tiếng về Nam Hải”, và quyết định sẽ hát nó lên.

Không biết ngâm thơ, tôi tìm cách đem nhạc điệu quyện vào lời để hát. Bài thơ có thể đọc được bằng mắt, bằng tiếng nói, bằng các nốt nhạc. Âm thanh và ngôn từ, đâu có gì xa lạ với nhau, phải không? Tôi hát lên bốn khổ thơ, có tim, mắt, vai, tóc, có nỗi xót xa của “Rừng thở miết nỗi tàn phai dã thú”, của “Tình lửa ngọn nghìn sau thôi cháy đỏ”, có sự tiếc nuối ngẩn ngơ khi “Năm mươi tuổi, hốt ngộ rằng mất mát, Bỗng làm nên bao sợi bạc quanh đầu”. Nhưng tất cả những điều ấy, người thơ vẫn cứ phải làm bộ che dấu đi, thường tình viện cớ nước mắt rơi chỉ vì hạt bụi vô tình bay vào. Con người sao lại phải nhân danh, viện cớ để làm điều này điều nọ, để che đậy những cảm xúc thật, yếu đuối hoặc giả trá của mình? Vì thế, tôi muốn gọi to tên: “Viện cớ”. Bài hát, với những đoạn buồn, cung thứ, trúc trắc đầy ám ảnh kịch tính, được viết xong vào giữa năm 1992.

Bẵng đi vài năm, một ý nhạc tươi hơn quay về, tôi để cho những sợi tóc chiều hôm thiếu mụn khói quê nhà một khoảng trưởng lênh đênh sáng trên nền tối mờ mịt của “Viện cớ” và quyết định gửi bài hát hoàn tất - như một lời cảm ơn, một món quà tặng, một sự chia xẻ - đến người đã viết xuống những lời thơ. Bài hát, như thế, trở thành chiếc cầu nối liền mối liên lạc thâm tình giữa chú Lê và tôi, từ đó. Diễm hỏi tôi:

 - Đọc văn Du Tử Lê chưa?

Tôi nhớ khi ấy, chân ướt chân ráo đến Paris, thơ Du Tử Lê có đọc, có nghe hát, nhưng văn của ông viết, thì chưa. Diễm kéo tôi đến tủ sách của thư viện, lôi ra một cuốn cũ mèm, bìa long, có dán choàng băng keo bên ngoài.

- Nè, đem về nhà mà nghiền ngẫm, Diễm thích văn của Du Tử Lê lắm, nên gặp ai cũng muốn giới thiệu. Rồi Diễm rời tôi và Du Tử Lê, ra ôm đàn, ôm nhạc Trịnh Công Sơn vào lòng và rủ mọi người cùng hát. Diễm mình hạc xương mai (*), Diễm gầy như liễu trong thơ cổ (**) hay Diễm của xứ hoa đào thấp thoáng tà áo tím, êm, nhẹ, chỉ cho tôi xem một mặt khác của ca khúc Trịnh Công Sơn, của văn chương Du Tử Lê. Và tôi hiểu, thế giới này vẫn luôn luôn có người muốn khám phá và biết chiêm ngưỡng cái đẹp tiềm ẩn nơi người khác. Dịu dàng thôi, mà rất diễm. Thụy

Tôi nghe loáng thoáng ở băng ghế sau, Em nói với cô

Hạnh Tuyền:

- Có nhiều người tên Thụy quá cô nhỉ...

Chú Lê có nghe thấy không, hay đang mải thả hồn ngắm đèn và người đang trôi ngược trên đại lộ Champs-Elysées? Thành, nếu nghe thấy, chắc chắn, sẽ như nút contact được bật, ào ngay ra: Hãy nói về cuộc đời, khi tôi không còn nữa, sẽ lấy được những gì về bên kia thế giới, ngoài trống vắng mà thôi, Thụy ơi, và tình ơi... (***) như vẫn thường khi, trong những buổi hát cho nhau nghe, hoặc vài lần trình diễn trên sân khấu. Còn như, nếu tôi không đọc thơ, không hát và được phép gọi: Thụy-của-tôi? Thuỵ-của-tôi không phải là Thụy ngoài đời công thành danh toại, hạnh phúc bên chồng con, rạng rỡ với bạn bè, cũng không phải là Thụy với lưỡi dao và mũi nhọn để cắt đứt cuộc tình đầu. Thụy-của-tôi mãi luôn luôn là một cô bé hàng xóm của tuổi mới lớn, đầy mộng mơ với những tình cảm vừa chớm, thơm ngọt như viên kẹo đường, áo trắng, váy xanh và tóc ngắn. Thụy-của-tôi, thật, không chỉ cách một mặt hồ, mà dường như lúc nào, cũng cách tôi cả một đại dương mênh mông, lúc Thái Bình Dương, khi Đại Tây Dương, xa ngút mắt...

Chú Lê viết bài thơ với những mô tả tỉ mỉ về biến chứng của căn bệnh bướu cổ. Nhạc sĩ Anh Bằng cùng nhiều ca sĩ tên tuổi đã đem lời và giai điệu gửi đi khắp nơi. Thuỵ trở thành một cái tên chung cho các cuộc tình tan vỡ, như những Duyên, Mai, Thuý, Ngọ, Nguyệt, Lan... trước đó. Còn, hình như tôi chưa bao giờ được hỏi: “Vì sao ta yêu nhau?” Vì Thụy-của-tôi, ở những lần gặp lại giữa chặng đường ba mươi năm dài dặc, vẫn thế, pha lê trong suốt với nụ cười của con bé Đinh Tiên Hoàng giữa những ngày cuối năm 75, giữa tiếng chuông nhà thờ đổ dồn trong cái lạnh cắt da cắt thịt của một mùa đông Sài Gòn mù sương và rét buốt lạ thường. Nhón Gót

Trên một tờ báo Xuân, tôi đọc được những câu thơ bị chẻ đôi, gãy gập:

Chào tinh khiết! -Giữa chiều/ tôi/ xế bóng
Như tấm lòng thao thiết cũng gieo neo.
Người nhón gót: nghe mưa về đáy vực
Buồn tôi sâu, hút, tựa nhớ, thương, nào.

Ánh sáng và bóng tối, cao và thấp, âm và dương, quyến luyến và chia lìa. Tôi và Em. Bài thơ được viết vào tháng giêng 2000. Đối với một số người, đó là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, khi con số 20 tròn trịa đứng trước mỗi năm đã thay thế cho con số 19 thiếu, lẻ. Với những người khác, đây chính là những giờ khắc sau chót của một thế kỷ, khoảng thời gian để ai nấy chờ đợi hồi chuông báo nửa đêm 31.12.2000 rạng ngày 01.01.2001. Ở cái buổi giao thời ấy, Du Tử Lê khẽ khàng thả vầng trăng thứ nhất cho ai đó, xa cách cả một đại dương địa lý. Buông từng lời chào ở đầu mỗi khổ thơ: chào tinh khiết, chào thơ ấu, chào Quán Thế, chào kỷ niệm, chào định mệnh, ông muốn gửi đến người đọc một bài thơ tình, một bài thơ thiền, một bài thơ tự sự, một bài thơ với nỗi ám ảnh về cái chết. Nhưng tất cả đều đọng lại ở một hình ảnh thật nhỏ nhoi mà cao vợi: người nhón gót. Vói, vươn lên cao, để rồi: thả xuống, cúi xuống, rơi xuống vực sâu của chính mình, tăm tối. Ý nhạc tuôn ra ngay từ những câu thơ đầu đầy tương phản, nhưng khi bản nhạc viết xong, chưa thật ưng ý, tôi đưa cho Trần Lê Khang xem. Khang giúp tôi điều chỉnh lại phần cuối bài hát và hứa sẽ soạn hoà âm cho tây ban cầm. Tôi muốn giữ lại hình ảnh “Nhón gót” tuyệt đẹp để làm tựa đề và nhờ vợ chồng Kim Tuấn-Bạch Thảo trình bày bài hát này. Tuấn-Thảo nắm rất vững nhạc lý và tự soạn bè cho giọng nữ cao và nam trung. Khi nghe “Nhón gót” đã thu vào CD, thính giả sẽ thấy có sự hoà quyện không thể tách rời giữa tiếng guitare khi đệm khi độc tấu với dòng soprano trong suốt và giọng baryton vững chãi trên nền một nhạc khúc với đoạn trưởng, đoạn thứ, đoạn slow rock lãng đãng, ngậm ngùi, đoạn boston khoan hoà, tự tại. Bài hát là một công trình chung của bốn người đi tìm dựng lại cõi riêng của một người: cõi thơ của người thơ Du Tử Lê.

Gửi Yêu Dấu

Không hiểu tại sao, tôi lại chỉ có duyên viết nhạc khúc từ những bài thơ rời của chú Lê đọc được trên các tạp chí văn học. Nhiều bài thơ, chú đề tặng cho tôi và bạn bè, trân trọng lắm, nhưng tôi không tìm được giai điệu thích hợp để phổ vào. Có phải nhạc đến với thơ cũng do ngẫu hứng, và ta không thể o ép những ý, tứ, thanh, âm lại với nhau để tạo nên một tác phẩm ưng ý?

Giữa năm 2002, tôi muốn mượn lời bài “Thơ Tình Gửi Yêu Dấu, Đầu Thiên Niên Kỷ, Mới” để gửi đến Em điều muốn nói:

Người cho tôi mùi hương
Và, mặt trời giữa ngực,
Môi: thơm biển Hoa Nghiêm,
Trái tim: rừng Bát Nhã.

Và hai năm sau, Em đã cùng Đăng Siêu và Lê Hoài Anh

hát lên lời chung khi ca khúc lần đầu tiên được trình bày trước chú Lê, cô Hạnh Tuyền và thính giả:

Người cho tôi đám đông:
-Thấy chúng ta là một.
Trong dáng ngồi Quán Âm
Tôi kiết già nỗi nhớ.

Đã có một cõi chung, điểm giao thoa giữa những tình

riêng của từng khu vườn ẩn mật. Em, tôi, mọi người đang đứng ngồi trên dưới sân khấu kia, hẳn phải có một cõi chung: niềm yêu thơ Du Tử Lê. Phải không Em? Tấn và Vinh

... Sau hai mươi lăm năm, chúng tôi trở về đứng lại trên sân trường cũ, bước vào ngồi xuống băng ghế đã từng ngồi, khoanh tay ngoan trên bàn, và nhìn thấy tóc đứa bạn thân bên cạnh sợi đen chen sợi bạc. Tôi gọi đó là hạnh-phúcthương- đau, một thứ hạnh phúc nhận biết, sờ nắn được với cái nắm tay, choàng vai gặp mặt và nỗi nghẹn ngào bất lực trước khoảng thời gian, không gian đã đánh mất. Quá khứ nhập vào hiện tại với dáng ngồi hôm nay, với thân ngọc lan vẫn đứng sững ngoài cửa lớp. Nhưng còn rất nhiều chỗ trống, còn dáng con sẻ nhỏ xù lông nằm tắm trong vũng nước mưa đọng cuối hiên, còn mái tóc dài đã cắt, còn đôi mắt vui đã mỏi, còn những chia xa không bao giờ tái ngộ được nữa. Tấn và Vinh, những thằng bạn của ba năm cuối cấp trung học, những thằng bạn của gần ba mươi năm chia lìa trên ba miền đại lục, nhìn nhau trưởng thành, mà vui, mà đau. Chúng tôi cười tiếng cười của lũ học trò trên bốn mươi tuổi, đầy tự tin nhưng đã mất đi quá nhiều nét trong trẻo, hồn nhiên. Sân chơi đã mở rộng ra giữa trường đời, nhưng bạn chơi thân tình, thâm giao, không dễ tìm được nữa. Rồi Tấn quay về Bắc Mỹ, Vinh ở lại Sài Gòn. Sau chuyến bay dài, tôi đến nhà, mở thùng thư đầy ắp, nâng trên tay món quà quý đầu năm: lời tự sự của những cậu học trò trên sáu mươi tuổi. Như duyên kỳ ngộ, bài viết khơi sâu, đổ đầy thêm những cảm xúc còn đang chan hoà trong tôi. Thêm hai mươi, hai mươi lăm năm nữa, chúng tôi sẽ còn bao nhiêu đứa để họp lại với nhau, để kể, để hát, để đàn, và uống? Tôi mở trang sách, đọc to cho tôi nghe, và tưởng tượng quanh đây đang có thầy Lê Nguyên Đại, có Vinh, có Tấn và tất cả bạn bè của lớp cũ, mới đó mà rồi cũng xa. Kỷ niệm học trò của chú, học trò hàng Vôi, học trò Chu Văn An, và kỷ niệm của chúng tôi, học trò Taberd, học trò Võ Trường Toản, học trò Trưng Vương, ngỡ khác nhau xa lắm, nhưng thật sự, đều thơm nồng bình minh ấu thơ như nắng đầu ngày đổ tràn lên áo trắng.

Chú Lê

Chị Đặng Mai Lan, chiếc lá mong manh, và chú, nỗi muộn phiền ngũ sắc, đã thay nhau giới thiệu đến mọi người những ịCa khúc của LêỂ. Có Mộng Trang nhớ ai buồn ngất trên vai áo, có Tố Lan hãy hỏi Chúa đi rồi em sẽ hay, có Mộng Hương kim chỉ khíu tình, có Xuân Thành hát về loài chim bói cá, Hải Sơn nhắc con dế buồn tự tử giữa đêm sương, đã tái sinh thành con dế nghe kinh gióng hồi chuông phổ độ cùng Đăng Siêu. Có Em và Hạnh thầm thì đâu đó. Chú cười vui với cô Tuyền giữa đám đông hay chú ngồi nghiêng một góc, bên khói thuốc, cạnh đám đông, nhìn ra lô nhô nhà cửa Paris một chiều hè nhiều nắng, vẫn là một: con người cô đơn vô-cùng-tận.

Hình như tôi chưa bao giờ thuộc từ đầu đến cuối một bài thơ nào của chú Lê. Nhưng có lần, nằm dài bên biển, dạt ngang một trận bóng mây, nhìn từng vệt nước chém văng trên cát mịn, tôi thảng thốt: Mưa ở đâu về? như vết thương Vậy đó, tôi yêu thơ Du Tử Lê, và hiểu nhiều lời nhắn gọi của chú:

Vì thế
Hôm nay,
Chúng ta, những kẻ tật nguyền, cần nhau
Như những giọt lệ,
Những trái tim, tìm nhau.

Nguyễn Linh Quang

CHOISY-LE-ROI 10.2007

(*) Trích trong liên-tiểu-khúc “Đoá Hoa Vô Thường” của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
(**) Thơ Nguyên Sa
(***) “Khúc Thụy Du”, tình ca Anh Bằng, phổ từ thơ Du Tử Lê
Những đoạn in nghiêng còn lại trong bài trích từ thơ, văn và chữ dùng của nhà thơ Du Tử Lê

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười 2014(Xem: 8134)
12 Tháng Chín 2014(Xem: 7715)
08 Tháng Chín 2014(Xem: 8718)
21 Tháng Sáu 2010(Xem: 1770)
31 Tháng Năm 2010(Xem: 3177)
31 Tháng Năm 2010(Xem: 2924)
31 Tháng Năm 2010(Xem: 2972)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8838)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17105)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19042)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9212)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7932)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8858)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25555)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22940)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19831)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18082)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24547)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32000)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,