Hồn tháng chạp

10 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4289)
Hồn tháng chạp


D-: Cũng những ngày Noel vừa qua, tôi những tưởng rằng tôi không thể qua khỏi những ngày tết lần thứ mười ở quê người. Buổi chiều trời tối sớm, mọi người sang bên nhà anh Q. để cúng giao thừa. Tôi nằm lại một mình trong căn phòng chỉ còn hơi ẩm và bóng tối. Nằm như thế tôi nghe được không sót một tiếng động nào dù nhỏ vẳng lên từ ngôi nhà, như một nấm mồ khổng lồ, cũng như tiếng động văng vẳng qua từ hàng xóm. Tôi nghe được tiếng róc rách của chiếc robinet ở bồn tắm. Cái vòi nước này chảy hoài từ nhiều năm qua. Hồi còn C., C. là người sửa chữa, thay đổi nó. Từ ngày C. đi khỏi, tôi không biết bất cứ một thứ gì trong ngôi nhà này. Nằm nhìn xéo qua khung cửa sổ, tàng cây me dại xanh nõn, óng ả thả xuống lay qua lay lại như những ngón tay mềm nuột của những người con gái chỉ có trong tiểu thuyết. Những cành cây trạng nguyên chiết tự cây chính, chặt thành từng khúc nhỏ, cắm đại xuống bồn đất xây ngang tầm cửa sổ cũng bắt đầu chuyển từ mầu đỏ tươi sang mầu xanh mát, những chiếc lá xinh xắn như những miếng thạch cũng dợp dờn theo gió. Tiếng muỗng nĩa khua động từ bên hàng xóm, nhắc nhở tôi buổi tối và, bữa cơm chiều. Tôi tự hỏi mình còn phải nằm, thế này đến bao giờ, khi những ngày tết đi qua, cơn đau dấy lên từ bụng dưới, cổ họng khô chát, trái tim thoi thóp đập trong lồng ngực dẹp lép.

Tôi tự hỏi mình trong bóng tối, câu hỏi cũ, một câu hỏi vẫn thường xuyên trở về với tôi trong đêm tối: “không lẽ cuối đời ta, chỉ còn duy nhất bóng đêm, chỉ còn duy nhất những chiếc lá bên ngoài khung trời rộng và, những hơi thở thoi thóp của một trái tim bầm dập, nát tan.” Tôi tự hỏi mình, trong bóng đêm: “đã thế, thì thôi, còn kéo lê mãi làm chi một cuộc đời đã hết. Sao mày chưa chịu chết. Sao mày còn sống như ẩn náu bí mật. Đời đã chả còn là đời ta. Ngày đã chả còn là ngày ta, tháng năm cũng đã chả là tháng năm ta quá khứ.” Mộng ngời đã mây bay. Niềm vui đã chắp cánh. Có chăng chỉ còn là những thãi thừa những rớt rơi ê chề của một đời thất lạc. Trí nhớ tôi trở về với tháng, năm quê cũ. Những rạng ngời đã hưởng. Những chất ngất đêm xanh. Những ngất, bùng hạnh phúc. Trí nhớ tôi bay trên những vòm cây Sài Gòn, cũ. Trí nhớ tôi chảy nước mắt trên những con đường/ hàng quán/ chỗ ngồi/ ngôi nhà/ vuông sân/ cánh cửa mở ra/ bàn tay khép lại, gió mưa. Tôi như thế nào năm cũ. Tôi như thế nào khuya xưa. Bây giờ tôi là ai? Ở đâu? Còn đợi chờ gì nữa? Đời sống đã lìa xa tôi, như những con nước đã rút xa, rất xa một bờ cát mịn. Mọi người cũng lần lượt lìa bỏ tôi rút về những chân trời khuất, kín. Tôi ở lại nơi đây một mình. Đời sống đã lìa xa tôi. Tôi ở lại giữa tàn phai lả tả/ phấn son nhạt mùi/ gương xưa mất dấu/ ngày tháng không âm vang dù chỉ một vọng âm thiêm thiếp. Trong bóng tối, tôi đưa cánh tay bắt đầu héo khô, bắt đầu củi mục rờ rẫm đường đi. Tôi tìm ra cửa sau. Mở cánh cửa già nua, bước vào khu vườn thảm xanh bóng đêm. Những vì sao mọc sớm, lấp lánh trên vòm trời thảm nhung. Tôi hít lấy cho mình một hơi thở lạnh đầy hương cỏ cây, đất ải. Khu vườn cô quạnh. Khu vườn không tiếng nói. Khu vườn xa lạ như thể tôi mới nhìn thấy lần đầu. Tôi nhận ra sự lớn cao quá mức của khóm chuối trồng giữa sân cỏ, nằm ép một phía. Tôi nhớ, cây chanh trồng đầu hiên nhà phía sau đã cho tôi năm sáu mùa sai quả. Mọi thứ chung quanh tôi, vẫn thế. Chúng lớn lên, dù cho có là sự lớn lên trong cỗi cằn thì, mọi sinh vật quanh tôi cũng vẫn hưởng được lượng dương gian/ nắng mưa/ gió, cát. Tôi biết, một mai khi tôi chết đi, khi tôi nằm xuống, những khóm cây này vẫn lớn. Đời người vẫn xanh tươi. Rồi thì những tiếc thương, nếu có, cũng sẽ qua đi. Đời sống không bao giờ, thuộc về kẻ thất thế. Đời sống thuộc về những kẻ còn có cho họ ngày mai. Tôi không còn ngày mai. Tôi chỉ còn hôm qua. Tôi chỉ còn bóng tối.

Những tưởng mình sẽ không thể qua khỏi những ngày tết (những ngày tết kinh hoàng đối với tôi), vậy mà, lậy trời, lậy đất, cuối cùng tôi đã vượt qua được nó. Vượt qua được những buổi sáng thật đầy/ thật mới/ tinh khôi. Buổi sáng như thế, đó là buổi sáng chỉ có ở kiếp khác, đời mai. Dù sao, tôi cũng xin cám ơn, cám ơn một lần nữa, buổi sáng, của kiếp khác đã mở, của đời mai, nến hồng sẽ thắp.

D-: Niềm kinh hoàng nhất của tôi hiện nay không phải là cái chết. Cái chết càng ngày càng trở nên thân thiện gần gũi với tôi, tựa nó là người bạn cuối cùng, tôi biết, sẽ không nỡ từ chối chìa tay ra cho tôi cây gậy giữa dòng, nước xiết. Niềm kinh hoàng nhất hiện tại của tôi là những giờ khắc đằng đẵng về sáng, tôi chong mắt nhìn đèn. Tôi hãi hùng với thời gian đi qua. Đó là 3 giờ sáng. Đó là 4 giờ. Đó là 5 giờ. Tiếng xe pick up chở báo xè xè chạy ngang ngôi nhà. Tiếng tờ báo được ném vào drive way, kêu bịch. Sau đó xe vụt đi, trả đêm lại cho đôi mắt tôi không khép. Đó là 6 giờ sáng. Những tiếng động đầu ngày vang dội một cách rụt rè yếu ớt. Tiếng nước xối xả, chảy. Tôi thèm, là chiếc xe chạy ngoài đường sương. Tôi thèm, là cánh chim giật mình vỗ cánh nơi cành thấp. Tôi muốn tung chăn, muốn đi ra. Muốn chào buổi sáng. Chào đêm thao láo. Đêm ráo hoảnh. Đêm nhức từng đường gân trong mắt mỏi. Thần trí tôi sáng suốt, nhưng thân xác tôi bải hoải, tê liệt. Tôi thấy như giữa trí óc/ tâm hồn/ thân xác tôi đã không còn một liên hệ nhỏ nhoi nào. Mọi thứ, như đời sống, chia tan, chảy trôi, và, biền biệt. Tôi biết, tôi đang chết khô, từng đêm. Từng đêm. Từng đêm. Ôi đêm.

D-: Chùm đèn được thả xuống bởi một dây xích sắt nhỏ hoen rỉ và, những sợi dây điện màu vàng cũng ố. Hai người đàn ông im lặng nhìn nhau. Căn phòng mênh mông. Đêm nghe được qua tiếng ngáy ồn ồn của những kẻ ngủ trong căn phòng phía xa. Không một lời, nhưng trên gương mặt hai người đàn ông, một già, một trả, người ta đọc được sự ái ngại mà, người này dành cho người kia. Ở đâu đó, có thể là từ ngoài căn phòng, có thể là từ tiềm thức của một trong hai người, vẳng lên điệu nhạc quen thuộc. Điệu nhạc của nhiều năm tháng cũ: “này tháng chín, mùa thu về như thể, giữa đêm qua có kẻ qua đời. Hồn thánh thiện lối vào thơm cỏ cũ, em xạ hương từ quá khứ tôi...”

Sự im lặng giữa hai người đàn ông mỗi lúc một ngột ngạt hơn. Đột nhiên, người trẻ tuổi, xô ghế. Anh làm cử chỉ như muốn đứng dậy. Anh nói sau khi đã bực tức dí xòe mẫu thuốc nơi chiếc tàn thuốc. Anh nói: “Anh phải tính lại. Không lẽ mãi như thế này.” Người đàn ông lớn tuổi châm một điếu thuốc mới. Anh nhìn ra khuôn cửa sổ.

“Chấm dứt của một ngày, trước sau gì thì cũng chỉ là màn đêm mà thôi.”

“Dù chỉ là màn đêm, thì không phải vì thế mà người ta có thể núp mãi được trong đó.”

Người đàn ông lớn tuổi thở ra:

“Anh chẳng còn gì nữa. Ngay cả tháng năm còn lại.”

Người đàn ông trẻ tuổi hơn nói với giọng hăng hái và tự tin:

“Anh không thể nói thế. Anh còn cái thân xác mà anh đang mang. Cái thân xác anh, đang mỗi ngày một tàn tạ. Anh có biết vậy?”

Người đàn ông lớn tuổi gật đầu. Anh nói về những đêm mất ngủ kéo dài cả tháng. Người đàn ông trẻ tuổi đặt bàn tay mình lên vai người đàn ông lớn tuổi. Người đàn ông lớn tuổi ngước đôi mắt mệt mỏi lên gương mặt trẻ thơ của người đàn ông trẻ tuổi. Họ lại im lặng. Lát sau, người đàn ông lớn tuổi đứng lên. Anh tắt nốt ngọn đèn giữa phòng. Trong bóng tối, người đàn ông nhìn thấy chiếc bóng người trẻ tuổi nhấp nhô xa dần trên con đường nhỏ, cùng tiếng khua khô, những chân giầy nện trên một mặt đường sương muối.

3 giờ sáng: Người đàn ông bước vào giường. Anh kéo tấm chăn lên ngang cổ. Đúng ra đó không phải là chiếc chăn mà, chỉ là cái túi ngủ được banh rộng ra. Chiếc khóa sắt chạm vào cổ anh. Lạnh buốt. Anh nghe rùng mình. Trí nhớ người đàn ông chập chờn giữa những đôi mắt lớn/ Mái tóc dài/ Nụ cười duyên/ Gương mặt tươi mát. Trí nhớ anh hỗn độn với những ly cà phê/ Cốc sữa tươi/ Những người Mỹ cô đơn gục đầu nơi quầy rượu/ Những người Mỹ đen ngủ gục trong chiếc bàn/ mà, trên đó trỏng trơ ly nước lạnh. Những chùm đèn chói lòa/ Con đường trước mặt/ Những bảng hiệu màu sắc chớp lóe, lập lòe. Trí nhớ người đàn ông, dừng lại một lề đường. Dừng lại nơi chiếc xe yên lặng, đang đón nhận những hạt sương rơi từ những cọng lá biếc.

Trong lòng xe, nhờ điếu thuốc bật cháy trên môi người đàn ông, người ta nhận thấy khuôn mặt khắc khổ của anh, tương phản với vẻ tươi mát lụa nuột của người con gái ngồi bên cạnh.

Người đàn ông nói:

“Chắc rồi cuối cùng chúng ta cũng sẽ phải xa nhau thôi.”

Người con gái im lặng. Hàng mi nàng xụp xuống. Không ai trông thấy đôi mắt của nàng.

Người đàn ông tiếp:


“Anh muốn trả em lại với đời sống xưa cũ, vì có thể đó là đời sống tốt nhất của em.”

Bấy này người con gái mới nói, giọng nàng nặng chĩu, đục sũng cơn mưa. Nàng hỏi:

“Còn anh?”

Người đàn ông chán nản lắc đầu. Người con gái tiếp:

“Phải chăng anh muốn trở lại con đường xưa?”

“Anh chẳng còn nữa, một nơi chốn để trở về. Em hãy tin điều đó. Nhưng mà, đó chẳng phải điều để em phải băn khoăn.”

Người con gái nắm lấy bàn tay bỏ không trên mặt nệm của người đàn ông. Nàng vuốt ve:

“Em không ngờ, cả anh cũng chẳng hiểu được lòng em. Em không ngờ, tất cả những gì chúng ta đã có với nhau, em đã làm vì anh, lại chẳng mang một ý nghĩa nào, trong lúc này.”

Người đàn ông nói với giọng khổ sở:

“Em đừng nói thế. Vấn đề không nằm ở đó. Vấn đề ở nơi khác. Em biết mà. Đêm dài mấy cũng hết. Ngày vui bao lâu cũng tàn. Anh tận cùng, khốn nhục. Anh tận cùng, đáy sâu. Đôi khi anh nghĩ, người ta nên chôn sống nhau, có lẽ lại còn tốt hơn sự treo lửng đời nhau trước nắng, mưa, nhân thế.”


Trí nhớ người đàn ông bay tới một mặt biển. Hồn chàng dừng nơi một cánh chim. Một cánh chim vô định. Trí nhớ người đàn ông dừng lại nơi một mái tóc. Mái tóc trẻ thơ. Mái tóc mây xanh óng ả trên một bờ vai, vàng hực cỏ hoa. Trí nhớ người đàn ông bay tới những ngôi quán chỗ ngồi, ở đó, phần đời anh có thật. Ở đó cuộc đời anh đã hết. Người đàn ông mở mắt. Anh muốn, chặn đứng ký ức. Anh muốn, ra khỏi bóng tối, tâm hồn anh. Bóng tối, đêm thâu chưa đủ sao? Còn đợi chờ thêm gì nữa chứ? Người đàn ông mở mắt. Anh nhìn thấy nguyên một khung trắng mênh mông trần nhà. Trần nhà, cũng xa lạ như anh đang xa lạ, đang đi tìm lại anh, ngày cũ.

Sáu giờ sáng người đàn ông mới chợp mắt. Không ai biết tìm được những gì. Trong giấc ngủ anh có gặp lại anh? Hay trên đường đi, anh chỉ gặp một người già, như anh, đang khua gậy cuối kiếp?


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16701)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8007)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17921)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31732)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,