Chiều Buồn Đôi Cọng Cỏ

10 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4613)
Chiều Buồn Đôi Cọng Cỏ

 

 

 

D-: Từ ngoài nhìn vào, nhà hàng có hình của một chiếc hộp cạc-tông màu gỗ cũ. Một đầu vuông vức, trong phình. Theo các cụ ta ngày xưa thì đó là một căn nhà có hậu, rất tốt cho việc làm ăn, chúng tôi tìm đến lúc buổi chiều đã ngả màu sữa đục, sương mù, là thấp trên những ngọn cây non mới được trồng để chia hai chiều ngược xuôi của con lộ. Phòng ăn nằm bên tay trái, nếu bạn bước vào từ phía cửa tay phải. Những ngọn nến cháy bập bùng trong những bát thủy tinh trong vắt. Những chiếc bàn im lìm, bất động, được phủ khăn màu lá mục. Trên cao, chùm cây trầu bà thả xuống, làm không khí căn phòng đã vắng vẻ, lại thêm lạnh lẽo, khuya khoắt.

 

Nhóm người mới bước vào là ba người đàn ông. Họ hờ hững với một chút lờ đờ trong dáng đi. Không bảo nhau, họ cùng tiến đến chiếc bàn kê nơi góc trái của căn phòng. Những chiếc khăn ăn xếp nhọn, đặt bên muỗng nĩa sáng loáng. Người đàn ông lớn tuổi đưa mắt nhìn toàn diện... Hai người còn lại, lơ đãng mở tấm menu, một màu xanh dương, tiệp với khăn ăn. Cô tiếp viên tới. Họ gọi nước uống, nói cho chờ thêm vài phút. “chúng tôi còn một người bạn nữa” Cô tiếp viên gật đầu, nụ cười thoáng chút ngượng nghịu. Có thể cô bối rối bởi đôi mắt nhìn đăm đăm của người đàn ông trẻ tuổi nhất trong bọn.

 

Qua khung kính mờ ám hơi sương, những chiếc xe pha đèn chạy qua, không một tiếng động, giống những chiếc xe bằng nhựa của trẻ con vẫn chơi. Nước được đem ra. Người đàn ông lớn tuổi nói: “Tôi mới ở xa, trở về.” Người đàn ông trung niên kể về cái chết của một người làm thơ lớn tuổi. Người trẻ tuổi nhất nói: “Lần lượt rồi mọi người sẽ đi hết.” Phải rồi, mọi người sẽ đi hết, sân chơi sẽ bỏ không. Đó là những mất đi, chả bao giờ có được sự thay thế. Giữa lúc họ đang nói chuyện về những người vắng mặt, thì, người con gái bước vào. Cô mặc một chiếc váy đầm màu trắng, sọc xanh, đường chỉ ngang màu nâu rất nhạt. Cô khoác một chiếc áo da màu kem. Bên trong, chemise màu trắng, có đăng ten viền quanh cổ. Nàng cười. Nụ cười rạng vỡ cái không khí quạnh hiu, ẩm thấp và, khuya khoắt. Người đàn ông lớn tuổi, đứng lên, kéo ghế cho nàng ngồi. Buổi tối bắt đầu như thế, với một trận mưa thình lình. Một trận mưa quá khứ. Một trận mưa chỉ ướt, ướt hết, ướt đến rét tâm hồn người đàn ông trung niên. Đột nhiên người đàn ông này bảo: “Làm ơn tắt hộ tôi ngọn nến.” Người đàn ông lớn tuổi nói: “Chung quanh ta sẽ chỉ còn bóng tối.” Người đàn ông trung niên thở dài. Anh nói, giọng phân trần: “Tôi biết. Và cái vô lý của chúng ta chính là ở chỗ đó. Chúng ta quên rằng, chính bóng tối làm thành ánh sáng! Chúng ta sống trong hầm tối bao năm mà, vẫn ngủ mơ, nghĩ, chung quanh ánh sáng chan hòa. Với đời sống, người ta chỉ có thể sống ở một phía nào đó của nó.” Người đàn ông nhỏ tuổi cúi xuống bát nến đang rưng rưng chảy. Anh thổi tắt ngọn nến. Nói: “Để tôi đọc cho các anh nghe, một bài thơ cũ. Thơ của một người vắng mặt giữa chúng ta. Một bài thơ cũ. Bài thơ có thể hiểu theo nghĩa, bóng tối và, mùi hương:

 

người buồn một cánh rừng
tôi buồn một dòng sông
đời buồn muôn kiếp trước
đêm buồn một cánh chim 

 

đêm buồn một cánh chim
người buồn một đốm lửa
tôi buồn một mùi hương
chiều buồn đôi cọng cỏ 

 

chiều buồn đôi cọng cỏ
người buồn một sớm mai
tôi buồn sân nắng cũ
mưa buồn trên mái ai? 

 

mưa buồn trên mái ai?
tôi buồn như ghế ngồi
người buồn như bếp lạnh
tóc buồn rơi xuống vai

...

(Thơ Tình trang 159 - 160)

 

Giọng đọc thơ của người đàn ông trẻ tuổi mỗi lúc một xa vắng, lạnh lẽo, thê thiết. Cuối cùng, anh nói: “tôi nghĩ đời sống được làm thành bởi những vắng, mất. Do đó, chỉ bóng tối mới thực là nơi chúng ta. Tôi mong người bạn vắng mặt hôm nay ở đây, còn rất đủ trong bóng tối, như chúng ta, để mà tiếp tục sống nốt.” Suốt từ lúc tới, người con gái không nói một lời nào. Nàng sững im, như một pho tượng. Nàng biến thành pho tượng hồi nào, chẳng ai hay.

 

D-: Bỗng dưng tôi nghe cồn cào ruột gan tựa có kẻ đang réo gọi tên mình tận một biển nào thăm thẳm. Ngay tự chập tối, cố nuốt những thìa cơm bã chát, tôi là người đầu tiên rời khỏi bàn ăn.

 

Tôi lần mò trong bóng tối, bật nút điện. Chiếc chăn L.G.T. vẫn ngủ đêm những ngày làm báo, trải suốt chiều dọc chiếc sofa, giống có một đứa trẻ nào nằm ngủ quên trong đó. Ngồi xuống chiếc ghế, tiếng máy chạu u u..., đời sống tôi chết lặng. Tôi nói một mình. Tôi nói với chiếc bàn/ với chiếc máy/ với bóng đêm đang rơi trên những đóa hoa Lilium và Begonias trồng dọc bức tường đã mười mấy năm cỏ cháy. Tôi gọi một mình. Tôi gào một mình, hệt như đêm lênh đênh trên biển. Tôi như một thuyền nhân sắp đắm giữa lòng nước biếc. Tôi như kẻ đã rơi và đang chìm sâu dưới một mặt nước lặng. Tôi gọi “yêu dấu.” “Yêu dấu.” “Yêu dấu.” Em ở đâu? Em ở đâu đêm nay? Có phải chúng ta đã mất nhau-đã mất nhau-đã mất nhau vĩnh viễn? Có phải em đã đời khác đêm xanh? Có phải em đã ngày vui, gió lớn? Có phải, có phải nhát dao em chém xuống, chém xuống, chém xuống... Em còn đợi chờ gì nữa? Có sá gì đâu một xác thân khô héo? Có sá gì đâu, một óc kiệt tim đen? Em hãy, đâm xuống nữa/ xuống nữa/ xuống nữa... ngực anh. Ngực anh, ôi nhát dao bén ngọt.

 

1 Giờ sáng: Bỗng dưng, không hiểu vì động lực nào, tôi muốn đi thăm B. Đúng hơn, tôi đi tìm B. Tôi đi tìm lại buổi chiều sương xuống hai vai, tôi đi tìm lại, một sớm mưa bay trên những mái nhà ngói đỏ. Tôi muốn đi tìm lại đôi mắt nắng, gió. Đôi mắt đêm thâu. Đôi mắt cuối kiếp. Bỗng dưng, không hiểu vì nguyên nhân nào, tôi trở lại ngôi nhà B. đã đi mất. Ở đó chỉ còn chiếc bàn ăn vuông, ngọn đèn vỡ. Miếng sân nhỏ, nơi những cây húng, cây dăm, cây xả đang lớn, hoang dại như những con mèo hằng ngày cào những móng chân dịu dàng của chúng nơi khung cửa kính.

 

Căn nhà hút sâu. Căn nhà hoang vắng. Tôi tưởng tượng mình ngồi xuống một chiếc ghế gỗ có vai dựa, có tay vịn. Tôi tưởng tượng, ở đâu đó bước ra. B., xõa tung mái tóc. Nàng sẽ cầm lên bàn tay tôi gân guốc. Nàng sẽ vuốt ve làn da tôi khô nhám. Nàng sẽ xót xa. Nàng sẽ thương lắm. Thương vô cùng. Và cuối cùng thế nào, nàng cũng cầm lên những ngón tay tôi. Hôn chúng, như hôn những đứa em bé dại, sa cơ. Ở đó, tôi sẽ ngửi được mùi đêm. Mùi đêm qua hương của khóm hồng hàng xóm. Hương đêm dậy lên từ đất, có phân mèo, có phân trâu bò bón nơi những khóm húng, khóm xả. Tôi sẽ ngồi đó. Nơi chiếc ghế ấy (chắc chắn phải chiếc ghế đó, chỉ có thể là chiếc ghế đó mà thôi). Tôi sẽ vuốt tóc B. sẽ hỏi nàng, chúng ta đã xa nhau bao lâu? Tôi sẽ gọi B. bằng tên gọi riêng. Thí dụ: “chó con.” Chó con. Chó con yêu dấu. Tôi ngồi đó, sẽ nghĩ ra hàng chục tên khác nhau để gọi B. Và, chỉ riêng B. biết. Nhưng ngôi nhà đã không còn B. Chỉ có tôi ngồi lại với những cọng cỏ hoang mọc lan hai bên bờ tường ố, úa. Tôi biết muôn đời tôi không có B. Bởi vì trước sau, B. chỉ là một tên gọi, ở ngoài nhân gian.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16790)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31734)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,