Bùi Vĩnh Hưng

12 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4705)
Bùi Vĩnh Hưng

 

 

Du Tử Lê Và Bằng Hữu

 

Hiếm có một nhà thơ nổi tiếng nào như Du Tử Lê lại chịu khó tham gia vào những buổi họp mặt với những người bạn không cùng hệ viết lách như mình; mà nội dung chỉ là những buổi tán gẫu chẳng liên quan gì đến văn chương chữ nghĩa. Tuy nhiên ở đây tôi mở một dấu ngoặc: Tôi chỉ nói về những người bạn học cũ cùng lớp, cùng trường với Du Tử Lê mà thôi; còn bạn đồng nghiệp, bạn làm ăn, bạn... tình, tôi không dám nói tới.

 

Chúng tôi thường gặp nhau vào những dịp đám cưới những đứa con, hoặc sinh nhật của nhau; có khi nhớ nhau thì ới nhau hàng tuần, hàng tháng... Và Du Tử Lê thường có mặt, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng. Anh đến vì anh yêu quí bạn bè, và chúng tôi cũng rất quý mến anh. Trong các buổi họp mặt, có lẽ Du Tử Lê là người “thiệt thòi” nhất, bởi vì anh ăn rất thanh cảnh, không uống rượu, chỉ uống cà phê và hút thuốc. Tính anh ít nói, thường lắng nghe nhiều hơn. Lâu lâu góp vui bằng nụ cười tán thưởng. Chẳng bù cho lũ chúng tôi: ăn uống thoải mái, nói năng ồn ào. Lôi đủ thứ chuyện “thổ tả” trên trời dưới đất. Thậm chí còn lôi anh ra trêu chọc. Anh chỉ cười. Không phản đối hay biện minh, vì anh hiểu chúng tôi chỉ vui đùa trong tình thương mến nhau. Dường như anh đến để tìm lại cái không khí thân tình của thuở hoa niên với nhiều kỷ niệm về một ngôi trường, về những người bạn, về một quãng đời hoa mộng... Mà bây giờ tất cả đã xa - cả về thời gian và không gian. Tôi cũng được nghe kể lại, trong một lần họp mặt với các bạn cũ (lúc đó tôi chưa qua Mỹ); Du Tử Lê đã xúc cảm viết nên một bài thơ có tên “Nhìn Nhau Chợt Thấy Ra Sông Núi”, trong đó có những câu rất thấm thía và cảm động nói về tình bạn; về quê hương đất nước:

 

“ba mươi năm lẻ ai ngờ được

tao với bay giờ gặp lại đây

chiến tranh đã dứt nhưng thương tích

vẫn ở cùng tao, ở với bay

 

“bay đã kinh địa ngục đời

từng nhìn binh biến giống trò vui

chiến xa, đại bác bay chơi nổi

bom ném ngang trời cũng được thôi

 

“trận mạc ngày xưa còn chẳng ngán

nhằm nhò chi ít vỉ bia “cua”

cười khan những buổi đi “chà láng”

mà lại buồn so diện “H.O.”

 

“nốc rượu nguyên đêm chờ được xỉn

ôi mái trường rêu Chu Văn An

nhiều thằng “thăng” lúc còn hôi sữa

dăm tên đầu bạc kể hung hăng

 

“đạn bom ngốn mất thời trai trẻ

cải tạo khơi khơi năm, mười niên

ra tù mất vợ, con quay mặt

cười gượng, ra điều ta vẫn... ngon

 

“trong mắt bay nay vàng kỷ niệm

tao đầy gân máu nhớ quê hương

đêm đêm ác mộng còn truy kích

lạnh cẳng tao hầm nhất Biển Đông

 

“tụi bay muốn sống? - Quên cho lẹ

mũ đỏ, đen gì... cũng đã xong

tao cam phận kiếm tô canh cặn

bay rồi cũng thế! - Liệu nghe con

 

“sa trường mất xác. Giờ đâu khác?

xương bỏ quê người, cỏ cũng chê

chắc chi đã được như Tư Cóc

chết giữa quê hương - đắp mảnh cờ

 

“Minh Dê, Hồng Trố... tao mừng lắm

những tưởng không còn gặp tụi bay

đêm qua uống rượu con nhà Kiểm

thương bạn tao thèm được khóc ngay

 

“nhìn nhau chợt thấy ra sông núi

có chút gì nghe rất thốn đau

hẹn bay về chết trong tay mẹ

tổ quốc nghìn năm bỏ được sao?!

(2-91)

 

Thật vậy, hơn 40 năm qua rồi, kể từ khi rời mái trường mỗi người mỗi ngả. Tiếp đến là chiến tranh triền miên, thảm khốc, rồi dâu biển tang thương... Cuối cùng, chúng tôi -những người sống sót- gặp nhau, tìm nhau ở xứ người như hai câu thơ của người bạn thi sĩ trong nhóm là Ngọc Hoài Phương:

 

“Dù áo thư sinh đã bạc mầu

“Cuối trời lưu lạc vẫn tìm nhau.”

 

Và bây giờ, hầu hết chúng tôi tuổi gần 60, con cháu dâu rể lủ khủ. Chúng tôi cảm thấy chẳng còn gì quý hơn cho quãng đời còn lại: đó là tình bạn của thời học sinh. Chúng tôi đến với nhau bằng tình cảm, bằng kỷ niệm của tuổi thơ; gác lại tất cả tuổi tác, tiền tài, tước vị, cá tính, đời tư... Thế nên chúng tôi rất thương nhau.

 

Trong các đêm ra mắt sách hoặc những đêm Thơ của Du Tử Lê, anh vẫn dành cho chúng tôi những ưu ái như tặng sách hoặc dành một góc riêng cho nhóm bạn “đặc biệt” của anh ở nơi tổ chức, để chúng tôi còn đùa nghịch được. Tôi còn nhớ đêm ra mắt Video “Giữ Đời Cho Nhau” ở vũ trường Majestic, bọn chúng tôi gồm cả các bà vợ, chiếm một góc sát sân khấu. Trong lúc ngồi đấu láo chờ khai mạc, bất ngờ Du Tử Lê xuất hiện; thế là cả bọn la lên “Yêu dấu...” Anh lại cười cầu... hòa. Mặc cho mọi người chung quanh ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Số là trong CD “K.Khúc Của Lê”, ở mỗi phần dẫn giải cho một bài hát, anh đều bắt đầu bằng hai chữ “Yêu dấu”. Thế là chúng tôi chụp lấy hai chữ đó, rồi nhà báo CNN / Nguyễn Ngọc Chấn / Cậu Trời (cũng một người bạn trong nhóm) thêm thắt vô thành cụm từ “yêu dấu, rất thật” để trêu ghẹo anh.

 

Du Tử Lê còn hay để ý đến những người bạn đang gặp khó khăn. Một người có chuyện không vui, gặp tôi, anh hỏi thăm ngay về người đó. Một người nữa, ở xa, muốn về Cali dự buổi họp mặt đầu năm, nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp, anh là một trong những người đưa ra ý kiến góp tiền để giúp bạn mình vé máy bay. Nếu có người bạn nào từ tiểu bang khác qua, anh biết, lập tức anh thông báo để mọi người biết; còn nếu anh được báo, thì thế nào anh cũng đến dự buổi họp mặt; dù anh rất bận: khi thì một trường đại học ở trong vùng mời diễn thuyết về thơ của anh, lúc thì giới thiệu một tác phẩm của một tác giả, rồi các hội đoàn... Tóm lại, anh là người của công chúng. Tôi đã chứng kiến nhiều lần ở nhiều nơi, kể cả tư gia, số người ái mộ anh khá nhiều, đủ mọi giới, mọi lứa tuổi. Những lúc ấy Du Tử Lê hành xử, đối đáp trong tư thế của một người nổi tiếng... Và tôi cảm thấy thích thú về sự tương phản giữa thi sĩ Du Tử Lê của đám đông và người bạn Lê Cự Phách của chúng tôi: Một bên thì trang trọng, tương kính, lịch sự, xã giao; còn bên thì xuề xòa, cởi mở, nghịch ngợm nhưng “yêu dấu, rất thật”.

Ngoài ra, Du Tử Lê là người tinh tế trong nhận xét về các bạn của mình. Anh để ý đến ý thích của từng người để cư xử cho thích hợp. Biết tôi yêu thơ, nhân ngày sinh nhật của tôi - Một dịp để chúng tôi gặp nhau uống rượu đấu láo cho vui - Anh đã đến với một bài thơ đề tặng tôi mà nội dung chứa chan tình bạn và tính khiêm tốn của anh. Bài thơ được viết bằng chữ vàng trên nền đen của một tấm bảng cỡ khung hình, rất trang trọng và rất đẹp. Thế nhưng ngay trong bữa tiệc, bài thơ đó cũng bị lũ chúng tôi đem ra mổ xẻ, giải thích theo một nghĩa méo mó để trêu anh. Và anh chỉ cười cầu... vui. Bài thơ như sau:

 

BÀI THÂN, TÂM: HỌC TỪ BẠN TÔI

và Bùi Vĩnh Hưng

 

“hãy ngắt một búp đêm

mọc giữa tâm thinh lặng

chôn cất một góc thân

bón mầm cây tuyệt vọng

 

“hãy ngắt một lá sông

mọc giữa lòng lũ xiết

tặng cho núi điềm nhiên

giữa thác, ghềnh sống, chết

 

“hãy ngắt một giọt vui

đẫm mồ hôi thế sự

năm chín mươi ui ui

mình ên như lịch sử

 

“hãy ngắt một nhánh... tôi

thả đáy nôi chánh niệm.”

 

Và cũng bài thơ này, tôi lại được những người bạn đặt cho tôi một nickname là “Ui Ui”. Dĩ nhiên tôi hoan hỉ chấp nhận, bởi Du Tử Lê chính là tác giả của hai chữ “ui ui” dễ thương nói trên.

 

Bùi Vĩnh Hưng

(Một ngày hè nhớ về kỷ niệm thời thơ ấu).



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16814)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12051)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13900)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8392)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22812)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19672)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17965)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16825)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,