Tôi sẽ không nín thở khi viết về Du Tử Lê. Tôi nghĩ rằng, lâu lâu, chúng ta cũng nên để cho cái cuộc đời vốn rất phiền muộn này, một vài cơ hội có những nụ cười thoải mái. Du Tử Lê ở con người thi sĩ, ở con người tình nhân, ở con người bằng hữu, đều có những nụ cười dí dỏm. Du Tử Lê sáng rực ở cả ba con người đó.
Tôi vẫn nói với Du Tử Lê, tôi thích Cậu Lê ở thơ tình: cõi tôi, cõi nát, cõi tàn / cõi hoang mang, vội; cõi bàng hoàng, qua / Hoặc: đêm về theo bánh xe lăn.../ mà Cậu Bùi Bảo Trúc bảo là hen-đi-kép. Tôi bảo, Cậu Lê hãy sống thời đại. Lê cười, thì ông chẳng vẫn đồng ý với tôi: thi sĩ là con người cách mạng, luôn luôn mở đường khai lối, luôn luôn đi vào tương lai hay sao? Tôi bảo Cậu Lê là Cậu phải nhờ tay chân đỡ cho ngôn ngữ. Những cái chấm, những cái phẩy, những cái Sì-lát của Cậu, ở một khía cạnh nào đó, là những cái vung tay, những cái đập bàn. Cậu là ông Socrates khi hùng biện phải làm động tác tay chân. Người ta vẫn có thói quen ngâm thơ theo trí nhớ. Cậu Lê bắt thiên hạ đọc và xem thơ, mới hiểu hết những điều bên cạnh từ ngữ thơ của Lê. Tuy nhiên, sáng tạo là những mắt nhìn vào tương lai, là đổi mới. Chúng ta đang ôm cứng quá khứ, và cái kiến trúc thơ hôm nay đã mục nát, rã rời, rất cần phải thay đổi. Bây giờ, một đôi khi, nhìn trái, nhìn phải, tôi đã chợt thấy thấp thoáng bóng dáng Du Tử Lê trong rất nhiều bài thơ của những người làm thơ hôm nay. Họ đã chọn sống thời đại, hay lăn xả vào tương lai của họ.
Ở người tình, Du Tử Lê là con người chân thật, chung thủy. Du Tử Lê không bao giờ phụ bạc tình yêu, nên Du Tử Lê bị tình yêu tràn ngập. Một hồ nước không có đường thoát. Tôi có thể nói, ta chấm bất cứ một tọa điểm nào đó trên bản đồ có đông người Việt. Chắc chắn ở đó có một người yêu Du Tử Lê. Tại sao? Tại ngườỉ Tại thơ? Hay tại một cái gì khác? Cái gì khác đó, có thể nằm trong câu chuyện dưới đâỵ
Trong một chuyến bay từ LAX lên xứ
Tôi thấy cần phải nói về cái phi trường
Tôi lạnh lùng như buổi sáng mùa đông ở Ca Li:
Cậu Lê làm thì Cậu lê chịu. Cậu Lê tạo nghiệp thì Cậu Lê thọ quả...
Khi bạn tôi thu hết tàn lực, lết được vào đến phòng đợi của phi trường, thì “kép” của nàng đã đợi sẵn ở đó. Kép nàng hầm hầm nhìn cậu Lê, như muốn ăn tươi nuốt sống. Không “bái bai” gì cả. Hai đàng chia ly. Nhưng câu chuyện không chấm dứt ở đây. Buổi tối hôm đó, khi Cậu Lê ra mắt sách, nàng đã tìm đến theo lời hẹn hò. Và, tôi ngạc nhiên vô cùng khi nhìn trước nhìn sau, vẫn không thấy gã kép đẹp như Phan An, Tống Ngọc của nàng đâu cả.
Du Tử Lê ở cương vị một người bạn cũng có nhiều nét thú vị. Du Tử Lê là người bạn không bao giờ bỏ ta trong những lúc nguy khốn. Nhưng nhiều khi trong những lúc nguy khốn, muốn “chém vè,” mà ta lại phải cõng thêm bạn ta mà chạy, thì cũng vất vả vô cùng.
Nếu mỗi người tự đóng lấy cho mình một nhãn hiệu để nhận dạng, thì chúng ta có thể nhận dạng Du Tử Lê ở ly cà phê trên tay. Nếu Cậu Phan Nhật Nam bảo, ăn món cá hấp này, bác phải dùng vang trắng; nếu cậu Nguyên Vũ bảo, ăn xì tếch, bác phải uống rượu vang đỏ..., thì cậu Lê quanh năm...cà phê. Ăn phở cũng cà phê. Bánh cuốn, cũng cà phê. Tỉm sấm, cũng cà phê. Hem bơ gơ, cũng cà phê...chứ không gì khác!
Du Tử Lê thường dành cho bạn hữu nhiều...bất ngờ. Ôi, cái cuộc đời buồn nản này mà không có những bất ngờ thì nó sẽ buồn nản đến cỡ nào? Đến với Cậu Lê mỗi người đều phải luôn luôn sẵn sàng ở thế...tác chiến. Cậu Lê rủ xuống phố đi uống cà phê, nhưng tới nơi, có thể bị Cậu Lê mời lên sân khấu nói về thơ Cao Bá Quát hay một ông thi sĩ mà bạn chưa biết mặt, biết tên bao giờ. Cậu Lê rủ bạn đi nghe nhạc, nhưng đến nơi, có thể bạn được Cậu Lê đưa cho cái micro, đẩy ra sân khấu, làm ông M.C. rất bối rối.
Một lần cậu Lê gửi giấy mời tôi đi dự tiệc ra mắt...của Cậu lần thứ N+X. Tôi bảo, nếu lần này nghiêm chỉnh và không có lần khác thì tôi mới đi. Cậu Lê bảo “chắc chắn.” Chiều thứ bảy, tôi bỏ ba chân mạt chược đang giữa gió
Hôm trước, tôi đứng “chủ hôn” cho Cậu Lê. Hôm sau đi uống cà phê, Cậu Lê đã gọi tôi bằng “mày.” Và buổi chiều đi ăn phở Nguyễn Huệ, tôi gặp ông Mai Thảo, (vừa mới qua đời.) Ông này dọa: “Nó ghi sổ đen tất cả những thằng nào đi ăn cưới thằng Lê...” Tôi chẳng biết “nó” là aị Nhưng tôi cũng cảm thấy rờn rợn.
Bạn tôi, Du Tử Lê, là như vậy. Rất bình dị. Rất hồn nhiên. Rất con người. Và rất nhiều tính trào lộng.
LONG ÂN
(2-98.)