(Bài nói chuyện trong buổi Thơ Nhạc Du Tử Lê do Hội Người Việt Cao Niên,
(......)
Tôi không phải là nhà thơ, nhà văn, cũng không phải nhà phê bình văn học, nên những nhận xét của tôi về thơ Du Tử Lê chỉ là dựa vào mối thâm tình bằng hữu, có thể rất chủ quan.
Như chúng ta đã rõ, Du Tử Lê làm thơ, viết văn rất sớm và cũng rất kiên trì. Trong suốt 40 năm qua, ở quê nhà cũng như ở hải ngoạị Những tác phẩm của Du Tử Lê, dù là thơ hay truyện đều xoáy quanh những mối tình; những mối tình thật, có tính cách riêng tư của nhà thơ, đã sống qua bằng hơi thở, bằng xúc cảm của ngũ quan, chứ không phải bằng những mảnh tình tưởng tượng của một số thi nhân hay văn sĩ mà ta thường thấy.
Trong số những tác phẩm đã xuất bản với hàng trăm bài thơ rất được ưa thích, tôi nhận thấy một nét rất đặc biệt, rất Du Tử Lê, đó là Sự Thủy Chung Trong Thơ Tình Du Tử Lê.
Có lẽ quý vị sẽ thắc mắc, tại sao tôi lại có một nhận xét lạ đời về một con người nổi danh đào hoa, “nòi tình” như Du Tử Lê? Cùng một lúc, Du Tử Lê không những có một, hai, mà ba bốn người tình... mà gọi là chung thủy ư? Và trong suốt 40 năm qua, đã có biết bao nhiêu mối tình chính thức, công khai, và biết bao nhiêu mối tình kín đáo chỉ có Du Tử Lê và một số rất ít người biết đến?
Nơi quê nhà, Du Tử Lê đã có những mối tình sôi nổi, sóng gió! Sau 1975 tại Hoa Kỳ, cũng đã có những cuộc bão tình được nhắc nhở rất nhiều trong giới văn nghệ sĩ! Nhưng tựu trung, đối với Du Tử Lê, chúng ta không thấy những vụ đánh ghen dữ dội, làm chấn động dư luận như vụ đánh ghen của cô Quờn tẩm xăng đốt chồng, hay vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt át xít vào mặt ở Sài Gòn. Phải chăng đó cũng nhờ vào cái tài, khả năng đặc biệt Du Tử Lê, ngoài thi tài trác tuyệt của nhà thơ, đã hóa giải được mọi hờn ghen, giận dữ?
Gần đây, trong lúc tâm sự. Du Tử Lê đã thú nhận ông rất may mắn trong vấn đề nan giải nàỵ Cuộc sống gia đình ông tương đối được êm ấm có thể cũng là nhờ vào sự thủy chung trong tâm hồn của nhà thơ như chúng tôi đã nhận xét chăng?
Đọc thơ Du Tử Lê, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự thủy chung này, vì đó chính là ưu tư, là tiếng nói, là cuộc sống đích thực của ông. Sự thủy chung đó, không những thể hiện trong thơ tình yêu cho người yêu, cho gia đình, cho quê hương đất nước mà còn rất đậm đà trong tình bằng hữụ
Lúc ở tuổi thanh xuân, tình yêu lứa đôi đang nồng nàn thắm thiết, thì cũng vì cái “nòi tình” mà người yêu bỏ đi, để lại cho nhà thơ bao nỗi nhớ thương, tuyệt vọng. Đấy là lúc để nhà thơ tỏ tình tha thiết nhất:
...
Hãy nói về cuộc đời
tình yêu như lưỡi dao
tình yêu như mũi nhọn
êm ái và ngọt ngào
cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu?
...
Tôi là chim bói cá
Em là ánh trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
mà muôn trùng chia xa...
(Khúc Thụy Du, Thơ Du Tử Lê, Anh Bằng phổ nhạc)
Hình ảnh ánh trăng và mặt hồ tuy đơn sơ, đã gói trọn tâm trạng tuyệt vọng nhưng thật là thủy chung của nhà thơ.
Cũng vì sự thủy chung, tôn thờ tình yêu mà nhà thơ đã thăng hoa người tình thành Thánh Nữ:
Ôi Thánh Nữ đi bên lề nắng gió
đã chẳng cùng, thôi! hỏi tới nhau chị
Sự thủy chung của Du Tử Lê không chỉ giới hạn ở tình yêu nam nữ, mà chúng ta còn tìm thấy sự chung thủy nơi tình yêu dành cho những người thân khác trong gia đình như trong bài thơ: “Thấy Bình Minh Trên Sa Mạc
gọi ai gió nổi bốn trời
chiếc nhau tôi lạnh phía đời bên kia
mẹ nằm lặng lẽ trong khuya
lắng nghe biển dội lời thì thầm, quên
xương tàn một rúm chưa quên
cố lay lắt sống để đền lỗi con...
Đấy là nỗi thao thức, niềm ăn năn khôn nguôi của một người con biết mình không làm tròn phận hiếu với mẹ già.
Đối với những người con còn sót lại ở quê nhà, niềm xót xa thương cảm thật là sâu đậm:
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối.
Tình yêu quê hương đất nước đối với Du Tử Lê cũng thật là nồng nàn, tha thiết như trong bài thơ “Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển”, vừa kể:
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi sao trở lại quê nhà
khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì.
Bài thơ trên Du Tử Lê sáng tác vào năm 1977, khi nhà thơ lưu vong tỵ nạn của chúng ta không còn chút hy vọng trở lại quê hương thân yêu một lần cuối trong cuộc đờị
Trước năm 1975, khi còn là anh sinh viên du học nơi xứ Mỹ văn minh tiến bộ nhất nhân loại, đầy đủ tiện nghi và được sự thương yêu của người tình mắt xanh, tóc vàng tên Donna thật dễ thương, nhà thơ của chúng ta vẫn thủy chung với đất nước nghèo khó của mình:
không bao giờ đâu Donna, Donna
dù anh có yêu em
hơn bất cứ thứ gì trên đất Mỹ
thì anh cũng vẫn trở về
anh vẫn phải trở về quê hương anh
cái giải đất khô cong hình chữ S
...
cái giải đất rách nát nghèo đói vì chiến tranh
liên tiếp hai mươi năm
...
nơi mẹ anh đã già, một đời cơm ăn chan bằng nướt mắt
nơi anh em, nơi chú bác, cô dì gần xa ruột thịt
đã và còn đang từng giờ gục ngã
chiến đấu cho sự trường tồn
và lý tưởng tự do của giòng giống
...
không bao giờ đâu Donna, Donna
dù anh có yêu em
hơn bất cứ thứ gì có trên đất Mỹ
thì anh cũng vẫn trở về
quê hương anh ruộng cằn đất cỗi
người chưa lớn đã già
trẻ chưa cao đã cọc...
(Vỡ Lòng Cho Một Người Con Gái Mỹ, Thơ Du Tử Lê)
Trong thời gian mươi năm trở lại đây, sự thủy chung của Du Tử Lê chỉ hướng vào bạn bè, thân hữụ Hầu như mỗi bài thơ mới, nhà thơ đều lấy cảm hứng tại những nơi chốn với bằng hữụ Du Tử Lê đã đánh dấu những thâm tình ở mỗi bài thơ bằng ghi chú như : “gửi thầy tôi, thầy nx.vinh...” hay “và lv.ninh, đt.pháp” hay “và nq.ngọ” v.v...
Những buổi ra mắt liên tục thơ, nhạc Du Tử Lê ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ, Canadạ.., như buổi thơ nhạc ngày hôm nay là một chứng tích hùng hồn cho sự thủy chung trong tình bằng hữu của Du Tử Lê.
Không phải chỉ chung thủy với những thân hữu mới thành đạt, mà là với tất cả bằng hữu từ thời thơ ấu ở mọi ngành, mọi giớị
Bây giờ tôi xin trích đọc toàn bài Thơ Ở Một Thời Của Những Người Không Tuổi Trẻ mà Du Tử Lê đề tặng rất nhiều người để nói lên cuộc sống tình cảm với bằng hữu của nhà thơ lúc tuổi chiều xế bóng, nơi đất lạ quê người:
chúng tôi lớn: còi cây rừng, cỏ dại
tuổi thơ chưa kịp ngọt đã chua, lè !
mỗi trang sách bật lên nghìn dấu hỏi
nguyên không gian chưa chỉ dấu đi, về
chúng tôi lớn vào đời không lựa, chọn
hoa tình cờ nẻ đá mọc hoang mang
suối không mạch; thác không nguồn; chảy ngược
ngón vực ngờ khỏ vỡ trán cô đơn
chúng tôi lớn : ửng mặt trời đáy ngực
ngông nghênh chê lạch nhỏ. Vượt biên, thùy
trí vạm vỡ : khinh ba chiều hạn, hẹp
(dù tháng ngày : thường trực ủ ê khuya !?!)
chúng tôi lớn : sông ngàn năm đứt khúc
thồ nỗi buồn lên núị Cột mây chơi
dăm đứa mượn lời ca và nốt nhạc
rất nhiều thằng vui súng, đạn, khơi khơi
thằng yếu đuối núp vô màu áo đạo
đứa hoang đàng chết tốt bụng dao phay
tên khụng khượng hỏi : - Đâu rồi Thượng Đế ?
đứa lên rừng. Đứa kèm trẻ, xâm tay
chúng tôi lớn : nứt xương rồng, sa mạc
tìm văn chương làm hố lấp tâm hồn
chữ với nghĩa có đâu là lối thoát
dăm đường dao, nhát cọ cũng hư , không
chim làm tổ. Chúng tôi tìm khói thuốc
mửa mặt đời. Nôn thốc tháo nhân sinh
thằng sở Mỹ lên gân. Thằng xách cặp
tên lao công : trốn lính. Đứa dại hình
năm mươi tuổi : hai mươi năm lưu lạc
những anh hùng, tài tử hóa lem. nhem
đời dẫu nhận hay xua thì cũng vậy
chúng tôi buồn hơn núi thọ tang sông
năm mươi tuổi : chúng tôi không tuổi trẻ
thiếu quê hương : - phế bỏ võ công mình.
(
Du Tử Lê như ta thấy, dù với bất toàn nào trong cuộc đời, vẫn là một nhà thơ, một thi sĩ lớn của thời đại chúng tạ Như Mai Thảo, một nhà văn lớn, một nhà thơ lớn đàn anh, đã viết về Du Tử Lê như sau:
“ Và tiếng thơ Du Tử Lê bây giờ, theo tôi là tiếng thơ vô địch. Hắn bỏ lại sau lưng những người cùng thờị Trong sự bỏ lại sau đó, có cả tôi nữạ Tôi ví thơ Du Tử Lê là Tiếng Thơ Aùo Vàng. Và ngôi vị vô địch của Du Tử Lê, tôi nghĩ khó ai có thể theo kịp hay thay thế nổị”
(Mai Thảo -30.01.94)
Du Tử Lê đã chung thủy chọn lựa cho mình một hướng đi. Ông tình nguyện dành trọn cuộc sống cho văn chương, chữ nghĩạ Suốt cuộc đời, Du Tử Lê đã thủy chung với Thơ và theo tôi nghĩ, Du Tử Lê đồng nghĩa với Thơ. Chữ Thơ Viết Hoa!
LÊ VĂN NINH.
(