vinh hồ - thư gửi thi sĩ Du Tử Lê, từ Florida

13 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 4120)
vinh hồ - thư gửi thi sĩ Du Tử Lê, từ Florida

Orlando, ngày 5 tháng 1-1998

Thưa anh,

Thời gian trôi quá nhanh, mới đó mà đã 7 tháng qua đi ngon lành. Được ba lần diện kiến anh ngày ấy, quả là niềm hạnh phúc nơi em; bởi thơ thì đã yêu từ những năm 65, 66: những bài đăng trên Văn; nhất là sau 1973, có thi tập Thơ Du Tử Lê 1967-1972 trong tay, lại càng đọc say sưa mê mẩn, mà người, thì phải mấy chục năm sau mới đựợc thấy mặt, bắt tay.

Em có thời gian yêu thơ Huy Cận với: 

 sóng gợn tràng gian buồn điệp điệp
 con thuyền xuôi mái nước song song
 thuyền về nước lại sầu trăm ngả
 củi một cành khô giạt mấy dòng
 (H.C.) 

Nhưng khi được nhìn con người thật, mập híp mắt, Huy Cận ấy thì thật là... não nề. Với anh thì khác. Một mẫu đàn ông có tầm vóc trung bình, có cá tánh, thích cà phê đen, thuốc lá. Lưng hơi gù, mắt nhìn xuống đăm chiêu, nhất là nụ cười tự tin, pha chút khinh bạc, và cảm thông. Có thể đặt tên là Nụ cười Du Tử Lê. (Có lẽ ngày xưa ông Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát đã từng có những nụ cười tương tự như thế?) Còn có sự giản dị trong ăn mặc, sinh hoạt, sự ngắn gọn, minh bạch trong lời nói, sự im lặng trong lắng nghe, và... suy tư.

Quyển sách “Du Tử Lê: Tác Giả và Tác Phẩm,” tập 2, có nhiều tranh ảnh phụ bản chân dung tác giả, đã lấy được cái thần của anh cách độc đáo mà em thích nhất, về tranh: của Tạ Tỵ, Vũ Đức Thanh, Long Aân, Nguyễn Trọng Khôi, Ngọc Dũng, Đinh Cường; về ảnh: của Phạm Thoan, Huy Trung, Nguyễn Hữu Việt, Phạm Bội Hoàn. Bài viết thì hay cả, nhưng em thích nhất là của Lê Huy Oanh, Nguyên Sa, Mai Thảo, Tạ Tỵ, Nguyễn Mạnh Trinh, Đàm Trung Pháp... Những nhà phê bình và văn nghệ sĩ lừng danh.

Tự nhiên, em cũng muốn ghi lại vài cảm nhận của mình, phía đọc giả: đơn sơ, mộc mạc, thầm lặng, vô danh, mà em nghĩ rằng, một nhà thơ tên tuổi, suốt đời cống hiến cho sáng tạo nghệ thuật, có lẽ anh cũng vẫn muốn biết. Thú thật là sau vài chục năm, nay đọc lại những bài thơ ngày trước mà mình thích, em vẫn còn y nguyên cảm giác đẹp, lạ, cao sang ấy.

Thơ anh có thể ví như một cánh đồng phì nhiêu, một khu rừng quyến rũ, hay một chiếc áo gấm có mầu sắc lóng lánh, một xâu chuỗi ngọc xinh đẹp. Thơ anh vừa cụ thể vừa trừu tượng, rất hiện thực, cũng rất siêu thực, tượng trưng. Từ đó, em nghĩ rằng anh đã thâu tóm được cái cốt lõi của Truyện Kiều hơn ai hết, vì Kiều là một áng văn tả cảnh và tả tình đặc sắc, rất hiện thực lại rất lãng mạn, và bóng bẩy vô cùng. Mấy câu: 

 như con chim bói cá
 trên cọc nhọn trăm năm
 tôi tìm đời đánh mất
 trong vụng nước cuộc đời 

có phải là vừa cụ thể vừa trừu tượng không anh?

Nó đã ghim vào đầu em từ gần 1/4 thế kỷ. Nó đã ảnh hưởng rất tàn bạo vào thơ của em: 

 như con chim vành vạch
 trên dòng đời lung linh
 không tìm thấy bóng mình
 ngả dài trên dốc lở 

Anh là thi sĩ thứ hai sau Hàn Mặc Tử đã làm mới thơ ca Việt Nam khi đưa Thiên Chúa Giáo vào thơ một cách huyền diệu. Anh là nhà thơ thứ hai sau Nguyên Sa đã đưa các đồ vật, thú vật rất tầm thường vào thơ và trở nên đáng yêu lạ thường.

Anh đã sáng lập ra một thứ tôn giáo rất đời, mà “nàng” là vị giáo chủ cao cả và anh là tín đồ ngoan đạo. Thơ anh có một nửa của trái tim và một nửa của trí tuệ. Do đó, người đọc luôn luôn cùng thơ đứng giữa hai bờ tình cảm và ý thức; vừa bị xúc cảm, vừa bị rơi vào cái hố thẳm của suy tư, trăn trở, khắc khoải triền miên.

Thơ anh có một vùng đất ở phía ngoài ngôn ngữ thơ, đó là tiếng nói phản kháng thầm lặng của thân phận rất hẩm hiu của con người trước thượng đế. Thơ anh có một cõi im lặng, vô ngôn, rất tê buốt não nùng, là tiếng ôi, tiếng rên, tiếng thở dài; là nỗi đau đứt ruột xé gan đã từng có trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du. Ở một trạng thái cùng cực, thơ anh muốn trầm mình, muốn từ bỏ cái thực tại rất phũ phàng của mình, như những câu: 

 - tôi Lê. lê. Lê. Lê nào?
 - cõi tôi, cõi nát, cõi tàn
 - khi tôi chết hãy đem tôi ra biển 

Đọc thơ anh, em thấy nỗi buồn, nỗi đau chập chùng, lớn quá, nó giằng xé con người “kiến tố bão phát”, trẻ thơ, vô tội, trước một thực tại u ám khôn lường, là nỗi cô đơn cùng tột, là sự phi lý tột cùng, như những câu: 

 - ở chỗ nhân gian không thể hiểu
 - chỉ như một khác tấm gương soi
 - tiếng kêu nào bên kia thời tiết
 - hồn không còn cõi trú / xác không còn mái che 

Từ thời tiền chiến đã có một tiếng thơ lẻ loi, cô đơn, lạnh lẽo: gọi đò một tiếng lạnh hư không của thi sĩ Quách Tấn, nhưng không tức tưởi như thế.

Những dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch chéo có khác chi những nhát chém của định mệnh khốc liệt, chém nát ngôn ngữ, chém nát cuộc đời, chém nát hồn người, bật thành những tiếng khóc nghẹn ngào, đứt quãng...

Nơi cõi thơ ấy, tất cả sự vật trở nên sống động, có hồn, tình yêu được thi hóa, thánh hóa. Ngay cả quê hương.Quê hương chập chùng, lồng lộng, hiện hữu, chiếm giữ suốt tâm khảm tác giả.

Anh đã nhìn trừng trừng, và quê hương hiện hình, không che đấu, lừa phỉnh: 

 - cái giải đất nóng khô cong hình chữ S
 - ...cái giải đất rách nát nghèo đói vì chiến tranh 

Vì dám nhìn thẳng mặt, nên thơ quê hương của anh, chưa có ai viết hay như thế, và cũng chưa có ai bị quê hương làm cho đau khổ cùng tận như anh: 

 Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết 
 đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn. 

Thơ anh đúng là tiếng kêu, tiếng gào, tiếng thét não nùng của thân phận con người khổ đau trước thượng đế. Em yêu thơ anh vì thơ anh đã nói như thế, đã nói giùm em những điều như thế. Thơ anh rất mới, lạ. Và sau 20 năm, thơ anh vẫn mới, lạ như thế. Có thể nói thơ anh hay trong tất cả mọi đề tài, mọi thể loại, dù bài đó là thể tự do, thơ mới hay lục bát. Ở thể nào, bài nào, thơ anh cũng nổi bật cách kết cấu bố cục thật chặt chẽ, nhất quán, trùng trùng, và bất ngờ. Tuồng như những con chữ của thơ anh đều có phát sáng óng ánh. Em nhận ra thơ anh tất cả đều bắt nguồn từ thực tại đời sống, bay bổng trên đôi cánh lãng mạn và mất hút vào bầu trời Thiện, Mỹ.

Thơ anh, tất cả đại khái như thế. Và cũng chính vì thế mà em yêu thơ anh. Và tất nhiên em biết, còn rất nhiều khác thế, mà em chưa biết, chưa nhìn thấy.

Kính thưa anh,

Em rất tin và nghĩ rằng, anh rất thông cảm, bao dung, vì một đời anh đã dám hy sinh cho cái Đẹp, cái Thiện, cái Chân, thì không bao giờ anh chấp những gì xuất phát từ một đàn em nhỏ nhưng rất thật thà. Em muốn viết những cảm nghĩ trên, để tỏ tấm lòng biết ơn anh đã ưu ái dành cho em những tình cảm sâu xa trong lần anh về Orlando trong cuối tháng 5 vừa qua.

.................................

Cuối cùng, em xin kính chúc anh chị và gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc. Một năm mới và một cái Tết cổ truyền tại đất Mỹ vui tươi.

Kính.

VINH HỒ

(Orlando.) 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21498)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16154)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17817)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10507)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19054)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5350)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2040)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2648)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2416)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23754)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20167)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9008)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10115)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9372)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12579)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32025)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21643)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26831)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24225)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23033)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21171)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20306)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17804)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16859)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26142)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33427)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35685)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,