Đỗ Vẫn Trọn, vực sâu và, đỉnh cao.

10 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 12847)
Đỗ Vẫn Trọn, vực sâu và, đỉnh cao.

Tôi may mắn được quen biết và, thân thiết với nhiều bạn trẻ. Một trong những người trẻ tôi quen biết và, trở nên thân thiết rất sớm, là Đỗ Vẫn Trọn, em một người bạn của tôi.

Đó là năm, tháng Pleiku, cuối thập niên 1960s, khi Đỗ Vẫn Trọn còn là một học sinh trung học. Ngay từ niên thiếu, trong ghi nhận của tôi, Đỗ Vẫn Trọn đã sớm cho thấy cá tính hiển lộ với phong cách, tư thái của một trái cây chín sớm. Phong cách, tư thái của một thanh niên trên những đèo dốc Pleiku, sương mù. Bên những lũng, đồi hoa quỳ vàng tươm nắng, gió. Những đêm khuynh diệp thả hương lên những dàn thiên lý hàm tiếu nhan sắc và, bụi đỏ. Những đêm mưa chập chùng khua rộn núi rừng cao nguyên mà, tiếng vọng hoang dã, đã như một quyến rũ, bí mật mời gọi.

dovantron-content
Nhà văn Đỗ Vẫn Trọn

Từ đại ngàn hay quảng trường thiên nhiên bát ngát này, Đỗ Vẫn Trọn đã hăm hở xấn tới bằng những bước chân tự tin, khám phá đầu nguồn, mạch sống.

Từ đà phóng hăm hở, sung mãn niềm tin với đôi cánh tuổi trẻ và, lực đẩy gia đình, tôi nghĩ, tương lai Đỗ Vẫn Trọn sẽ là tương lai của một thành tựu trên nền tảng chuyên môn, khoa bảng.

Từ đà phóng khôi ngô, sáng láng, với đôi cánh tuổi trẻ chấp chới phiêu lưu, tôi nghĩ, tương lai Đỗ Vẫn Trọn, nếu chệch hướng thì, sẽ là tương lai của một “tay chơi” trên lộ trình thời thượng…

Rồi biến cố tháng 75 xẩy tới. Trận hồng thủy tai ương bất ngờ ném lịch sử miền Nam vào đen tối. Lịch sử nghiệt ngã, nham nhở tự vẽ cho nó những chương lầm than xã hội, khác. Bão tố thời thế hất mấy chục triệu đồng bào miền Nam lên những đỉnh triều tan tác. Trong đó, có tôi. Có Đỗ Vẫn Trọn…

Định mệnh thớ lợ tiếng cười nhạo báng trên những thân phận dạt trôi, trăm ngả; kế bên những co, rút, che dấu mọi bóng, hình. Chúng tôi thất lạc nhau. Như những chiếc lá lìa cành. Và, không một chiếc lá nào dù, còn xanh non hay, đã úa vàng, đoán được đường bay của chính nó!

Giữa lúc tôi cam đành cảnh đời của một kẻ thất thổ, thiếu quê hương thì, trại đảo Đông Nam Á đem lại cho tôi một lá thư. Lá thư, nghiêng ngả những con chữ viết vội, như thể chúng vẫn còn ngầy ngật cơn say, bởi những ngọn sóng cấp năm, cấp sáu giữa đại dương. Lá thư siêu, đổ những con chữ, tựa như chúng vừa bước chân khỏi con thuyền rách nát, đang đợi chìm sâu, rã mục một góc khuất lánh cảng Songkhla, Thái Lan.

Tên người ở mặt trước lá thư, góc trái trên cao, cho tôi một ngỡ ngàng lớn: Đỗ Vẫn Trọn. Một trong người trẻ tôi quen biết và, thân thiết, rất sớm. Quê nhà. Nếu trí nhớ chưa lìa bỏ ký ức tôi, thì thư đó, được Đỗ viết khoảng tháng 3 năm 1981.

Nội dung thư ngắn của Đỗ, còn cho tôi một ngỡ ngàng, kinh ngạc hơn nữa, khi Đỗ cho biết, đem theo được 2 em trai, tới trại đảo: Khung cửa tương lai, sẽ mở vào một cảnh đời khác. Và, những hạt hy vọng nên người đã nẩy mầm tốt tươi, chắc, gọn trong lòng tay.

Tôi nói, việc Đỗ báo tin đem được hai người em tới bến bờ tự do là một ngỡ ngàng, kinh ngạc vì, tuyệt nhiên, tôi không hề nghĩ có ngày, người trẻ tuổi kia, đang từ một “thiếu gia” bỗng chốc, trở thành người giang rộng đôi tay (như đôi cánh xòe rộng của gà mẹ bảo vệ đàn con!) lo cho các em.

Tôi vui lắm. Tôi mừng lắm! Dù lo lắng không biết cách nào, Đỗ có thể bảo bọc, chăm sóc hai em, như một người cha đơn thân, khi cái tiểu gia đình kia, vào được đất liền.

Tôi nhớ, đó là cuối tháng 6-1981. Thời gian này, miền nam Cali được mưa, bão bất ngờ thăm viếng sớm. Gió đêm thường bẻ gẫy những cành me dại, để lại trên Drive way ngôi nhà của chúng tôi ở đường Ranchero Way. Đó cũng là thời gian Đỗ chọn định cư tại Orange County, cho hai em đi học. Và, chúng tôi bắt đầu những ngày cùng nhau tái tạo đời, mới.

Trái với lo lắng ban đầu của tôi, Đỗ đã rất mau chóng thích ứng với đời sống và, trách nhiệm. Trách nhiệm của một “người cha đơn thân” lo cho các em.

Ngay tự những ngày đầu tiên, xứ người, Đỗ đã cho thấy Đỗ là một người khác. Từ gốc “thiếu gia” Đỗ nhậm lẹ trở thành một thanh niên không nề hà bất cứ một công việc lao động, thấp kém nào! Cùng một lúc, Đỗ làm rất nhiều việc. Từ hăng say giúp tôi trong việc phát hành hai tờ báo của tôi thời đó (Tạp chí NC và Tuần báo TP), tới việc lái xe đưa đón bệnh nhân đến các phòng mạch bác sĩ. Từ việc đi chợ mua thức ăn, nấu nướng cho hai em, tới việc giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa… Một mình Đỗ đóng cả hai vai, cha và, mẹ!

Gần đây, khi tình cờ được đọc một tùy bút cảm động, Đỗ viết về cái chết của thân phụ, tôi mới biết rõ hơn, “thân thế” của người bạn trẻ thân thiết này.
Đỗ kể:

“… Tôi là đứa con thứ mười một, trong số hai mươi người con mà Ba tạo thành. Tôi được Ba thương nhất, có thể vì tôi giống Ba và tôi cũng được may mắn sống bên Ba nhiều năm tháng. Mỗi chuyến đi xa tôi đều đưa Ba Mẹ đi cùng (…)

Sau năm 1975, gia đình tôi bị đánh tư sản. Hãng nước đá, lò bánh mì, khách sạn, hàng chục ngôi nhà bị tịch thu. Ba tôi nhìn thấy viễn ảnh bị đày đi vùng kinh tế mới là chuyện sẽ xảy ra, nên tìm một miếng đất làm rẫy. Hàng ngày, tôi cùng Ba đi bộ hơn mười cây số đến nơi khai hoang để cuốc đất, trồng lúa, trồng rau. Những buổi trưa giữa triền đồi sỏi nắng, hai cha con ngồi ăn những bát cơm đượm tình. Ba tâm sự: ‘Trong nhà chỉ có con là làm rẫy được với Ba, nhưng ba biết con sẽ vượt biên. Ba sợ con bị bắt, Ba sợ con chết trên biển cả. Thôi con lập gia đình đi, rồi sống cho qua ngày tháng như Ba đang chịu đựng. Hãy quên tất cả đi con. Chọn nương rẫy làm bạn, để tránh con mắt soi mói của người đời’…

Ba hiểu chế độ cộng sản nên giả điên, giả khùng. Mỗi lần nhà ăn cơm mà có một ông nón cối vào, là như có bóng hung thần. Ba sợ hãi giấu nồi cơm trắng. Ba bắt mọi người phải ăn cơm độn với khoai lang. Trước nhà, Ba để một đống phân bò thật lớn, mỗi sáng anh em chúng tôi phải tiểu vào. Mùi hôi nồng nặc làm tôi không chịu nổi. Sau này, tôi mới hiểu, Ba cố tình như vậy để tránh những con mắt cú vọ của phường xóm, của những cây ‘ăng ten lá lúa’. Ba muốn che đậy cái bóng tư sản vẫn là con mồi để bọn họ rình rập, bới móc.

Ba đã hơn một lần định tự thiêu ngay trước khách sạn của nhà tôi. Mẹ khóc ngất can ngăn. Ba tôi uất ức vì tài sản bị cưỡng đoạt. 39 năm qua, Ba tôi đã liên tục khiếu nại, nhưng vô ích. Họ biến tài sản được xây dựng bằng mồ hôi nước mắt của Ba Mẹ tôi thành của công, rồi phân chia làm của riêng với mỹ từ là ‘cổ phần hóa’. Trước vong linh của Ba, tôi thề sẽ tiếp tục đòi lại viên gạch cuối cùng của nhà tôi. Ba đã đau khổ 39 năm qua. Tôi nghĩ, tôi còn có 39 năm nữa để đòi lại cho bằng được. Và những kẻ cướp đoạt, nếu còn sống sẽ phải tới mộ phần Ba tôi khấn đầu tạ tội…”

Tùy bút “Lậy Ba con đi” của Đỗ làm tôi nhớ, đầu năm năm 1982, tạp chí Nhân Chứng đăng bài viết đầu tiên của Đỗ Vẫn Trọn, tựa đề “Lá thư gửi mẹ”, đã được chương trình Việt ngữ đài BBC Luân Đôn, chọn đọc trong đêm giao thừa, Nguyên đán năm đó. Một tùy bút cảm động, diễn tả tấm lòng của đứa con xa mẹ, những ngày cuối năm lạc lõng, nơi quê người.

Dõi theo đường bay văn chương của Đỗ Vẫn Trọn, tôi mới thấy, Đỗ không chỉ có khả năng làm chảy những hạt lệ muộn, nơi tâm hồn những người mẫn cảm khi đề cập tới tình sâu của đấng sinh thành mà, Đỗ còn có khả năng phân thân, nhập vai người nữ, nhuần nhuyễn với những đoạn văn mang tính độc thoại, nền tảng truyện ngắn “Vết tràm” - - Một truyện ngắn nằm trong tuyển tập truyện cùng tên, từng tạo được sự chú ý của giới cầm bút:

“… Mồ hôi tôi đã rịn xuống trán, xuống lưng và thấm qua làn vải. Đau quá đi thôi. Làm sao có thể la lên, khóc lên được. Ai cho tôi con dao, ai cho tôi cái kéo? Tôi quờ quạng đôi tay tìm kiếm, không có gì hết. Không có gì chận được cơn đau. Tôi cắn chặt môi, xua đi những âm thanh quái đản, xua tan hết những đau đớn vô vàn này. Ai san sẻ với tôi lúc này? Tại sao đã chết còn khổ sở như vậy? Gọi tên ai bây giờ, tên cha mẹ, tên anh em, họ hàng hay gọi tên người yêu? Tại sao đến bây giờ tôi mới nghĩ đến chàng. Giờ tận cùng cuộc đời mới gọi tên nhau. Những linh hồn quanh tôi đã lũ lượt đi gần hết. Còn tôi ở đây giằng co giữa người sống và kẻ chết. Thôi em đi đây, Minh ơi, vĩnh biệt. Tôi ú ớ tên chàng để rồi hét lên hãi hùng. Không kềm hãm. Tiếng kêu thất thanh làm nhiều người thức giấc. Trời vẫn còn đen sẫm, tiếng tụng kinh và tiếng gõ mõ bên chùa vẫn đều đều. Như thế tôi đâu có mơ, sự thật vẫn quanh tôi, để chứng tỏ tôi đã thức, một đêm quá dài, quá kinh khủng…”

dovantron_02-content
Từ phải: Trương Gia Vy, Đỗ Vẫn Trọn, Phan Nhật Nam... (Đám tang Nguyễn Xuân Hoàng)



Văn chương của Đỗ không chỉ tâm thành trong lãnh vực ân, nghĩa với đấng sinh thành, với tình yêu mà, chữ nghĩa của Đỗ còn đằm thắm độ sâu với bằng hữu. Gần đây nhất, trước cuộc chia tay vĩnh viễn với cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, Đỗ nhớ lại:

“… Giữa năm 1985, anh Mai Thảo gọi tôi. Em đến đón anh đi ăn cơm với anh Nguyễn Xuân Hoàng vừa từ Việt Nam sang. Anh em gặp nhau mừng rỡ. Anh kể cho tôi nghe những ngày ở Báo Văn, những ngày ngụp lặn ở khu Mã Lạng. Ở Nguyễn Trãi, ở Phạm Ngũ Lão với những nỗi buồn của người ở lại, nhớ những anh em ở bên kia đại dương. Và, thân phận của một nhà văn, nhà giáo dưới một chế độ mới đầy rẫy công an. Ai cũng có thể bắt mình. Ngay người phu ở trường cũng có thể lập một bản án giam thầy giáo. Từ những sợ hãi đó, anh không dám dạy học nữa.

Buổi gặp gỡ đầu tiên của anh em chúng tôi tại Quận Cam thật đáng nhớ. Tôi ngồi yên lặng để nghe anh kể chuyện. Chuyện thầy giáo dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Chuyện học sinh bây giờ đâu còn: “Tiên học lễ, hậu học văn” hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Học sinh có thể phê bình và đấu tố thầy giáo. Nghĩ tới điều này, tôi thấy mất mát một điều gì đó rất tôn quý ở Việt Nam. Thời chúng tôi đi học, gặp thầy cô vòng tay chào và kính mến như cha mẹ của mình.

Lời anh Mai Thảo, tôi luôn khắc ghi: ‘Bọn nhà văn chúng ta, có một thứ tiền tệ riêng mà không ai xài được.’ Với trưởng thượng Mai Thảo, khi đã xem người nào là bạn, là em thì tất cả như một mắt xích dính liền, phải là anh em chí tình, chí nghĩa với nhau…” (Trích “Gió cuối đời khẽ gọi”)

Đỗ nhắc tới cố nhà văn Mai Thảo, là nhắc tới một trong những ăn ở thủy chung của Đỗ với anh em. Trong số những người trẻ tôi được quen biết, thân thiết, có dễ chúng ta không có nhiều lắm, những người trẻ tận tình, tận nghĩa trước mặt như sau lưng, với bằng hữu như thế! Nhất là trong xã hội thực dụng, như xã hội hôm nay!

Tình yêu (tôi xin được dùng hai chữ này) Đỗ dành cho cố nhà văn Mai Thảo, Nguyễn Xuân Hoàng… nhiều lần khiến tôi ngậm ngùi, cảm động.

Tôi vẫn nghĩ, một người trẻ, hiếu đễ với cha mẹ, quên mình, lo cho các em, ăn ở chân tình tới mức làm mủi lòng người khác, không thể là người xấu, nếu không muốn nói, đó là một tâm-thái đáng quý, nơi một người trẻ tuổi.

Vì thế, tôi không hề ngạc nhiên, khi dõi theo những bước chân thành tựu của Đỗ, trên lộ trình nhân thế eo óc, chênh vênh.

Vì thế, tôi không ngạc nhiên khi biết, ngay sau khi lo cho hai em (một tốt nghiệp luật sư, một trở thành bác sĩ), Đỗ lao mình vào công việc, để có phương tiện trợ giúp những người ngặt nghèo, thất thế.

Vì thế, tôi cũng không chút ngạc nhiên, khi biết, Đỗ là một trong những người đầu tiên ở miền bắc Cali, nâng cấp lãnh vực truyền thông, giai đoạn chập chững, trở thành chuyên nghiệp. Tôi đã không một chút bất ngờ, khi Đỗ được tuần báo Time số đề ngày 25 tháng 7 năm 1988, phỏng vấn, viết bài, vinh danh Đỗ như một thứ “Guru” trong lãnh vực vừa kể.

Vì thế, tôi cũng không chút ngạc nhiên, khi biết, Đỗ chưa một lần thất bại trong những vận động, tụ tập hàng chục ngàn người ở những quảng trưởng bát ngát, gây quỹ giúp đồng bào tỵ nạn Đông nam Á, giúp nạn nhân bão lụt, quê nhà. Mổ mắt, đem lại ánh sáng cho hơn 20,000 đồng bào vốn khó khăn vật chất, lại gặp nguy cơ mù mắt vì đục thủy tinh thể…

Tôi biết, tôi không thể liệt kê hết dù chỉ những việc làm, đóng góp chính của Đỗ tính tới hôm nay, sau vài chục năm ở xứ người. Nhưng tôi biết, ở lãnh vực nào, với mục đích gì thì, Đỗ cũng khởi sự với tất cả nhiệt tâm, hăng say, từ nhiều sáng kiến, táo bạo.

Vì thế, tôi cũng không chút ngạc nhiên một năm sau khi cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến được trao giải Truyền Thông Hoa Kỳ dành cho các sắc dân thiểu số thì, ngày 17 tháng 10 năm 2004, tổ chức NCM đã trao giải Tùy bút cho Đỗ Vẫn Trọn, tư cách nhà văn.

Tôi vẫn cho rằng, một nhà văn, khi nắm được yếu tính của ngôn ngữ và kỹ thuật liên tưởng hình ảnh thì, lúc chuyển qua thi ca, cơ hội thành công của họ rất cao. Với Đỗ Vẫn Trọn, tôi không biết Đỗ làm thơ bao lâu? Tôi nghĩ không lâu lắm. Và cũng không nhiều lắm. Vì thế, tôi ngạc nhiên, thực sự ngạc nhiên khi được nghe hai ca khúc phổ từ thơ của Đỗ, bởi hai nhạc sĩ Vũ Thành An và Nguyên Nhu, qua các tiếng hát như Ý Lan, Diễm Liên, Lều Phương Anh. Đó là các bài “Hạt giống tình” và, “Em đi qua.”

Ở bài “Hạt giống tình”, tôi chú ý tới mấy câu: “Ai có hỏi xin đời hãy nói/ mối tình đầu là hạt giống trăm năm/ hạt giống tình rơi trên đất tốt/ sẽ nở tươi thành đóa thi ca...”

Ở bài “Em đi qua”, với tôi là: “Em đi qua, dòng sông buồn muốn khóc/ thốt cùng ai, ai hiểu nỗi lòng ai/ Đêm thánh lễ có một người tự hỏi/ Tan lễ rồi Chúa hỡi có buồn không?”

Vẫn chỉ là những câu thơ tình nhẹ nhàng, thủ thỉ. Nhưng khi Đỗ cụ thể hóa tình đầu như một thứ “hạt giống trăm năm” và, nhân cách hóa dòng sông như người tình thì, với tôi, là hai liên tưởng khá mới mẻ. Tôi đã không ngạc nhiên khi cả hai ca khúc đi ra từ thơ Đỗ đã được nhiều khán, thính giả đón nhận.

Nhưng, tôi có ngạc nhiên (rất ngạc nhiên), khi mức độ thành tựu của Đỗ ở nhiều mặt, từ văn chương, xã hội, tới tâm thái tha thiết muốn chia sẻ phần nào với những mảnh đời bất hạnh… lại tỷ lệ thuận với những chủ tâm bôi bẩn, ném đá của một số người!?!

Sau này, tôi nghiệm ra, phải chăng bản chất con người là đố kỵ, ganh ghét ? Nên mới đây, trong một gặp gỡ tình cờ với Đỗ Dzũng, Mai Phi Long (hai người bạn trẻ khác của tôi), tôi có nói với họ đại ý:

Dường như không một thành tựu nào của bất cứ ai, trong tập thể chúng ta mà, không bị ném đá!!! Hình thái cũng như số lượng những vụ ném đá sẽ gia tăng theo những gặt hái mà người đó đạt được!!!

Đỗ Vẫn Trọn, không ngoại lệ. Như mặt khác, mặt bên kia của đồng tiền định mệnh, khắc nghiệt.
.

Tuy nhiên, cách gì, tôi vẫn tin linh hồn cố nhà văn Mai Thảo, Nguyễn Xuân Hoàng… ở đâu đó nơi cõi khác, sẽ rất vui với bài viết này.

Mặc dù tôi biết, khi bài viết được phổ biến, tôi sẽ bị ném đá và, thành phần tát nước theo mưa, cũng sẽ nhiều như nấm dại…Chỉ vì tôi… “dám” ca ngợi tâm-thái, tài năng Đỗ Vẫn Trọn, một người trẻ, thời niên thiếu, ở quê nhà, sau biến cố tháng 4-1975 theo cha (từng dự định tự tử) lên đồi cuốc đất, mưu sinh... Và hôm nay, quê người, một Đỗ Vẫn Trọn, trưởng thành, đã chọn con đường, thiết tha sống cho kẻ khác…

Du Tử Lê,

(California, Nov. 2014)

Ý kiến bạn đọc
01 Tháng Sáu 20167:00 SA
Khách
Thật tuyệt vời anh ạ!
16 Tháng Mười Một 20148:00 SA
Khách
bài viết hay quá đọc mà cứ sơ hết hay trong câu chữ ,ngôn ngữ ý và lời... Nh ững con chữ dê4 hiểu gần gũi mà có sức thuyết phục lớn ,mênh mông...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 7180)
Hôm nay, cách nửa vòng trái đất, dù không hứa với ai, nhưng tôi biết, tôi sẽ nhớ (mãi nhớ) một phần đời chúng tôi, đã tháp nơi cây xà cừ “trấn môn” ngôi nhà 39 Lý Quốc Sư.
19 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 4420)
Cùng với những vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010,
22 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 8259)
Vấn đề là khi sống, chúng ta có dám tách khỏi nguồn, thoát khỏi dòng, chọn lấy cho mình, đường bay độc lập?
18 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 16757)
Nhưng điều gì đã xẩy ra giữa Nguyên Sa và Sáng Tạo, khiến nhà văn Mai Thảo không che dấu bùi ngùi trước sự kiện tác giả “Thơ Nguyên Sa” chấm dứt cộng tác với Sáng Tạo.
07 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 5950)
Khi tôi tỉnh dậy, nắng đã òa, vỡ. Tôi không thể biết đích xác bình minh nứt vỏ từ lúc nào; chỉ trực cảm, đã lâu, dường rất lâu, tôi mới lại có một buổi sáng dậy muộn
07 Tháng Chín 20229:13 SA(Xem: 2342)
Hôm mới về đây, tôi thù ghét Túy vô cùng. Tôi nhớ mãi ánh mắt ra điều kẻ cả, đàn anh của hắn, nhất là giọng nói kênh kiệu.
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 5751)
Thưa chị Kim Huệ, chị hãy hãnh diện, có một người chồng, như Nguyễn Hữu Khang.
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 7668)
Bạn tôi nói, bạn tôi muốn thay hai chữ “đời sau” bằng “làm thơ”. Bạn tôi giải thích với hai chữ này, bạn tôi tự nhủ, bạn tôi cũng đã vừa…“làm thơ” trong hoàn cảnh đang mê mê với công việc của mình!!!
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8110)
Pleiku, với tôi, chính là thành phố tự thân, có được cho riêng nó, cái nhan sắc đằm thắm. Kín đáo ấy. Mặc dù dư luận hay thành kiến, từng ghi nhận đó là nơi lưu đầy của những người kém may mắn.
05 Tháng Chín 20211:09 CH(Xem: 2561)
Một lần nữa, Chí Phèo, cho tôi được chúc: “Em đi bình an. May mắn”!!!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12249)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18974)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9164)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8321)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 600)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 972)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1157)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13984)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7886)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8806)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8495)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11053)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30705)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20812)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19779)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16110)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24494)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31944)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34931)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,